Tham vọng nếu đã làm cho ta đánh mất sự sống ngay từ khởi điểm, thì dù đạt được hay không đạt được tham vọng ta cũng không thể nào tìm thấy được giá trị chân thật của đời sống.
Từ tham lam đến tham vọng
Vì nghĩ rằng những điều kiện thuận lợi bên ngoài sẽ tạo nên hạnh phúc bền vững, nên ta luôn mong muốn được nhiều hơn những gì mình đang có. Dù biết rằng những ước muốn ấy rất xa vời, vượt khỏi tầm với, thậm chí phải trả những cái giá rất đắt nhưng ta vẫn quyết có cho bằng được. Đó là tham vọng. Tham vọng bắt nguồn từ tâm tham cầu - một trong những phiền não lớn nhất của con người. Gọi nó là phiền não vì nó luôn khiến cho ta khổ, nắm bắt được cũng khổ mà không được cũng khổ. Bởi khi thỏa mãn sự mong cầu thì tâm ta sẽ nghiện ngập và lập tức giãn nở thêm mức hưởng thụ, rồi thúc ép ta không ngừng nạp thêm một lượng tương xứng với mức vừa giãn nở. Còn khi sự mong muốn bất thành tâm ta sẽ bức bách, kháng cự lại kết quả mà mình đang miễn cưỡng chấp nhận. Cho nên tâm tham cầu cũng chính là mặt khác của tâm sân hận, cả hai đều xuất phát từ tâm si mê. Không biết được cái gì là hạnh phúc chân thật là sự u mê đáng sợ nhất của con người.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dần dần con người cũng nghiệm ra được rằng tất cả sự thỏa mãn về vật chất, quyền lực, danh vọng, sắc dục chỉ tồn tại trong nhất thời. Nếu ta định nghĩa nó là hạnh phúc thì quả thật cuộc đời này không có thứ hạnh phúc nào là chân thật cả. Đúng là bản chất của mọi sự mọi vật trên thế gian này đều vô thường - có rồi mất, thành rồi bại, hợp rồi tan. Càng đuổi bám theo nó thì ta chỉ càng phí sức mà chẳng bao giờ làm chủ được nó lâu bền. Do đó, để vượt thoát khỏi sự khống chế của vô thường, thay vì hướng ra ngoài để đuổi bám đối tượng, thì ta hãy quay vào trong tâm để khám phá và nương tựa. Khi nào ta có khả năng dọn sạch được năng lượng mong cầu mọi thứ như ý mình thì tất cả những phiền não khác cũng không còn cơ sở để tồn tại. Trạng thái vắng bặt mọi phiền não ấy chính là hạnh phúc chân thật - thứ luôn có sẵn trong mỗi người.
Thực tế tâm ta cũng thường hay thay đổi, lên xuống. Đó là hậu quả của quá trình nó lang thang tìm kiếm và dựa dẫm vào những đối tượng hấp dẫn bên ngoài. Tuy nhiên, chỉ cần một thời gian đủ lâu để cắt được cơn nghiện cảm xúc bên ngoài thì nó sẽ dừng lại và chấp nhận quay vào bên trong. Từ từ nó sẽ chuyển hóa, chỉ còn lại sự yên định và trong sáng. Thật ra chỉ có năng lượng thói quen tham cầu được bào mòn, còn hạt giống tham cầu thì không bao giờ triệt tiêu được. Cũng như mọi phiền não khác, tâm tham cầu chỉ là kết quả của sự vận hành sai lệch của cơ chế tâm lý. Vì thế, nếu khả năng tiềm ẩn của sự sai lệch về cơ chế tâm lý vẫn còn thì cơ hội trở lại của tâm tham cầu vẫn còn. Ta gọi "hạt giống tham cầu" để hiểu rằng nó là kết quả của những gì đã tạo ra từ trước, nhưng nó vẫn chưa hoạt động và thể hiện hết sức sống bên trong khi nó chưa hội đủ điều kiện. Ta thấy năng lượng tham cầu của mỗi người đều khác biệt, nhưng một khi nó đã thu về dạng tiềm ẩn của hạt giống thì đều giống như nhau. Cũng như ai cũng tiềm ẩn tế bào ung thư, chỉ vì thiếu những điều kiện thích hợp nên nó chưa phát triển thành căn bệnh ung thư đó thôi.
