Mọi người ở đây dù sao phần lớn cũng là người đã chết, chứng kiến máu me nhiều nên không mấy hoảng sợ.
Chú Cuội ở phía sau nhanh chóng vọt lên đỡ lấy cô. Hằng Nga ôm một bụm máu trong miệng, hai mắt trợn ngược. Chỉ mới uống chút rượu đã trúng độc. Thế gian đúng là hiểm ác. Chuyện này không tránh khỏi liên can đến Địa Mẫu. Bà nâng váy đi xuống.
- Hằng Nga bị trúng độc rồi, mau đưa về phòng riêng nghỉ, gọi bác sĩ đến. Mau lên! – Đầu Trâu, Mặt Ngựa vâng lời mang cô đi.
Hoài Ly ngạc nhiên, ai mà dám hạ độc ngay trước mặt Địa Mẫu vậy chứ? Đây là cháu gái của Ngọc Hoàng. Quan hệ xưa nay của Địa Mẫu và Ngọc Hoàng... không tốt lắm. Nên bây giờ sắc mặt Địa Mẫu vô cùng khó coi. Bà sai người đưa khách mời về nghỉ ngơi. Sở dĩ không cho bọn họ về đó là muốn tìm xem ai trong số họ là người bỏ độc.
- Bà cô Hằng Nga này hình như sống tạo nghiệp quá nhiều, đi dến đâu cũng có chuyện. – Thánh Gióng vừa về phòng liền quăng mũ lên giường. Liếc mắt thấy khung cảnh tuyệt vời ngoài cửa sổ thì lập tức quên hết bực bội – Trần Thạch, khách sạn ở đây đẹp quá.
Trần Thạch cũng ngẩn ngơ nhìn. Đúng là tuyệt diệu. Cho dù không có mặt trời, còn có sông suối chảy xuyên qua hòn non bộ, róc rách róc rách. Một chiếc cầu nhỏ bắc ngang, một cái đình nhỏ ngoài kia. Cây cối um tùm, sắc hoa đua nở vì khí trời ấm áp của mùa xuân.
Những loài hoa này trên Thiên Đình không có. Bởi vì cây trên kia là cây ưa sáng, còn cây dưới này ưa bóng. Màu sắc cũng không lộng lẫy bằng, nhưng cánh hoa mang theo sương lạnh phủ lên, dường như vĩnh viễn không bao giờ tàn. Khốc liệt, kiên cường.
Trần Thạch gọi binh tướng thân cận dưới trướng mình, chính là Bành Hữu, lên Thiên Đình tìm một ít tư liệu về bố mẹ của Hoài Ly. Hắn cảm thấy, Địa Mẫu nắm giữ Địa Phủ trong bàn tay, lại yêu thương Hoài Ly là nhờ mối quan hệ với bố mẹ cô. Tại sao không điều tra rõ cái chết của họ? Chắc chắn có cái gì đó kiềm hãm bà, ép buộc bà không được điều tra sâu, làm bà phải nể sợ. Nếu như vậy, trên đời này làm gì có ai làm bà e ngại hơn người bố của mình? Địa Mẫu che giấu, không muốn cô điều tra, dường như là đang bảo vệ cô, nhưng bà không biết, Hoài Ly vì muốn làm đến cùng mà không tiếc đào một vong hồn như hắn từ dưới đất lên, thậm chí không tiếc hy sinh mạng sống của mình.
Trần Thạch và Thánh Gióng được xếp ở chung một phòng. Tất cả khách mời đều được đưa đến khách sạn Hoàng Tuyền để nghỉ, không ai thông báo nhưng tựa như đang giam lỏng họ, cho đến khi tìm được người hạ độc thì mới thôi. Chuyện này liên quan đến Thiên Đình, đến Ngọc Hoàng, đến toàn bộ Địa Phủ nên không ai dám phản đối. Cho dù không đồng tình cũng phải ngồi đợi.
Hằng Nga tiên tử là nhân vật lớn cỡ nào không ai không biết. Tin tức nhanh chóng truyền đến tai Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng dù bận công vụ cũng tranh xuống đây một ngày thăm cháu gái. Hằng Nga bị trúng độc không nặng, nằm nghỉ vài ngày là khỏe nên ông cũng yên tâm. Thăm được một lát liền rời đi.
