Việt Phương chới với khi bị rơi xuống nước, tay cô bé chỉ vừa nắm được bức tranh mà thôi, nước nhanh chóng xông vào lỗ mũi hốc mắt của cô bé, một cảm giác khó chịu ập đến khiến Việt Phương hoảng loạn sợ hãi, cô bé cố vùng quẫy tay chân torng nước theo bản năng. Tiếng nước bì bõm vang lên theo từng đợt chồi người ngoi lên của cô bé. Việt Phương muốn há miệng kêu cứu, nhưng vừa hé môi thì lại bị lặn ngụp xuống nước, nước tràn đầy vào cuống phổi cô bé gây ngạt thở.
Sự ám ảnh năm xưa tràn về, cảm giác thật đáng sợ, nước sông dưới nắng hè vốn dĩ trở nên ấm hơn nhưng Việt Phương lại thấy lạnh lẽo vô cùng. Chỉ sau vài cái trồi lên, lặn xuống, khóe mắt sống mũi cay nồng, lòng ngực đau nhóc khó chịu, Việt Phương cuối cùng cũng từ từ chìm xuống dưới đáy hồ. Nhưng tay cô bé vẫn quyết định giữ chặt bức tranh trên tay.
Trong giây phút tưởng chừng như mình đã chết, Việt Phương thấy nhớ ba mẹ, và chị gái vô cùng. Có lẽ cô bé sẽ không còn dịp được gặp họ nữa, chẳng biết họ có buồn không khi cô bé không còn trên đời này nữa. Nhưng ông bà nội, chú Nhân và đám nhóc nhất định sẽ vì Việt Phương mà khóc, mà đau lòng. Đây cũng là niềm an ủi lớn nhất của của bé. Việt Phương thấy cơ thể mình nhẹ hơn, bồng bềnh trong mặt nước, cơ thể càng lúc càng lạnh lẽo.
Một bàn tay từ đâu đưa tới nắm chặt lấy tay cô bé, siết mạnh giữ cô bé không rời đi, sau đó nhanh chóng kéo Việt Phương lên bờ. Việt Phương đã chìm vào vô thức cho đến khi ai đó ép ngực cô bé cho phần nước mà cô bé nước vào bụng từ từ trào ra. Việt Phương mới từ từ tỉnh dậy.
Cô bé mở mắt ra thì nhìn thấy một đôi mắt tròn xoe đen láy, tuy đọng nước nhưng lại sáng lấp lánh như một vì sao. Trong mơ hồ, Việt Phương chẳng nhìn rõ gương mặt của người cứu mình. Cho đến khi một bàn tay nhỏ tát nhẹ vào má cô bé cùng giọng nói lay gọi:
- Này, em không sao chứ? Lúc này Việt Phương mới từ từ ý thức được mọi chuyện, cô bé mở mắt ra nhìn rõ người cứu mình. Hóa ra người đó là cái thằng bé ở căn biệt thự đã đuổi cô bé đi. Chi Nga đi gọi Thiên Phong về ăn cơm, từ xa nhìn thấy nhanh chóng hiểu ra mọi chuyện, cũng hốt hoảng chạy đến lo lắng gọi:
- Bé Phương, em không sao chứ? Trời ơi, sao lại ra hồ một mình thế này, may mà phát hiện kịp, không thì sẽ thế nào hả?
Việt Phương vừa tĩnh thần trí nhìn thấy chị Nga, thì mếu máo lắc đầu. Dù có cứng đầu thế nào thì một cô bé như Việt Phương đối mặt với một trận sợ hãi như thế thì cũng run rẩy không ngừng. Cô bé lao vào lòng chị Nga, tuy không khóc những cũng mếu máo run rẩy không ngừng.
Chị Nga vỗ về Việt Phương, bế cô bé lên rồi nói với Thiên Phong:
- Bé Phong, cảm ơn em đã cứu bé Phương, nếu không có em thì….Haiz. Em chờ chị một chút, chị đưa bé Phương vào nhà rồi chúng ta về nhà ăn cơm.
Thiên Phong gật đầu rồi thu dọn những vật dụng vẽ của mình dưới đất lên. Lúc nãy lo tránh bọn trẻ mà quên thu mang chúng về, nhờ vậy Thiên Phong mới quay lại và nhìn thấy Việt Phương rơi xuống nước mà cứu. Cũng may, cậu bé là quán quân bơi lội của toàn trường, nếu không chưa chắc cậu có thể đưa Việt Phương an toàn vào bờ như thế.
Việt Phương nhìn Thiên Phong mím môi không nói gì khi được cậu bé cứu, lượng lự một chút, Việt Phương chìa tay ra trước mặt Thiên Phong, trên tay cô bé vẫn còn bức tranh mà Thiên Phong vừa vẽ. Bức tranh đã nhòe nhoẹt không ra hình thù gì nữa, so với bức tranh bị châu chấu làm hư còn tệ hại hơn, một góc chỗ Việt Phương cầm chặt đã rách một phần.