Ngay cả khi đã trở thành bậc thánh thì những hạt giống phiền não vẫn còn tiềm ẩn. Tuy nhiên, bậc thánh đã chuyển hóa xong phần năng lượng của nó và đưa tâm thức vượt lên những cung bậc cao hơn. Một khi nó đã đến đúng vị trí hài hòa nhất giữa nó với bản thể vũ trụ thì nó không còn bị rớt trở lại tầng nhận thức cũ nữa. Nghĩa là cơ hội trở lại tâm thức si mê hay tham cầu của bậc thánh là 0%. Đó là lý do mà ai cũng có thể thành thánh.
Vượt khỏi tầm với
Người ta thường cho rằng những người không có tham vọng là những người không có chí lớn, không thể làm nên sự nghiệp lớn. Và người ta còn tin rằng nếu ai ai cũng sống trong thái độ an phận thì xã hội sẽ không thể phát triển. Nhưng phát triển là phát triển về cái gì? Sẽ đúng khi cho rằng nếu không có tham vọng thì ta sẽ không thể phát triển vật chất, nhưng sẽ hoàn toàn sai khi xét về mặt xây dựng giá trị tâm hồn. Nhìn sâu sắc lại thực trạng xã hội, chắc ai cũng nhận ra con người càng hiện đại bao nhiêu thì càng ngơ ngác trước số phận của cuộc đời mình bấy nhiêu. Họ không biết phải định vị mình như thế nào để thấy yên ổn và hạnh phúc. Và cứ thế, họ chen nhau chạy về miền viễn ảnh bằng cách dựa vào tài năng và bản lĩnh của mình. Họ tin rằng mình đã tìm được vị trí rất xứng đáng cho cái tôi luôn khát khao của mình. Ta cũng từng chứng kiến nhiều người sẵn sàng đánh mất lương tri, gạt bỏ tình thâm và thậm chí gây ra thù hận hay chém giết nhau cũng chỉ vì muốn xâm phạm vào quyền lợi của nhau. Dối trá, phản bội, ganh tỵ, tham nhũng để rồi khủng hoảng, tâm thần hay tù tội cũng đều do tham vọng gây nên.
Một sự thật nữa mà ai cũng phải thừa nhận đó là xã hội càng văn minh hiện đại thì con người càng bận rộn, đến mức không có thời gian để nghỉ ngơi. Tại sao vậy? Có ai làm ta bận rộn đâu. Chỉ tại vì ta muốn đồng hành với mọi người đi tới chỗ hưởng thụ ngất ngưởng, nên ta phải bỏ nhiều thời gian để suy tính, cạnh tranh, nắm bắt và giữ gìn. Khi ta không còn thời gian để chăm sóc và làm mới bản thân, thì làm sao ta có thể thấu hiểu và giúp đỡ những người thân yêu sống bên cạnh một cách hiệu quả. Cho nên, xã hội càng mở ra những tiện nghi hấp dẫn thì tham vọng của con người càng bị đánh thức và giãn nở. Nhiều khi ta dám bỏ ra hàng chục năm trời làm lụng vất vả không phải để tăng thêm mức hưởng thụ vật chất, mà lý do không tiện nói ra đó chính là muốn được công nhận và ngưỡng mộ. Ngay khi ta đã quá mệt mỏi và chán ngán sự ngưỡng mộ thì ta vẫn không ngừng đuổi theo những tham vọng. Vì thông qua đó ta mới thấy được giá trị của mình, và thà đuổi theo nó mà ta thấy còn dễ hơn là sống an phận hay quay về sống với chính mình.