Dựa vào tính cách Hằng Nga, không làm loạn lên mới là lạ. Nhưng mấy ngày nay Địa Phủ yên ắng lạ thường. Ba ngày lễ hội mùa xuân cũng nhanh chóng trôi qua. Bọn họ đã ở đây ba ngày. Được tiếp đãi không khác gì quý tộc, hơn cả đi nghỉ mát. Có suối nước nóng, có đồ ăn ngon, có người đẹp phục vụ.
Thánh Gióng dù có mạnh mẽ đến đâu cũng nhanh chóng mềm oặt. Bên cạnh phòng bọn họ chính là Tô Lĩnh và Long Đỗ. Tất cả đều ở tầng hai. Tầng một là của Thập Điện Diêm Vương, cũng không ngoại lệ bị giam lỏng. Hoài Ly và Đại Thành tất nhiên cũng ở trong số đó.
Sáng hôm nay vẫn như thường lệ, mọi người tập trung xuống sảnh để ăn sáng. Thánh Gióng huơ bánh mỳ trước mặt cô:
- Ngủ không ngon à?
- Giường này không thoải mái bằng giường ở nhà. – Cô cúi đầu húp cháo.
- Chúng ta còn bị giam đến bao giờ đây? Chẳng phải bảo Hằng Nga không sao rồi à?
- Không sao, nhưng Ngọc Hoàng trước khi có dặn phải làm rõ sự việc. – Đại Thành bưng một mâm đồ ăn đến ngồi.
- Sao anh biết? – Thánh Gióng không biết người này, nhưng đoán là người quen của Hoài Ly. Hôm qua thấy hai người đi cùng nhau.
- Nghe nói. Tất cả mọi người đều biết mà.
Phòng Đại Thành ở cạnh phòng của Thập Điện Diêm Vương nên tin tức linh thông lắm. Hoài Ly ở cùng tầng nhưng cũng không biết gì. Thật ra là không quan tâm, cô vẫn còn vì lời nói của Địa Mẫu mà suy nghĩ.
- Tôi đoán chính là chú Cuội làm. Nói xem, lúc đó chú Cuội cũng ngồi gần nhất, Hằng Nga phát độc liền chạy đến. Chắc là để xóa bỏ chứng cứ. – Tô Lịch cẩn thận suy đoán - Các người vẫn chưa bỏ phiếu đúng không? Mau đi đi.
- Bỏ phiếu gì? – Trần Thạch hỏi.
- Dù sao chúng ta ở đây cũng rảnh, chẳng phải làm gì. Vậy thì cùng nhau suy đoán xem ai làm hung thủ. Có người làm một cái bảng ở kia. Chọn chú Cuội thì gạch vào một gạch, nếu có nghi ngờ ai khác thì ghi thêm phía dưới. Một người được tối đa chọn hai người.
- Sao nghe giống như bầu cử Tổng thống vậy?
- Tôi chọn chú Cuội và Thánh Gióng, dù sao bọn họ cũng ngồi gần Hằng Nga nhất. Long Đỗ đương nhiên cũng chọn giống tôi.
Mấy người bọn họ cùng nhau đi qua. Trên bảng chi chít những cái gạch. Dù sao những người ở đây cùng đều quan to chức lớn, bầu chọn kiểu vô danh như vậy cũng không gây thù oán gì. Thánh Gióng buồn bã, bởi vì số phiếu của anh ta xấp xỉ chú Cuội.
- Mấy người suy đoán kiểu gì thế? Tôi là xuống đây vì bảo hộ Hằng Nga. Tôi còn đang phụ trách vụ Ngọc Thố mất tích của cô ta đấy nhé.
- Đừng buồn, vui thôi mà. – Đại Thành vỗ vai anh ta cười ha ha, rồi len lỏi qua, đánh thêm một cái gạch vào chỗ Thánh Gióng – Anh được chọn nhiều rồi, thêm tôi nữa chắc cũng không để ý đâu nhỉ?
Trần Thạch quan sát kĩ lưỡng. Đứng đầu bảng là chú Cuội, sau đó đến Thánh Gióng, tiếp theo là tên một vài người trong đội văn nghệ, rồi đến Trần Thạch, Hoài Ly cũng không loại trừ. Đằng sau bọn họ chính là Tô Lịch và Long Đỗ. Đối diện còn có Thập Điện Diêm Vương, Kinh Dương Vương, Bồng Mông, bọn họ đều ngồi gần đó, chỉ khác là đối diện, cùng phía với Thập Điện Diêm Vương.