Thiên Phong nhìn bàn tay nhỏ xíu đang nắm lấy bức tranh của mình, cậu bé hiểu ra, Việt Phương vì muốn vớt bức tranh nên mới bị té xuống nước. Bức tranh vốn dĩ không cần lấy nữa, nhưng Thiên Phong lại không muốn phụ lòng Việt Phương nên đưa tay cầm lấy rồi khẽ cười nói:
- Cám ơn.
Việt Phương chớp chớp mắt có chút ngạc nhiên, rõ ràng người cần nói lời cám ơn là cô bé, cô bé còn ngại mở miệng thì Thiên Phong đã cám ơn trước. Chị Nga thấy gió thổi lên mạnh hơn thì sợ Việt Phương cảm lạnh thì vội vàng bế Việt Phương vào nhà để thiên Phong ở lại một mình.
Buổi chiều ngày hôm đó, sau khi ngủ trưa dậy, đám trẻ vốn háo hức vì những trò chơi mà chúng đã sắp đặt định trêu chọc lẫn trả thù Thiên Phong vì tội đuổi Việt Phương ra khỏi nhà, chỉ chờ tập trung đầy đủ là bắt đầu.
- Nhìn xem, đây là trứng hột gà ung mà tao lấy trong ổ gà nhà tao, tao con chôm một ít mắm nêm bán bún rêu của má nè, đem trộn hai cái mùi này lại rồi cho lên người thằng đó thì tuần lễ mới hết mùi – Thằng Nam cười ranh ma giơ hai hiện vật bốc mùi trên tay nó lên.
- Eo ơi, thúi quá đi mất – Nhỏ Thắm bịt mũi đứng tránh xa thằng Nam ra.
- Thúi vậy mới khiến thằng đó chết không bằng sống chứ - thằng Hải cười haha đáp.
- Ừ hen – Con Thắm gật đầu đồng ý.
Thấy Việt Phương đi từ xa đến, thằng Nam háo hức khoe kế hoạch của mình nhưng Việt Phương lắc đầu bảo.
- Bỏ đi, tao không muốn trả thù thằng đó nữa.
- Sao vậy – Bọn trẻ nhìn Việt Phương với ánh mắt tò mò lẫn kinh ngạc.
- Thằng đó hồi trưa cứu tao khỏi chết đuối.
- Sao mày lại chết đuối? Chẳng phải mày rất ghét đến gần mép sông hay sao, mày toàn đứng trên bờ nhìn tụi tao tắm có đến gần đâu, bộ đi vấp cục đá nào rồi rớt xuống hồ à – Con Thảo tròn mắt ngạc nhiên hỏi.
Con Thảo hỏi làm việt phương nhớ đến lời hứa mua viết màu tranhh vẽ ình của ba mà buồn. Tuy chỉ cần Việt phương nói ra, chú Nhân sẽ đi mua cho cô bé, nhưng quà ba mẹ mua cho vẫn hơn nhiều. Việt Phương chẳng muốn nghĩ tới nữa bèn nói.
- Đừng nói chuyện đó nữa. Tìm cái gì chơi đi, buồn quá.
- Không phá thằng đó nữa á – Thằng Nam kêu lên luyến tiếc – Vì để chơi trò này, nó làm đổ mắm tôm ra nhà tùm lum, khiến má nó nổi giận mắng một trận.
- Ừ, dù sao cũng thúi gần chết, mày trộn rồi lỡ nó dính vào người mày thúi hoắc đừng có đến gần tụi tao nữa – Con Thắm gật đầu nhăn mặt đáp, quả thật cái mùi trứng thúi khiến nó không chịu nổi luôn.
Tuy có tiếc, nhưng thằng Nam cũng đành bỏ mấy thứ đó mà theo tụi bạn đi chơi.
Bọn trẻ chơi đùa khá vui vẻ trên cánh đồng của làng, nơi có nhừng đồng lúa xanh rì rào.
Thiên Phong nhìn thấy cảnh vật bên ngoài thì thích thú lắm, dù hồi trưa xảy ra chuyện không vui, nhưng nghĩ đến Việt Phương vì bức tranh của mình mà rơi xuống nước, cậu bé thấy đám trẻ quê cũng không xấu lắm. Nhưng để tránh đụng độ, thiên Phong hỏi đường chị Nga đi đến chỗ xa hơn để vẽ tranh. Nơi cậu bé đến là là một khoảng đất trống, nơi giáp ranh giữa làng này với làng kia.
Ở đây tuy không đẹp được như chỗ làng nhà, nhưng vẫn mang cái hồn quê thơ mộng. Thiên Phong hài lòng mĩm cười bắt đầu những nét vẽ của mình.