Đối với những người quay về phát triển đời sống tâm linh thì tâm tham chính là trở ngại lớn nhất. Tuy buông bỏ được những đối tượng quen thuộc của tâm tham như tiền bạc, quyền lực, danh vọng, sắc dục, nhưng nó vẫn tiếp tục tìm kiếm những đối tượng khác tinh vi hơn và sâu sắc hơn để bám víu. Bởi không còn đối tượng bám víu thì tâm rất dễ chơi vơi, lạc lõng và thấy đời sống của mình thật vô nghĩa. Đối tượng đầu tiên đó chính là sự thanh cao - luôn mong muốn mình trở thành một nhân vật khác xa với sự tầm thường của mọi người. Đối tượng kế tiếp đó là sự chuyển hóa - luôn mong muốn mình tiến bộ ngay khi bước vào con đường tâm linh, mặc dù những năng lượng phiền não gây ra trong quá khứ vẫn còn dày đặc. Đối tượng cuối cùng là sự chứng đắc - luôn mong muốn mình sớm giác ngộ để trở thành bậc thánh. Đây được coi là mục tiêu cao cả nhất của sự tu tập.
Dĩ nhiên, nếu không đặt ra những mong muốn như thế ta sẽ không có động cơ mạnh mẽ để vượt qua những trở ngại mà mau chóng đạt tới mục đích tối hậu. Nhưng thực ra trong quá trình chuyển hóa, mỗi bước đi tới đã cho ta nếm trải ngay mùi vị của hạnh phúc rồi, nên ta không cần phải hối hả tiến nhanh đến cuối con đường ấy. Mong muốn có cái tuyệt đối chẳng qua là ta chưa tìm thấy giá trị đích thực trong những cái tương đối đó thôi. Cho nên chỉ cần đi đúng đường, bằng thái độ siêng năng và thong thả như một thực tại đang hòa điệu nhuần nhuyễn với vũ trụ, thì theo thời gian và nhân duyên thích hợp ta sẽ về tới đích. Nghĩa là đích tới chỉ là kết quả tự nhiên của tiến trình đúng đắn, không thể do mong muốn mà được. Càng mong muốn ta sẽ càng sai lệch. Tu tập không phải để biến bản ngã trở thành một cái gì đặc biệt, mà chỉ đơn giản là giúp nó vận hành đúng đắn trở lại.
Quay về nuôi dưỡng đời sống tâm hồn là một thái độ đúng đắn, nhưng nếu không được sự hướng dẫn đúng đắn thì ta rất dễ sập vào cái bẫy tham vọng của chính mình. Càng tu tập ta sẽ càng vướng kẹt và càng vùng vẫy trong phiền não mà chính ta cũng không biết tại sao. Đó là chưa nói có rất nhiều người luôn đặt niềm tin bên ngoài, nên hay mơ tưởng đến một thế giới xa xăm có đầy đủ điều kiện hưởng thụ cao quý nhất trên đời mà không cần phải vất vả xây đắp. Với những điều rất thật và có thể đạt được ngay trong thực tại mà còn khiến cho nhiều kẻ tham vọng sống dở chết dở, thì với những điều không có cơ sở chắc chắn để tin tưởng như thế sẽ rất dễ khiến cho người ta đối xử với cuộc đời còn lại của mình như một kiếp sống thừa. Tham vọng nếu đã làm cho ta đánh mất sự sống ngay từ khởi điểm, thì dù đạt được hay không đạt được tham vọng ta cũng không thể nào tìm thấy được giá trị chân thật của đời sống. Tham vọng chỉ mang tới thỏa mãn chứ không thể mang tới hạnh phúc, bởi giá trị ấy thuộc về sự cảm nhận tinh tế của tâm hồn. Trớ trêu thay, ta đã lạc mất những phẩm chất quý giá ấy trên suốt lộ trình thực hiện tham vọng rồi!