Chỉ có một số người ngồi quá xa hoặc là chưa bao giờ lại gần ở phía trên thì không được ghi ra. Hắn phát hiện gần đây phía dưới cùng còn bổ sung thêm Địa Mẫu, có vài gạch ít ỏi. Với suy đoán là Địa Mẫu thương Ngọc Hoàng nhưng cũng hận ông, muốn ông đau khổ, lại muốn ông xuống đây gặp mình.
Hắn không chọn. Hoài Ly cũng có cùng suy nghĩ như vậy. Đang ngồi ngẩn ngơ thì cô nhìn thấy một người đàn ông. Anh ta ngồi ở khá xa, cách hai, ba cái bàn nhưng luôn ngồi nhìn cô, hay đúng hơn là nhìn bọn người cô. Anh ta có đôi mắt hẹp, gương mặt chữ điền, từ nãy đến giờ không đụng vào đồ ăn, chỉ uống cà phê.
Cho đến khi Trần Thạch liếc mắt một cái, trở về chỗ ngồi thì người kia mới thôi nhìn chằm chằm. Hoài Ly cúi xuống thổi cho sữa bớt nóng rồi uống.
- Đó là ai vậy?
- Bồng Mông, cháu trai của Kinh Dương vương, trợ lý của Chuyển Luân vương.
- À, Kinh Dương vương, là tổ tiên của đời Vua Hùng đầu tiên, sau này cưới vợ sinh con, đặt tên là Sùng Lãm. Sau này con lên ngôi vua, tức là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau này cưới Âu Cơ, sinh ra cái bọc trăm trứng. – Hoài Ly chống cằm kể chuyện.
- Là người thì không thể sinh ra bọc trứng.
- Cho dù là tiên cũng không làm được.
Cả hai không hẹn cùng nhìn nhau cười. Sự tích kia rõ ràng là do dân gian bịa đặt. Cũng giống như vua Lê Thái Tổ và thanh gươm kia vậy. Ai mà biết được ở sau đó còn có cả một câu chuyện tình dài bi thương của chàng thanh niên anh tuấn, hào khí ngời ngời Lê Lợi và giọt nước xinh đẹp.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ, là truyền thuyết, cũng là tình ca. – Tô Lịch ưu thương ngồi chống cằm – Bảo hộ Đại Việt bao nhiêu năm như vậy, truyền thuyết này sao ta lại không biết chứ?
Lạc Long Quân là con trai của Kinh Dương Vương – Lộc Tục và con gái Động Đình Quân là Thần Long. Lạc Long Quân sau khi lên ngôi thành lập ra nhà nước Văn Lang, cũng chính là Vua Hùng đời thứ nhất. Âu Cơ là con gái của Đế Lai – chúa tể động Lăng Xương, một xứ lân vận Văn Lang. Đế Lai tiền bạc không thiếu, uy danh không ai sánh bằng, lại chỉ một người con gái duy nhất là Âu Cơ.
Âu Cơ từ nhỏ xinh đẹp, đam mê y thuật, ngày ngày chỉ biết mày mò. Tính nàng khiêm tốn và ít nói nên không thích tiếp xúc với ai. Từ khi đủ tuổi, đàn ông đến nhà nàng cầu thân không đếm sao cho xuể. Đế Lai rất mừng, nhưng con mắt ông cũng rất cao, chưa hề đồng ý một người con rể nào.
Âu Cơ lại không thích chuyện này. Cho đến năm mười tám tuổi, Đế Lai đã nóng ruột đến phát bực, đành quyết định gả Âu Cơ cho một tên phú hộ bán lương thực. Âu Cơ không thích người này, càng không thích hôn nhân ép buộc. Nên nàng bỏ trốn, đào hôn, rời khỏi Lăng Xương.
Một tiểu thư suốt ngày sống trong chăn ấm nệm êm, đâu biết trải đời là gì. Nhưng nàng vẫn liều mạng rời đi. Ước mơ của nàng chính là đi chu du khắp nơi, học thêm nhiều về y thuật dân gian, chữa bệnh cứu người, vậy là đã mãn nguyện. Vì để thuận lợi cho hành trình, nàng cải trang thành một thanh niên tuấn tú gầy yếu.