Cả buổi ngồi vẽ, cuối cùng Thiên Phong cũng hoàn thành được bức vẽ của mình, lần này cậu cẩn thận hơn, cho bức vẽ vào trong ống đựng bản vẻ rồi lần đường trở về nhà. Đi được một đoạn, Thiên Phong nhìn thấy hai thằng bé đang đánh nhau rất dữ dội. Một thằng lớn mập mạp đang đè thằng nhóc nhỏ tuổi hơn mình lại gầy gò ốm yếu ra đánh. Thằng nhóc kia vừa muốn vùng thoát vừa khóc ròng rã.
- Nè! Buông thằng nhỏ ra, lớn ăn hiếp nhỏ mà không xấu hổ sao – Thiên Phong thấy vậy thì chạy đến quát lớn.
Thằng mập kia nghe quát thì dừng tay, nó ngóc đầu nhìn lên Thiên Phong rồi quẹt mũi đứng dậy chỉ tay vào mặt Thiên Phong hỏi:
- Liên quan gì đến mày mà mày xen vào hả? Mày có biết tao là ai không hả. Khôn hồn thì cút đi.
Nó giương nấm đấm về phía Thiên Phong, đầy hàm ý đe dọa, nhưng Thiên Phong không sợ vẫn cứ nói:
- Chẳng liên quan, nhưng tao thấy chuyện bất bình nên mới xen vào. Mày lớn vậy mà ăn hiếp một đứa nhỏ đúng là nhục, sao không giỏi đi ăn hiếp những thằng bằng mày ấy.
Thằng nhóc kia thấy Thiên Phong giúp mình thì mếu máo kể:
- Em đang đi câu cá, nó lại chạy đến cướp cá của em, em không chịu thì nó đánh em.
Thằng mập thấy thằng nhóc vạch tội mình, thấy Thiên Phong nhìn mình bằng ánh mắt xem thường thì nóng máu, tức giận nói:
- Tao thích bắt nạt nó đó, vậy thì sao hả. Cả mày tao cũng đánh luôn.
Nói xong thằng mập buông hẳn thằng nhóc kia ra rồi lao đến Thiên Phong định đánh. Thiên Phong đang đeo cái ống đựng tranh, liền cầm lấy ông giơ về phía thằng mập thủ thế. Thiên Phong tuy không biết đánh nhau, nhưng cậu bé cũng cao lớn khỏe mạnh, tuy so với thằng mập thì đúng là một trời một vực, nhưng mà cậu cũng vẫn không sợ, quyết chị đấu tranh cho chính nghĩa.
Thằng mập vốn định đánh tay nhau với thiên Phong, bỗng thấy trên tay Thiên Phong cầm một cái cây màu đen dài thì có chút e ngại nên khựng chân đứng lại. Nó gườm mắt nhìn Thiên Phong đánh giá. Nhưng nó thấy ánh mắt quật cường của Thiên Phong, cùng với cây thứ vũ khí trên tay cậu bé. Thằng mập bỗng đâm ra e ngại, nó chẳng ngu dại gì mà chịu thiệt vào thân. Nó hậm hực tức giận phun một bãi nước miếng xuống đất, mắng:
- Tụi bây giỏi lắm, coi chừng tao đó.
Nói rồi nó bỏ đi, thằng nhóc kia vui mừng đến cảm ơn Thiên Phong sau đó thu dọn cần câu chuẩn bị đi về nhà. Thiên Phong cũng đi về nhà, trên đường đi cả hai vừa đi vừa trò chuyện mới biết là cùng làng, nhà cậu nhóc này cách nhà Thiên Phong chỉ vài căn mà thôi.
Thiên Phong về nhà thì trời đã tối, sau khi chờ cậu bé tắm rửa ăn cơm xong thì chị Nga cũng đến lúc về nhà. Nhìn thấy một cậu nhóc mới mười mấy tuổi lủi thủi trong căn biệt thự to lớn có một mình mà không hề phiền hà một chút nào giống như đã quá quen với cuộc sống thui thủi một mình này, chị Nga cũng thấy thương xót bèn hỏi:
- Ở thành phố, em sống với ai?
Thiên Phong đang ngồi chỉnh sửa lại bức tranh của mình cho đẹp hơn thì khựng tay lại, cậu bé cúi mặt im lặng vài giây rồi khe khẽ đáp:
- Người giúp việc.
Dù trong lòng chị Nga đã đoán trước được sự việc, nhưng khi nghe từ giọng nghèn nghẹn của Thiên Phong thì cảm thấy thương vô cùng. Chị Nga cảm thấy cảnh ngộ của Thiên Phong và Việt Phương khá giống nhau, cả hai đứa đều có ba mẹ nhưng lại phải sống xá cách, chị nhớ Việt Phương đôi khi thui thủi chạy vào lòng chú mình mếu máo khi nhìn thấy tụi bạn bè trong xóm quấn quýt ba mẹ tụi nó mà mè nheo, cô bé không nhắc đến chuyện muốn gặp ba mẹ, nhưng người lớn đều hiểu, trẻ con luôn cần ba mẹ bên cạnh. Chị Nga bất giác thở dài:
- Em và con bé Phương, hai đứa thật giống nhau. Ba mẹ đều không có ở gần nên thiếu thốn tình thương.