Tham mà không tham
Thật ra, bản chất của tham vọng không hẳn là xấu xa. Chỉ tại vì ta không đủ bản lĩnh để sử dụng nên ta đã bị chính nó quay lại hủy diệt ta đó thôi. Cũng như một con dao bén vốn rất hữu dụng, nhưng nếu không cẩn thận thì nó cũng có thể cắt vào tay ta. Tuy không phải ai có tham vọng cũng bị tham vọng hủy hoại, nhưng xưa nay số người có khả năng biến tham vọng thành công cụ hữu ích cho mình cho đời rất ít ỏi. Dù hàng ngày ta thấy nhan nhản trên báo đài đầy rẫy hình ảnh những nhân vật thành đạt, có sự nghiệp lớn, nhưng sự thật chỉ có họ và những người thân sống bên cạnh mới hiểu là họ đang sống trong tình trạng như thế nào. Họ vẫn còn là chính họ hay họ đã bán đứng linh hồn cho quỹ dữ để trở thành kẻ độc tài, kiêu ngạo, nghi ngờ, kỳ thị, toan tính, đãng trí và sợ hãi? Đó là những cái giá quá đắt cho sự liều lĩnh non nớt và ảo tưởng quá lớn về tài năng của mình. Thế nên tham vọng thì ai cũng có thể đặt ra, nhưng không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để đạt được.
Dĩ nhiên, ta có quyền đặt ra hoài bão hay lý tưởng lớn, nhưng điều quan trọng là ta cần phải đánh giá chính xác về thực lực của mình để không xây dựng những ước vọng mà thực chất chỉ là ảo vọng. Khi đã chính thức đặt ra tham vọng, ta phải hội tụ ít nhất năm điều kiện sau đây để vươn tới tham vọng mà không bị nó đánh bại. Thứ nhất, không ngừng nỗ lực để mài giũa tài năng và học hỏi thêm kinh nghiệm của những người đi trước. Thứ hai, luôn quan sát những diễn biến phức tạp của tâm tham trong suốt lộ trình; khi thấy nó bị hoàn cảnh tác động mà vượt qua mức dự tính và tầm kiểm soát thì phải ngưng lại ngay. Thứ ba, phải tạo được sự cân đối giữa đời sống bình thường và tham vọng, nghĩa là phải có khả năng sống sâu sắc trong hiện tại dù đang hướng tới tham vọng. Thứ tư, ý thức rõ ràng tham vọng này không phải là lý do duy nhất để ta thấy được giá trị đích thực của mình, nên lỡ không đạt được thì ta cũng không tuyệt vọng và đau khổ. Thứ năm, luôn ghi nhớ rằng để thực hiện được tham vọng ta phải nương nhờ vô số điều kiện thuận lợi bên ngoài, nên sẽ không có cái tôi nào đáng tự hào và kiêu ngạo khi thành công.
Có khả năng chủ động được tham vọng của mình một cách tự tại như thế là ta đã đạt đến trình độ vô tham - tham mà không tham.
Nhưng nếu "không tham" dù chỉ để có thêm chút hưởng thụ danh dự hay thấy được giá trị của mình thì ta "tham" để làm gì? Có một lý do rất xứng đáng để ta mạnh dạn phát huy tham vọng, đó là hướng tới phục vụ mọi người. Ước mơ góp phần xây dựng một xã hội sống tỉnh thức, hiểu biết và thương yêu có thể là một thứ tham vọng. Nếu xã hội ngày càng mất dần những con người có trái tim lớn và lá gan lớn như thế, ai cũng chỉ lo sống an phận hay tranh thủ quyền lợi cho bản thân mình thì xã hội sẽ đi về đâu và tương lai loài người sẽ ra sao? Tuy nhiên ta cũng đừng quên, khi bước vào con đường phụng sự là ta đã tìm thấy hạnh phúc cho bản thân rồi. Và ước mơ lớn ấy phải cần nhiều cánh tay chung sức chứ không chỉ có mỗi tài năng của ta mà có thể làm nên. Vì vậy, bản chất của vô tham cũng chính là vô ngã. Tham không phải để phục vụ cho cái tôi ích kỷ của riêng mình thì đó là hành động của một bậc trượng phu - bậc có hiểu biết và tình thương lớn.