Chú Cuội ở phía sau nhanh chóng vọt lên đỡ lấy cô. Hằng Nga ôm một bụm máu trong miệng, hai mắt trợn ngược. Chỉ mới uống chút rượu đã trúng độc. Thế gian đúng là hiểm ác. Chuyện này không tránh khỏi liên can đến Địa Mẫu. Bà nâng váy đi xuống.
- Hằng Nga bị trúng độc rồi, mau đưa về phòng riêng nghỉ, gọi bác sĩ đến. Mau lên! – Đầu Trâu, Mặt Ngựa vâng lời mang cô đi.
Hoài Ly ngạc nhiên, ai mà dám hạ độc ngay trước mặt Địa Mẫu vậy chứ? Đây là cháu gái của Ngọc Hoàng. Quan hệ xưa nay của Địa Mẫu và Ngọc Hoàng... không tốt lắm. Nên bây giờ sắc mặt Địa Mẫu vô cùng khó coi. Bà sai người đưa khách mời về nghỉ ngơi. Sở dĩ không cho bọn họ về đó là muốn tìm xem ai trong số họ là người bỏ độc.
- Bà cô Hằng Nga này hình như sống tạo nghiệp quá nhiều, đi dến đâu cũng có chuyện. – Thánh Gióng vừa về phòng liền quăng mũ lên giường. Liếc mắt thấy khung cảnh tuyệt vời ngoài cửa sổ thì lập tức quên hết bực bội – Trần Thạch, khách sạn ở đây đẹp quá.
Trần Thạch cũng ngẩn ngơ nhìn. Đúng là tuyệt diệu. Cho dù không có mặt trời, còn có sông suối chảy xuyên qua hòn non bộ, róc rách róc rách. Một chiếc cầu nhỏ bắc ngang, một cái đình nhỏ ngoài kia. Cây cối um tùm, sắc hoa đua nở vì khí trời ấm áp của mùa xuân.
Những loài hoa này trên Thiên Đình không có. Bởi vì cây trên kia là cây ưa sáng, còn cây dưới này ưa bóng. Màu sắc cũng không lộng lẫy bằng, nhưng cánh hoa mang theo sương lạnh phủ lên, dường như vĩnh viễn không bao giờ tàn. Khốc liệt, kiên cường.
Trần Thạch gọi binh tướng thân cận dưới trướng mình, chính là Bành Hữu, lên Thiên Đình tìm một ít tư liệu về bố mẹ của Hoài Ly. Hắn cảm thấy, Địa Mẫu nắm giữ Địa Phủ trong bàn tay, lại yêu thương Hoài Ly là nhờ mối quan hệ với bố mẹ cô. Tại sao không điều tra rõ cái chết của họ? Chắc chắn có cái gì đó kiềm hãm bà, ép buộc bà không được điều tra sâu, làm bà phải nể sợ. Nếu như vậy, trên đời này làm gì có ai làm bà e ngại hơn người bố của mình? Địa Mẫu che giấu, không muốn cô điều tra, dường như là đang bảo vệ cô, nhưng bà không biết, Hoài Ly vì muốn làm đến cùng mà không tiếc đào một vong hồn như hắn từ dưới đất lên, thậm chí không tiếc hy sinh mạng sống của mình.
Trần Thạch và Thánh Gióng được xếp ở chung một phòng. Tất cả khách mời đều được đưa đến khách sạn Hoàng Tuyền để nghỉ, không ai thông báo nhưng tựa như đang giam lỏng họ, cho đến khi tìm được người hạ độc thì mới thôi. Chuyện này liên quan đến Thiên Đình, đến Ngọc Hoàng, đến toàn bộ Địa Phủ nên không ai dám phản đối. Cho dù không đồng tình cũng phải ngồi đợi.
Hằng Nga tiên tử là nhân vật lớn cỡ nào không ai không biết. Tin tức nhanh chóng truyền đến tai Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng dù bận công vụ cũng tranh xuống đây một ngày thăm cháu gái. Hằng Nga bị trúng độc không nặng, nằm nghỉ vài ngày là khỏe nên ông cũng yên tâm. Thăm được một lát liền rời đi.