Chị Nga thấy ánh mắt cười buồn của Thiên Phong, thì biết mình không nên nhắc lại chuyệ đau lòng của thằng bé, chị bèn cười rồi nhìn bức tranh của Thiên Phong chuyển chủ đề câu chuyện:
- Bức tranh đẹp quá. Nếu không nhìn từ tranh của em, chị không biết cảnh này lại đẹp đến như thế.
- Tại chị nhìn nó nhiều nên quen thuộc rồi, không cảm thấy nó đẹp bằng người lần đầu nhìn như em. Em thấy tất cả mọi cảnh vật ở đây đều đẹp hết – Thiên Phong cười cười, nụ cười và ánh mắt của cậu bé vụt sáng lên khi nhắc đến cảnh vật tuyệt đẹp nơi đồng quê mà cậu được chiêm ngưỡng.
- Chị không biết vì sao có nhiều người ở quê lên thành phố, một đi không trở lại. Riêng chị, chị thích cảnh yên bình ở quê hơn. Chị cũng từng lên thành phố chơi nhiều lần, nhưng chán ngán cái cảnh ồn ào nhức cả đầu, nhất là về đêm. Nhà nào nhà nấy đóng cửa im lìm, chẳng ai quan tâm đến ai, nhưng lúc ốm đau bệnh tật, cũng chẳng biết phải nhờ ai. Còn với thôn quê của mình, tuy có vẻ yên bình, nhưng xóm giềng tối lửa đốt đèn có nhau. Đi ra ruộng cũng đầy tiếng nói cười vui vẻ, mọi người cùng đổ mồ hôi trên đồng, nhưng được làm cùng nhau trò chuyện thẳng thắn, chứ không có kiểu đấu đá tranh giành *** hại nhau như trên thành phố. Vui nhất là những ngày lễ, bà con tụ tập quây quần bên nhau cùng gói bánh làm cỗ.
Thiên Phong tuy chưa từng trải qua, nhưng cậu bé nghe chị Nga nói cũng có thể liên tưởng ra từng hành động ấm áp của người thôn quê.
Chị Nga thấy Thiên Phong im lặng, cho rằng mình nói nhiều quá, nên bèn bảo:
- Thôi, tối rồi, chị về đây. Em làm gì thì làm, nhưng nhớ là phải đi ngủ sớm biết chưa. Chị khóa cửa nhà xong thì sẽ về.
- Chị! – Thiên Phong đang cảm nhận hương vị đồng quê mà chị Nga vừa vẽ lên thì chị Nga lại ngừng nên cảm thấy hụt hẫng, cậu bé luyến tiếc bèn gọi khẽ, gương mặt Thiên Phong có chút đỏ vì ái ngại, lần đầu tiên cậu bé đưa ra yêu cầu với người xa lạ - Chị có thể ở lại kể tiếp cho em nghe chuyện ở đây không?
Chị Nga khá bất ngờ trước lời đề nghị của thiên Phong, chị cứ nghĩ Thiên Phong chán ngán không muốn nghe chuyện chị kể, nào ngờ cậu bé lại đề nghị chị kể tiếp như thế. Chị Nga vui vẻ gật đầu đáp:
- Được chứ, chỉ sợ em nghe phát chán thôi.
- Không có chuyện đó đâu – Thiên Phong lắc đầu phủ nhận, có người để trò chuyện dù sao vẫn còn hơn một mình buồn chán trong căn nhà quạnh quẽ thế này.
Hai người liền ngồi xuống ghế bắt đầu những câu chuyện thú vị nghịch ngợm của chị Nga thời trẻ con. Thiên Phong như mở ra trong mắt mình những cuộc sống sống động thú vị. Hai người say sưa đến nỗi trời đã bắt đầu vào khuya chị Nga mới kết thúc câu chuyện kể của mình. Chị Nga rất vui vì có người nghe chị kể về quê hương của mình, nên chị rất tự hào mà kể không ngừng nghỉ, sau đó chị nhìn Thiên Phong xoa đầu cậu nhóc, yêu thương nói:
- Những điều này là cần phải trải nghiệm mới thú vị. Nếu có dịp thì theo bọn nhóc trong xóm đi đó đi đây, đừng cứ ở trong nhà mãi như thế.
Thiên Phong cười xòa không đáp, cậu bé đã làm bọn nhóc trong xóm ghét bỏ rồi, làm gì có cơ hội được kết bạn với chúng chứ.