Thấy trăng mà thẹn lòng
Bỏ đại dương mênh mông
Thuyền về đâu lạc bến
Còn mải xuôi theo dòng.
Từ tham lam đến tham vọng
Vì nghĩ rằng những điều kiện thuận lợi bên ngoài sẽ tạo nên hạnh phúc bền vững, nên ta luôn mong muốn được nhiều hơn những gì mình đang có. Dù biết rằng những ước muốn ấy rất xa vời, vượt khỏi tầm với, thậm chí phải trả những cái giá rất đắt nhưng ta vẫn quyết có cho bằng được. Đó là tham vọng. Tham vọng bắt nguồn từ tâm tham cầu - một trong những phiền não lớn nhất của con người. Gọi nó là phiền não vì nó luôn khiến cho ta khổ, nắm bắt được cũng khổ mà không được cũng khổ. Bởi khi thỏa mãn sự mong cầu thì tâm ta sẽ nghiện ngập và lập tức giãn nở thêm mức hưởng thụ, rồi thúc ép ta không ngừng nạp thêm một lượng tương xứng với mức vừa giãn nở. Còn khi sự mong muốn bất thành tâm ta sẽ bức bách, kháng cự lại kết quả mà mình đang miễn cưỡng chấp nhận. Cho nên tâm tham cầu cũng chính là mặt khác của tâm sân hận, cả hai đều xuất phát từ tâm si mê. Không biết được cái gì là hạnh phúc chân thật là sự u mê đáng sợ nhất của con người.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dần dần con người cũng nghiệm ra được rằng tất cả sự thỏa mãn về vật chất, quyền lực, danh vọng, sắc dục chỉ tồn tại trong nhất thời. Nếu ta định nghĩa nó là hạnh phúc thì quả thật cuộc đời này không có thứ hạnh phúc nào là chân thật cả. Đúng là bản chất của mọi sự mọi vật trên thế gian này đều vô thường - có rồi mất, thành rồi bại, hợp rồi tan. Càng đuổi bám theo nó thì ta chỉ càng phí sức mà chẳng bao giờ làm chủ được nó lâu bền. Do đó, để vượt thoát khỏi sự khống chế của vô thường, thay vì hướng ra ngoài để đuổi bám đối tượng, thì ta hãy quay vào trong tâm để khám phá và nương tựa. Khi nào ta có khả năng dọn sạch được năng lượng mong cầu mọi thứ như ý mình thì tất cả những phiền não khác cũng không còn cơ sở để tồn tại. Trạng thái vắng bặt mọi phiền não ấy chính là hạnh phúc chân thật - thứ luôn có sẵn trong mỗi người.
Thực tế tâm ta cũng thường hay thay đổi, lên xuống. Đó là hậu quả của quá trình nó lang thang tìm kiếm và dựa dẫm vào những đối tượng hấp dẫn bên ngoài. Tuy nhiên, chỉ cần một thời gian đủ lâu để cắt được cơn nghiện cảm xúc bên ngoài thì nó sẽ dừng lại và chấp nhận quay vào bên trong. Từ từ nó sẽ chuyển hóa, chỉ còn lại sự yên định và trong sáng. Thật ra chỉ có năng lượng thói quen tham cầu được bào mòn, còn hạt giống tham cầu thì không bao giờ triệt tiêu được. Cũng như mọi phiền não khác, tâm tham cầu chỉ là kết quả của sự vận hành sai lệch của cơ chế tâm lý. Vì thế, nếu khả năng tiềm ẩn của sự sai lệch về cơ chế tâm lý vẫn còn thì cơ hội trở lại của tâm tham cầu vẫn còn. Ta gọi "hạt giống tham cầu" để hiểu rằng nó là kết quả của những gì đã tạo ra từ trước, nhưng nó vẫn chưa hoạt động và thể hiện hết sức sống bên trong khi nó chưa hội đủ điều kiện. Ta thấy năng lượng tham cầu của mỗi người đều khác biệt, nhưng một khi nó đã thu về dạng tiềm ẩn của hạt giống thì đều giống như nhau. Cũng như ai cũng tiềm ẩn tế bào ung thư, chỉ vì thiếu những điều kiện thích hợp nên nó chưa phát triển thành căn bệnh ung thư đó thôi.