Dựa vào tính cách Hằng Nga, không làm loạn lên mới là lạ. Nhưng mấy ngày nay Địa Phủ yên ắng lạ thường. Ba ngày lễ hội mùa xuân cũng nhanh chóng trôi qua. Bọn họ đã ở đây ba ngày. Được tiếp đãi không khác gì quý tộc, hơn cả đi nghỉ mát. Có suối nước nóng, có đồ ăn ngon, có người đẹp phục vụ.
Thánh Gióng dù có mạnh mẽ đến đâu cũng nhanh chóng mềm oặt. Bên cạnh phòng bọn họ chính là Tô Lĩnh và Long Đỗ. Tất cả đều ở tầng hai. Tầng một là của Thập Điện Diêm Vương, cũng không ngoại lệ bị giam lỏng. Hoài Ly và Đại Thành tất nhiên cũng ở trong số đó.
Sáng hôm nay vẫn như thường lệ, mọi người tập trung xuống sảnh để ăn sáng. Thánh Gióng huơ bánh mỳ trước mặt cô:
- Ngủ không ngon à?
- Giường này không thoải mái bằng giường ở nhà. – Cô cúi đầu húp cháo.
- Chúng ta còn bị giam đến bao giờ đây? Chẳng phải bảo Hằng Nga không sao rồi à?
- Không sao, nhưng Ngọc Hoàng trước khi có dặn phải làm rõ sự việc. – Đại Thành bưng một mâm đồ ăn đến ngồi.
- Sao anh biết? – Thánh Gióng không biết người này, nhưng đoán là người quen của Hoài Ly. Hôm qua thấy hai người đi cùng nhau.
- Nghe nói. Tất cả mọi người đều biết mà.
Phòng Đại Thành ở cạnh phòng của Thập Điện Diêm Vương nên tin tức linh thông lắm. Hoài Ly ở cùng tầng nhưng cũng không biết gì. Thật ra là không quan tâm, cô vẫn còn vì lời nói của Địa Mẫu mà suy nghĩ.
- Tôi đoán chính là chú Cuội làm. Nói xem, lúc đó chú Cuội cũng ngồi gần nhất, Hằng Nga phát độc liền chạy đến. Chắc là để xóa bỏ chứng cứ. – Tô Lịch cẩn thận suy đoán - Các người vẫn chưa bỏ phiếu đúng không? Mau đi đi.
- Bỏ phiếu gì? – Trần Thạch hỏi.
- Dù sao chúng ta ở đây cũng rảnh, chẳng phải làm gì. Vậy thì cùng nhau suy đoán xem ai làm hung thủ. Có người làm một cái bảng ở kia. Chọn chú Cuội thì gạch vào một gạch, nếu có nghi ngờ ai khác thì ghi thêm phía dưới. Một người được tối đa chọn hai người.
- Sao nghe giống như bầu cử Tổng thống vậy?
- Tôi chọn chú Cuội và Thánh Gióng, dù sao bọn họ cũng ngồi gần Hằng Nga nhất. Long Đỗ đương nhiên cũng chọn giống tôi.
Mấy người bọn họ cùng nhau đi qua. Trên bảng chi chít những cái gạch. Dù sao những người ở đây cùng đều quan to chức lớn, bầu chọn kiểu vô danh như vậy cũng không gây thù oán gì. Thánh Gióng buồn bã, bởi vì số phiếu của anh ta xấp xỉ chú Cuội.
- Mấy người suy đoán kiểu gì thế? Tôi là xuống đây vì bảo hộ Hằng Nga. Tôi còn đang phụ trách vụ Ngọc Thố mất tích của cô ta đấy nhé.
- Đừng buồn, vui thôi mà. – Đại Thành vỗ vai anh ta cười ha ha, rồi len lỏi qua, đánh thêm một cái gạch vào chỗ Thánh Gióng – Anh được chọn nhiều rồi, thêm tôi nữa chắc cũng không để ý đâu nhỉ?
Trần Thạch quan sát kĩ lưỡng. Đứng đầu bảng là chú Cuội, sau đó đến Thánh Gióng, tiếp theo là tên một vài người trong đội văn nghệ, rồi đến Trần Thạch, Hoài Ly cũng không loại trừ. Đằng sau bọn họ chính là Tô Lịch và Long Đỗ. Đối diện còn có Thập Điện Diêm Vương, Kinh Dương Vương, Bồng Mông, bọn họ đều ngồi gần đó, chỉ khác là đối diện, cùng phía với Thập Điện Diêm Vương.