Thiên Phong men theo con đường cũ ra bãi đất giáp ranh giữa hai xóm ngày hôm qua, tiếp tục một góc cảnh mới, lưu giữ trên nét vẽ của mình. Cảnh vật vùng quê lúc nào cũng lay chuyển sinh động, chăng bù với những tòa nhà bất động chán phèo nhạt nhẽo. Chỉ thay đổi một khoảng thời gian, sẽ thu lại được những khung cảnh tuyệt đẹp khác nhau.
Sự ám ảnh năm xưa tràn về, cảm giác thật đáng sợ, nước sông dưới nắng hè vốn dĩ trở nên ấm hơn nhưng Việt Phương lại thấy lạnh lẽo vô cùng. Chỉ sau vài cái trồi lên, lặn xuống, khóe mắt sống mũi cay nồng, lòng ngực đau nhóc khó chịu, Việt Phương cuối cùng cũng từ từ chìm xuống dưới đáy hồ. Nhưng tay cô bé vẫn quyết định giữ chặt bức tranh trên tay.
Trong giây phút tưởng chừng như mình đã chết, Việt Phương thấy nhớ ba mẹ, và chị gái vô cùng. Có lẽ cô bé sẽ không còn dịp được gặp họ nữa, chẳng biết họ có buồn không khi cô bé không còn trên đời này nữa. Nhưng ông bà nội, chú Nhân và đám nhóc nhất định sẽ vì Việt Phương mà khóc, mà đau lòng. Đây cũng là niềm an ủi lớn nhất của của bé. Việt Phương thấy cơ thể mình nhẹ hơn, bồng bềnh trong mặt nước, cơ thể càng lúc càng lạnh lẽo.
Một bàn tay từ đâu đưa tới nắm chặt lấy tay cô bé, siết mạnh giữ cô bé không rời đi, sau đó nhanh chóng kéo Việt Phương lên bờ. Việt Phương đã chìm vào vô thức cho đến khi ai đó ép ngực cô bé cho phần nước mà cô bé nước vào bụng từ từ trào ra. Việt Phương mới từ từ tỉnh dậy.
Cô bé mở mắt ra thì nhìn thấy một đôi mắt tròn xoe đen láy, tuy đọng nước nhưng lại sáng lấp lánh như một vì sao. Trong mơ hồ, Việt Phương chẳng nhìn rõ gương mặt của người cứu mình. Cho đến khi một bàn tay nhỏ tát nhẹ vào má cô bé cùng giọng nói lay gọi:
- Này, em không sao chứ? Lúc này Việt Phương mới từ từ ý thức được mọi chuyện, cô bé mở mắt ra nhìn rõ người cứu mình. Hóa ra người đó là cái thằng bé ở căn biệt thự đã đuổi cô bé đi. Chi Nga đi gọi Thiên Phong về ăn cơm, từ xa nhìn thấy nhanh chóng hiểu ra mọi chuyện, cũng hốt hoảng chạy đến lo lắng gọi:
- Bé Phương, em không sao chứ? Trời ơi, sao lại ra hồ một mình thế này, may mà phát hiện kịp, không thì sẽ thế nào hả?
Việt Phương vừa tĩnh thần trí nhìn thấy chị Nga, thì mếu máo lắc đầu. Dù có cứng đầu thế nào thì một cô bé như Việt Phương đối mặt với một trận sợ hãi như thế thì cũng run rẩy không ngừng. Cô bé lao vào lòng chị Nga, tuy không khóc những cũng mếu máo run rẩy không ngừng.
Chị Nga vỗ về Việt Phương, bế cô bé lên rồi nói với Thiên Phong:
- Bé Phong, cảm ơn em đã cứu bé Phương, nếu không có em thì….Haiz. Em chờ chị một chút, chị đưa bé Phương vào nhà rồi chúng ta về nhà ăn cơm.
Thiên Phong gật đầu rồi thu dọn những vật dụng vẽ của mình dưới đất lên. Lúc nãy lo tránh bọn trẻ mà quên thu mang chúng về, nhờ vậy Thiên Phong mới quay lại và nhìn thấy Việt Phương rơi xuống nước mà cứu. Cũng may, cậu bé là quán quân bơi lội của toàn trường, nếu không chưa chắc cậu có thể đưa Việt Phương an toàn vào bờ như thế.
Việt Phương nhìn Thiên Phong mím môi không nói gì khi được cậu bé cứu, lượng lự một chút, Việt Phương chìa tay ra trước mặt Thiên Phong, trên tay cô bé vẫn còn bức tranh mà Thiên Phong vừa vẽ. Bức tranh đã nhòe nhoẹt không ra hình thù gì nữa, so với bức tranh bị châu chấu làm hư còn tệ hại hơn, một góc chỗ Việt Phương cầm chặt đã rách một phần.
Thiên Phong nhìn bàn tay nhỏ xíu đang nắm lấy bức tranh của mình, cậu bé hiểu ra, Việt Phương vì muốn vớt bức tranh nên mới bị té xuống nước. Bức tranh vốn dĩ không cần lấy nữa, nhưng Thiên Phong lại không muốn phụ lòng Việt Phương nên đưa tay cầm lấy rồi khẽ cười nói:
- Cám ơn.