Ngay cả khi đã trở thành bậc thánh thì những hạt giống phiền não vẫn còn tiềm ẩn. Tuy nhiên, bậc thánh đã chuyển hóa xong phần năng lượng của nó và đưa tâm thức vượt lên những cung bậc cao hơn. Một khi nó đã đến đúng vị trí hài hòa nhất giữa nó với bản thể vũ trụ thì nó không còn bị rớt trở lại tầng nhận thức cũ nữa. Nghĩa là cơ hội trở lại tâm thức si mê hay tham cầu của bậc thánh là 0%. Đó là lý do mà ai cũng có thể thành thánh.
Vượt khỏi tầm với
Người ta thường cho rằng những người không có tham vọng là những người không có chí lớn, không thể làm nên sự nghiệp lớn. Và người ta còn tin rằng nếu ai ai cũng sống trong thái độ an phận thì xã hội sẽ không thể phát triển. Nhưng phát triển là phát triển về cái gì? Sẽ đúng khi cho rằng nếu không có tham vọng thì ta sẽ không thể phát triển vật chất, nhưng sẽ hoàn toàn sai khi xét về mặt xây dựng giá trị tâm hồn. Nhìn sâu sắc lại thực trạng xã hội, chắc ai cũng nhận ra con người càng hiện đại bao nhiêu thì càng ngơ ngác trước số phận của cuộc đời mình bấy nhiêu. Họ không biết phải định vị mình như thế nào để thấy yên ổn và hạnh phúc. Và cứ thế, họ chen nhau chạy về miền viễn ảnh bằng cách dựa vào tài năng và bản lĩnh của mình. Họ tin rằng mình đã tìm được vị trí rất xứng đáng cho cái tôi luôn khát khao của mình. Ta cũng từng chứng kiến nhiều người sẵn sàng đánh mất lương tri, gạt bỏ tình thâm và thậm chí gây ra thù hận hay chém giết nhau cũng chỉ vì muốn xâm phạm vào quyền lợi của nhau. Dối trá, phản bội, ganh tỵ, tham nhũng để rồi khủng hoảng, tâm thần hay tù tội cũng đều do tham vọng gây nên.
Một sự thật nữa mà ai cũng phải thừa nhận đó là xã hội càng văn minh hiện đại thì con người càng bận rộn, đến mức không có thời gian để nghỉ ngơi. Tại sao vậy? Có ai làm ta bận rộn đâu. Chỉ tại vì ta muốn đồng hành với mọi người đi tới chỗ hưởng thụ ngất ngưởng, nên ta phải bỏ nhiều thời gian để suy tính, cạnh tranh, nắm bắt và giữ gìn. Khi ta không còn thời gian để chăm sóc và làm mới bản thân, thì làm sao ta có thể thấu hiểu và giúp đỡ những người thân yêu sống bên cạnh một cách hiệu quả. Cho nên, xã hội càng mở ra những tiện nghi hấp dẫn thì tham vọng của con người càng bị đánh thức và giãn nở. Nhiều khi ta dám bỏ ra hàng chục năm trời làm lụng vất vả không phải để tăng thêm mức hưởng thụ vật chất, mà lý do không tiện nói ra đó chính là muốn được công nhận và ngưỡng mộ. Ngay khi ta đã quá mệt mỏi và chán ngán sự ngưỡng mộ thì ta vẫn không ngừng đuổi theo những tham vọng. Vì thông qua đó ta mới thấy được giá trị của mình, và thà đuổi theo nó mà ta thấy còn dễ hơn là sống an phận hay quay về sống với chính mình.