Chỉ có một số người ngồi quá xa hoặc là chưa bao giờ lại gần ở phía trên thì không được ghi ra. Hắn phát hiện gần đây phía dưới cùng còn bổ sung thêm Địa Mẫu, có vài gạch ít ỏi. Với suy đoán là Địa Mẫu thương Ngọc Hoàng nhưng cũng hận ông, muốn ông đau khổ, lại muốn ông xuống đây gặp mình.
Hắn không chọn. Hoài Ly cũng có cùng suy nghĩ như vậy. Đang ngồi ngẩn ngơ thì cô nhìn thấy một người đàn ông. Anh ta ngồi ở khá xa, cách hai, ba cái bàn nhưng luôn ngồi nhìn cô, hay đúng hơn là nhìn bọn người cô. Anh ta có đôi mắt hẹp, gương mặt chữ điền, từ nãy đến giờ không đụng vào đồ ăn, chỉ uống cà phê.
Cho đến khi Trần Thạch liếc mắt một cái, trở về chỗ ngồi thì người kia mới thôi nhìn chằm chằm. Hoài Ly cúi xuống thổi cho sữa bớt nóng rồi uống.
- Đó là ai vậy?
- Bồng Mông, cháu trai của Kinh Dương vương, trợ lý của Chuyển Luân vương.
- À, Kinh Dương vương, là tổ tiên của đời Vua Hùng đầu tiên, sau này cưới vợ sinh con, đặt tên là Sùng Lãm. Sau này con lên ngôi vua, tức là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau này cưới Âu Cơ, sinh ra cái bọc trăm trứng. – Hoài Ly chống cằm kể chuyện.
- Là người thì không thể sinh ra bọc trứng.
- Cho dù là tiên cũng không làm được.
Cả hai không hẹn cùng nhìn nhau cười. Sự tích kia rõ ràng là do dân gian bịa đặt. Cũng giống như vua Lê Thái Tổ và thanh gươm kia vậy. Ai mà biết được ở sau đó còn có cả một câu chuyện tình dài bi thương của chàng thanh niên anh tuấn, hào khí ngời ngời Lê Lợi và giọt nước xinh đẹp.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ, là truyền thuyết, cũng là tình ca. – Tô Lịch ưu thương ngồi chống cằm – Bảo hộ Đại Việt bao nhiêu năm như vậy, truyền thuyết này sao ta lại không biết chứ?
Lạc Long Quân là con trai của Kinh Dương Vương – Lộc Tục và con gái Động Đình Quân là Thần Long. Lạc Long Quân sau khi lên ngôi thành lập ra nhà nước Văn Lang, cũng chính là Vua Hùng đời thứ nhất. Âu Cơ là con gái của Đế Lai – chúa tể động Lăng Xương, một xứ lân vận Văn Lang. Đế Lai tiền bạc không thiếu, uy danh không ai sánh bằng, lại chỉ một người con gái duy nhất là Âu Cơ.
Âu Cơ từ nhỏ xinh đẹp, đam mê y thuật, ngày ngày chỉ biết mày mò. Tính nàng khiêm tốn và ít nói nên không thích tiếp xúc với ai. Từ khi đủ tuổi, đàn ông đến nhà nàng cầu thân không đếm sao cho xuể. Đế Lai rất mừng, nhưng con mắt ông cũng rất cao, chưa hề đồng ý một người con rể nào.
Âu Cơ lại không thích chuyện này. Cho đến năm mười tám tuổi, Đế Lai đã nóng ruột đến phát bực, đành quyết định gả Âu Cơ cho một tên phú hộ bán lương thực. Âu Cơ không thích người này, càng không thích hôn nhân ép buộc. Nên nàng bỏ trốn, đào hôn, rời khỏi Lăng Xương.
Một tiểu thư suốt ngày sống trong chăn ấm nệm êm, đâu biết trải đời là gì. Nhưng nàng vẫn liều mạng rời đi. Ước mơ của nàng chính là đi chu du khắp nơi, học thêm nhiều về y thuật dân gian, chữa bệnh cứu người, vậy là đã mãn nguyện. Vì để thuận lợi cho hành trình, nàng cải trang thành một thanh niên tuấn tú gầy yếu.
Danh sách chương