Việt Phương chớp chớp mắt có chút ngạc nhiên, rõ ràng người cần nói lời cám ơn là cô bé, cô bé còn ngại mở miệng thì Thiên Phong đã cám ơn trước. Chị Nga thấy gió thổi lên mạnh hơn thì sợ Việt Phương cảm lạnh thì vội vàng bế Việt Phương vào nhà để thiên Phong ở lại một mình.
Buổi chiều ngày hôm đó, sau khi ngủ trưa dậy, đám trẻ vốn háo hức vì những trò chơi mà chúng đã sắp đặt định trêu chọc lẫn trả thù Thiên Phong vì tội đuổi Việt Phương ra khỏi nhà, chỉ chờ tập trung đầy đủ là bắt đầu.
- Nhìn xem, đây là trứng hột gà ung mà tao lấy trong ổ gà nhà tao, tao con chôm một ít mắm nêm bán bún rêu của má nè, đem trộn hai cái mùi này lại rồi cho lên người thằng đó thì tuần lễ mới hết mùi – Thằng Nam cười ranh ma giơ hai hiện vật bốc mùi trên tay nó lên.
- Eo ơi, thúi quá đi mất – Nhỏ Thắm bịt mũi đứng tránh xa thằng Nam ra.
- Thúi vậy mới khiến thằng đó chết không bằng sống chứ - thằng Hải cười haha đáp.
- Ừ hen – Con Thắm gật đầu đồng ý.
Thấy Việt Phương đi từ xa đến, thằng Nam háo hức khoe kế hoạch của mình nhưng Việt Phương lắc đầu bảo.
- Bỏ đi, tao không muốn trả thù thằng đó nữa.
- Sao vậy – Bọn trẻ nhìn Việt Phương với ánh mắt tò mò lẫn kinh ngạc.
- Thằng đó hồi trưa cứu tao khỏi chết đuối.
- Sao mày lại chết đuối? Chẳng phải mày rất ghét đến gần mép sông hay sao, mày toàn đứng trên bờ nhìn tụi tao tắm có đến gần đâu, bộ đi vấp cục đá nào rồi rớt xuống hồ à – Con Thảo tròn mắt ngạc nhiên hỏi.
Con Thảo hỏi làm việt phương nhớ đến lời hứa mua viết màu tranhh vẽ ình của ba mà buồn. Tuy chỉ cần Việt phương nói ra, chú Nhân sẽ đi mua cho cô bé, nhưng quà ba mẹ mua cho vẫn hơn nhiều. Việt Phương chẳng muốn nghĩ tới nữa bèn nói.
- Đừng nói chuyện đó nữa. Tìm cái gì chơi đi, buồn quá.
- Không phá thằng đó nữa á – Thằng Nam kêu lên luyến tiếc – Vì để chơi trò này, nó làm đổ mắm tôm ra nhà tùm lum, khiến má nó nổi giận mắng một trận.
- Ừ, dù sao cũng thúi gần chết, mày trộn rồi lỡ nó dính vào người mày thúi hoắc đừng có đến gần tụi tao nữa – Con Thắm gật đầu nhăn mặt đáp, quả thật cái mùi trứng thúi khiến nó không chịu nổi luôn.
Tuy có tiếc, nhưng thằng Nam cũng đành bỏ mấy thứ đó mà theo tụi bạn đi chơi.
Bọn trẻ chơi đùa khá vui vẻ trên cánh đồng của làng, nơi có nhừng đồng lúa xanh rì rào.
Thiên Phong nhìn thấy cảnh vật bên ngoài thì thích thú lắm, dù hồi trưa xảy ra chuyện không vui, nhưng nghĩ đến Việt Phương vì bức tranh của mình mà rơi xuống nước, cậu bé thấy đám trẻ quê cũng không xấu lắm. Nhưng để tránh đụng độ, thiên Phong hỏi đường chị Nga đi đến chỗ xa hơn để vẽ tranh. Nơi cậu bé đến là là một khoảng đất trống, nơi giáp ranh giữa làng này với làng kia.
Ở đây tuy không đẹp được như chỗ làng nhà, nhưng vẫn mang cái hồn quê thơ mộng. Thiên Phong hài lòng mĩm cười bắt đầu những nét vẽ của mình.
Cả buổi ngồi vẽ, cuối cùng Thiên Phong cũng hoàn thành được bức vẽ của mình, lần này cậu cẩn thận hơn, cho bức vẽ vào trong ống đựng bản vẻ rồi lần đường trở về nhà. Đi được một đoạn, Thiên Phong nhìn thấy hai thằng bé đang đánh nhau rất dữ dội. Một thằng lớn mập mạp đang đè thằng nhóc nhỏ tuổi hơn mình lại gầy gò ốm yếu ra đánh. Thằng nhóc kia vừa muốn vùng thoát vừa khóc ròng rã.