Đối với những người quay về phát triển đời sống tâm linh thì tâm tham chính là trở ngại lớn nhất. Tuy buông bỏ được những đối tượng quen thuộc của tâm tham như tiền bạc, quyền lực, danh vọng, sắc dục, nhưng nó vẫn tiếp tục tìm kiếm những đối tượng khác tinh vi hơn và sâu sắc hơn để bám víu. Bởi không còn đối tượng bám víu thì tâm rất dễ chơi vơi, lạc lõng và thấy đời sống của mình thật vô nghĩa. Đối tượng đầu tiên đó chính là sự thanh cao - luôn mong muốn mình trở thành một nhân vật khác xa với sự tầm thường của mọi người. Đối tượng kế tiếp đó là sự chuyển hóa - luôn mong muốn mình tiến bộ ngay khi bước vào con đường tâm linh, mặc dù những năng lượng phiền não gây ra trong quá khứ vẫn còn dày đặc. Đối tượng cuối cùng là sự chứng đắc - luôn mong muốn mình sớm giác ngộ để trở thành bậc thánh. Đây được coi là mục tiêu cao cả nhất của sự tu tập.
Dĩ nhiên, nếu không đặt ra những mong muốn như thế ta sẽ không có động cơ mạnh mẽ để vượt qua những trở ngại mà mau chóng đạt tới mục đích tối hậu. Nhưng thực ra trong quá trình chuyển hóa, mỗi bước đi tới đã cho ta nếm trải ngay mùi vị của hạnh phúc rồi, nên ta không cần phải hối hả tiến nhanh đến cuối con đường ấy. Mong muốn có cái tuyệt đối chẳng qua là ta chưa tìm thấy giá trị đích thực trong những cái tương đối đó thôi. Cho nên chỉ cần đi đúng đường, bằng thái độ siêng năng và thong thả như một thực tại đang hòa điệu nhuần nhuyễn với vũ trụ, thì theo thời gian và nhân duyên thích hợp ta sẽ về tới đích. Nghĩa là đích tới chỉ là kết quả tự nhiên của tiến trình đúng đắn, không thể do mong muốn mà được. Càng mong muốn ta sẽ càng sai lệch. Tu tập không phải để biến bản ngã trở thành một cái gì đặc biệt, mà chỉ đơn giản là giúp nó vận hành đúng đắn trở lại.
Quay về nuôi dưỡng đời sống tâm hồn là một thái độ đúng đắn, nhưng nếu không được sự hướng dẫn đúng đắn thì ta rất dễ sập vào cái bẫy tham vọng của chính mình. Càng tu tập ta sẽ càng vướng kẹt và càng vùng vẫy trong phiền não mà chính ta cũng không biết tại sao. Đó là chưa nói có rất nhiều người luôn đặt niềm tin bên ngoài, nên hay mơ tưởng đến một thế giới xa xăm có đầy đủ điều kiện hưởng thụ cao quý nhất trên đời mà không cần phải vất vả xây đắp. Với những điều rất thật và có thể đạt được ngay trong thực tại mà còn khiến cho nhiều kẻ tham vọng sống dở chết dở, thì với những điều không có cơ sở chắc chắn để tin tưởng như thế sẽ rất dễ khiến cho người ta đối xử với cuộc đời còn lại của mình như một kiếp sống thừa. Tham vọng nếu đã làm cho ta đánh mất sự sống ngay từ khởi điểm, thì dù đạt được hay không đạt được tham vọng ta cũng không thể nào tìm thấy được giá trị chân thật của đời sống. Tham vọng chỉ mang tới thỏa mãn chứ không thể mang tới hạnh phúc, bởi giá trị ấy thuộc về sự cảm nhận tinh tế của tâm hồn. Trớ trêu thay, ta đã lạc mất những phẩm chất quý giá ấy trên suốt lộ trình thực hiện tham vọng rồi!
Tham mà không tham
Thật ra, bản chất của tham vọng không hẳn là xấu xa. Chỉ tại vì ta không đủ bản lĩnh để sử dụng nên ta đã bị chính nó quay lại hủy diệt ta đó thôi. Cũng như một con dao bén vốn rất hữu dụng, nhưng nếu không cẩn thận thì nó cũng có thể cắt vào tay ta. Tuy không phải ai có tham vọng cũng bị tham vọng hủy hoại, nhưng xưa nay số người có khả năng biến tham vọng thành công cụ hữu ích cho mình cho đời rất ít ỏi. Dù hàng ngày ta thấy nhan nhản trên báo đài đầy rẫy hình ảnh những nhân vật thành đạt, có sự nghiệp lớn, nhưng sự thật chỉ có họ và những người thân sống bên cạnh mới hiểu là họ đang sống trong tình trạng như thế nào. Họ vẫn còn là chính họ hay họ đã bán đứng linh hồn cho quỹ dữ để trở thành kẻ độc tài, kiêu ngạo, nghi ngờ, kỳ thị, toan tính, đãng trí và sợ hãi? Đó là những cái giá quá đắt cho sự liều lĩnh non nớt và ảo tưởng quá lớn về tài năng của mình. Thế nên tham vọng thì ai cũng có thể đặt ra, nhưng không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để đạt được.
Dĩ nhiên, ta có quyền đặt ra hoài bão hay lý tưởng lớn, nhưng điều quan trọng là ta cần phải đánh giá chính xác về thực lực của mình để không xây dựng những ước vọng mà thực chất chỉ là ảo vọng. Khi đã chính thức đặt ra tham vọng, ta phải hội tụ ít nhất năm điều kiện sau đây để vươn tới tham vọng mà không bị nó đánh bại. Thứ nhất, không ngừng nỗ lực để mài giũa tài năng và học hỏi thêm kinh nghiệm của những người đi trước. Thứ hai, luôn quan sát những diễn biến phức tạp của tâm tham trong suốt lộ trình; khi thấy nó bị hoàn cảnh tác động mà vượt qua mức dự tính và tầm kiểm soát thì phải ngưng lại ngay. Thứ ba, phải tạo được sự cân đối giữa đời sống bình thường và tham vọng, nghĩa là phải có khả năng sống sâu sắc trong hiện tại dù đang hướng tới tham vọng. Thứ tư, ý thức rõ ràng tham vọng này không phải là lý do duy nhất để ta thấy được giá trị đích thực của mình, nên lỡ không đạt được thì ta cũng không tuyệt vọng và đau khổ. Thứ năm, luôn ghi nhớ rằng để thực hiện được tham vọng ta phải nương nhờ vô số điều kiện thuận lợi bên ngoài, nên sẽ không có cái tôi nào đáng tự hào và kiêu ngạo khi thành công.
Có khả năng chủ động được tham vọng của mình một cách tự tại như thế là ta đã đạt đến trình độ vô tham - tham mà không tham.
Nhưng nếu "không tham" dù chỉ để có thêm chút hưởng thụ danh dự hay thấy được giá trị của mình thì ta "tham" để làm gì? Có một lý do rất xứng đáng để ta mạnh dạn phát huy tham vọng, đó là hướng tới phục vụ mọi người. Ước mơ góp phần xây dựng một xã hội sống tỉnh thức, hiểu biết và thương yêu có thể là một thứ tham vọng. Nếu xã hội ngày càng mất dần những con người có trái tim lớn và lá gan lớn như thế, ai cũng chỉ lo sống an phận hay tranh thủ quyền lợi cho bản thân mình thì xã hội sẽ đi về đâu và tương lai loài người sẽ ra sao? Tuy nhiên ta cũng đừng quên, khi bước vào con đường phụng sự là ta đã tìm thấy hạnh phúc cho bản thân rồi. Và ước mơ lớn ấy phải cần nhiều cánh tay chung sức chứ không chỉ có mỗi tài năng của ta mà có thể làm nên. Vì vậy, bản chất của vô tham cũng chính là vô ngã. Tham không phải để phục vụ cho cái tôi ích kỷ của riêng mình thì đó là hành động của một bậc trượng phu - bậc có hiểu biết và tình thương lớn.
Thấy trăng mà thẹn lòng
Bỏ đại dương mênh mông
Thuyền về đâu lạc bến
Còn mải xuôi theo dòng.
Danh sách chương