- Nè! Buông thằng nhỏ ra, lớn ăn hiếp nhỏ mà không xấu hổ sao – Thiên Phong thấy vậy thì chạy đến quát lớn.
Thằng mập kia nghe quát thì dừng tay, nó ngóc đầu nhìn lên Thiên Phong rồi quẹt mũi đứng dậy chỉ tay vào mặt Thiên Phong hỏi:
- Liên quan gì đến mày mà mày xen vào hả? Mày có biết tao là ai không hả. Khôn hồn thì cút đi.
Nó giương nấm đấm về phía Thiên Phong, đầy hàm ý đe dọa, nhưng Thiên Phong không sợ vẫn cứ nói:
- Chẳng liên quan, nhưng tao thấy chuyện bất bình nên mới xen vào. Mày lớn vậy mà ăn hiếp một đứa nhỏ đúng là nhục, sao không giỏi đi ăn hiếp những thằng bằng mày ấy.
Thằng nhóc kia thấy Thiên Phong giúp mình thì mếu máo kể:
- Em đang đi câu cá, nó lại chạy đến cướp cá của em, em không chịu thì nó đánh em.
Thằng mập thấy thằng nhóc vạch tội mình, thấy Thiên Phong nhìn mình bằng ánh mắt xem thường thì nóng máu, tức giận nói:
- Tao thích bắt nạt nó đó, vậy thì sao hả. Cả mày tao cũng đánh luôn.
Nói xong thằng mập buông hẳn thằng nhóc kia ra rồi lao đến Thiên Phong định đánh. Thiên Phong đang đeo cái ống đựng tranh, liền cầm lấy ông giơ về phía thằng mập thủ thế. Thiên Phong tuy không biết đánh nhau, nhưng cậu bé cũng cao lớn khỏe mạnh, tuy so với thằng mập thì đúng là một trời một vực, nhưng mà cậu cũng vẫn không sợ, quyết chị đấu tranh cho chính nghĩa.
Thằng mập vốn định đánh tay nhau với thiên Phong, bỗng thấy trên tay Thiên Phong cầm một cái cây màu đen dài thì có chút e ngại nên khựng chân đứng lại. Nó gườm mắt nhìn Thiên Phong đánh giá. Nhưng nó thấy ánh mắt quật cường của Thiên Phong, cùng với cây thứ vũ khí trên tay cậu bé. Thằng mập bỗng đâm ra e ngại, nó chẳng ngu dại gì mà chịu thiệt vào thân. Nó hậm hực tức giận phun một bãi nước miếng xuống đất, mắng:
- Tụi bây giỏi lắm, coi chừng tao đó.
Nói rồi nó bỏ đi, thằng nhóc kia vui mừng đến cảm ơn Thiên Phong sau đó thu dọn cần câu chuẩn bị đi về nhà. Thiên Phong cũng đi về nhà, trên đường đi cả hai vừa đi vừa trò chuyện mới biết là cùng làng, nhà cậu nhóc này cách nhà Thiên Phong chỉ vài căn mà thôi.
Thiên Phong về nhà thì trời đã tối, sau khi chờ cậu bé tắm rửa ăn cơm xong thì chị Nga cũng đến lúc về nhà. Nhìn thấy một cậu nhóc mới mười mấy tuổi lủi thủi trong căn biệt thự to lớn có một mình mà không hề phiền hà một chút nào giống như đã quá quen với cuộc sống thui thủi một mình này, chị Nga cũng thấy thương xót bèn hỏi:
- Ở thành phố, em sống với ai?
Thiên Phong đang ngồi chỉnh sửa lại bức tranh của mình cho đẹp hơn thì khựng tay lại, cậu bé cúi mặt im lặng vài giây rồi khe khẽ đáp:
- Người giúp việc.
Dù trong lòng chị Nga đã đoán trước được sự việc, nhưng khi nghe từ giọng nghèn nghẹn của Thiên Phong thì cảm thấy thương vô cùng. Chị Nga cảm thấy cảnh ngộ của Thiên Phong và Việt Phương khá giống nhau, cả hai đứa đều có ba mẹ nhưng lại phải sống xá cách, chị nhớ Việt Phương đôi khi thui thủi chạy vào lòng chú mình mếu máo khi nhìn thấy tụi bạn bè trong xóm quấn quýt ba mẹ tụi nó mà mè nheo, cô bé không nhắc đến chuyện muốn gặp ba mẹ, nhưng người lớn đều hiểu, trẻ con luôn cần ba mẹ bên cạnh. Chị Nga bất giác thở dài:
- Em và con bé Phương, hai đứa thật giống nhau. Ba mẹ đều không có ở gần nên thiếu thốn tình thương.
Chị Nga thấy ánh mắt cười buồn của Thiên Phong, thì biết mình không nên nhắc lại chuyệ đau lòng của thằng bé, chị bèn cười rồi nhìn bức tranh của Thiên Phong chuyển chủ đề câu chuyện:
- Bức tranh đẹp quá. Nếu không nhìn từ tranh của em, chị không biết cảnh này lại đẹp đến như thế.
- Tại chị nhìn nó nhiều nên quen thuộc rồi, không cảm thấy nó đẹp bằng người lần đầu nhìn như em. Em thấy tất cả mọi cảnh vật ở đây đều đẹp hết – Thiên Phong cười cười, nụ cười và ánh mắt của cậu bé vụt sáng lên khi nhắc đến cảnh vật tuyệt đẹp nơi đồng quê mà cậu được chiêm ngưỡng.
- Chị không biết vì sao có nhiều người ở quê lên thành phố, một đi không trở lại. Riêng chị, chị thích cảnh yên bình ở quê hơn. Chị cũng từng lên thành phố chơi nhiều lần, nhưng chán ngán cái cảnh ồn ào nhức cả đầu, nhất là về đêm. Nhà nào nhà nấy đóng cửa im lìm, chẳng ai quan tâm đến ai, nhưng lúc ốm đau bệnh tật, cũng chẳng biết phải nhờ ai. Còn với thôn quê của mình, tuy có vẻ yên bình, nhưng xóm giềng tối lửa đốt đèn có nhau. Đi ra ruộng cũng đầy tiếng nói cười vui vẻ, mọi người cùng đổ mồ hôi trên đồng, nhưng được làm cùng nhau trò chuyện thẳng thắn, chứ không có kiểu đấu đá tranh giành *** hại nhau như trên thành phố. Vui nhất là những ngày lễ, bà con tụ tập quây quần bên nhau cùng gói bánh làm cỗ.
Thiên Phong tuy chưa từng trải qua, nhưng cậu bé nghe chị Nga nói cũng có thể liên tưởng ra từng hành động ấm áp của người thôn quê.
Chị Nga thấy Thiên Phong im lặng, cho rằng mình nói nhiều quá, nên bèn bảo:
- Thôi, tối rồi, chị về đây. Em làm gì thì làm, nhưng nhớ là phải đi ngủ sớm biết chưa. Chị khóa cửa nhà xong thì sẽ về.
- Chị! – Thiên Phong đang cảm nhận hương vị đồng quê mà chị Nga vừa vẽ lên thì chị Nga lại ngừng nên cảm thấy hụt hẫng, cậu bé luyến tiếc bèn gọi khẽ, gương mặt Thiên Phong có chút đỏ vì ái ngại, lần đầu tiên cậu bé đưa ra yêu cầu với người xa lạ - Chị có thể ở lại kể tiếp cho em nghe chuyện ở đây không?
Chị Nga khá bất ngờ trước lời đề nghị của thiên Phong, chị cứ nghĩ Thiên Phong chán ngán không muốn nghe chuyện chị kể, nào ngờ cậu bé lại đề nghị chị kể tiếp như thế. Chị Nga vui vẻ gật đầu đáp:
- Được chứ, chỉ sợ em nghe phát chán thôi.
- Không có chuyện đó đâu – Thiên Phong lắc đầu phủ nhận, có người để trò chuyện dù sao vẫn còn hơn một mình buồn chán trong căn nhà quạnh quẽ thế này.
Hai người liền ngồi xuống ghế bắt đầu những câu chuyện thú vị nghịch ngợm của chị Nga thời trẻ con. Thiên Phong như mở ra trong mắt mình những cuộc sống sống động thú vị. Hai người say sưa đến nỗi trời đã bắt đầu vào khuya chị Nga mới kết thúc câu chuyện kể của mình. Chị Nga rất vui vì có người nghe chị kể về quê hương của mình, nên chị rất tự hào mà kể không ngừng nghỉ, sau đó chị nhìn Thiên Phong xoa đầu cậu nhóc, yêu thương nói:
- Những điều này là cần phải trải nghiệm mới thú vị. Nếu có dịp thì theo bọn nhóc trong xóm đi đó đi đây, đừng cứ ở trong nhà mãi như thế.
Thiên Phong cười xòa không đáp, cậu bé đã làm bọn nhóc trong xóm ghét bỏ rồi, làm gì có cơ hội được kết bạn với chúng chứ.
Thiên Phong men theo con đường cũ ra bãi đất giáp ranh giữa hai xóm ngày hôm qua, tiếp tục một góc cảnh mới, lưu giữ trên nét vẽ của mình. Cảnh vật vùng quê lúc nào cũng lay chuyển sinh động, chăng bù với những tòa nhà bất động chán phèo nhạt nhẽo. Chỉ thay đổi một khoảng thời gian, sẽ thu lại được những khung cảnh tuyệt đẹp khác nhau.
Danh sách chương