Hãy yêu nước
Ankara 14.1.1964
Acmét thân mến,
Bạn hỏi tôi hè này có về Istanbun chơi không u ? Vì chưa làm đủ thời gian ở nhà máy mới nên ba tôi chưa có quyền nghỉ phép năm. Ba tôi muốn cho mẹ tôi và mấy chị em vẫn về Istanbun nghỉ hè độ một tháng. Nhưng cũng không có gì chắc chắn đâu, vì mẹ tôi chưa quyết định gì cả. Mẹ tôi chẳng muốn chúng tôi đi đâu lại thiếu ba cùng đi. Ba tôi sẽ xoay sở ra sao với việc ăn uống, giặt giũ nếu ông ở nhà một mình ? ... Nếu cuối cùng mẹ tôi vẫn quyết định cho chúng tôi về Istanbun thì chúng tôi sẽ ở nhà cô tôi. Và tất nhiên khi đó tôi sẽ đến thăm bạn và các bạn cũ khác.
Mấy hôm trước tôi đã làm một chuyện động trời. Tôi không thể nào không kể trò nghịch ngợm này cho bạn được. Mentin cũng biết khá rõ câu chuyện, vì nó gần như một đồ đệ, luôn theo sát tôi mà. Thôi, tôi kể nhé!
Chủ nhật trước, chúng tôi về chơi nhà ông bà nội. Ông bà ở một khu cách nhà tôi khá xa. Ông tôi cao tuổi nên không thể ở nhà quá cao với nhiều bậc thang. Sau khi tìm mãi mà không được chỗ nào vừa ý ở tầng trệt, ông bà tôi đến ở một căn hộ lầu một. Nơi đó, tuy phải leo thang một chút nhưng được cái thoáng mát và sạch sẽ. Bà tôi hay nói Như thế với ba mẹ tôi. Lên nhà ông bà tôi phải leo muời tám bậc thang. Tôi không đếm đâu nhé, thế mà vẫn biết rất rõ, vì ông nội tôi thường nói với mọi người : "Tôi vẫn trèo được muời tám bậc thang mà chưa thấy mệt. Dấu hiệu của sức khỏe còn tốt đây". Bạn sẽ rõ tại sao tôi phải nói tỉ mỉ về cái cầu thang Như thế. May mà ông bà tôi không ở mấy tầng cao hơn nữa. Nếu thế thì thế nào các báo cũng có dịp viết về một tai họa lớn xảy ra ở nhà ông bà tôi hôm chủ nhật.
Chị tôi ở nhà vì phải tiếp các bạn đến chơi. Từ sáng sớm, ba mẹ tôi, Mentin và tôi đã đáp xe buýt đến nhà ông bà nội. Bà tôi chuẩn bị cho chúng tôi bao nhiêu là thức ăn và các loại bánh kẹo rất ngon ... Dùng bữa trua xong, theo thường lệ, ông nội và ba tôi hay ngồi nói chuyện bên tách cà phê. Tôi cũng sán đến gần, vì tôi rất thích nghe ông nội và ba tôi nói chuyện chính trị. Trong phòng khách không có ai khác ngoài ba chúng tôi. Tôi giả bộ xem báo, nhưng thực tình để hoàn toàn tâm trí vào cuộc nói chuyện của người lớn.
Ông nội tôi mê tình hình chính trị lắm. Cứ lúc nào có hai người, ông và ba tôi, là y như rằng ông bàn đến tình hình đất nước. Sau bữa ăn và có tách cà phê thì ba tôi không thể thoát khỏi một cuộc thẩm vấn về các vấn đề trọng đại của đất nước và cả thế giới. Duy chỉ có một điều là bao giờ cũng xảy ra chuyện tức cuời và chính cái đó hấp dẫn tôi ... Nội tôi rất hay ngủ gật. Có khi mới cầm đến tách cà phê, ông nội tôi đã chuẩn bị ngủ rồi. Tuy nhiên Trước khi ngáy, ông tôi vẫn còn kịp hỏi ba tôi một câu chính trị nào đó. Ba tôi chưa kịp trả lời gì thì ông tôi đã ngủ rồi. Thấy vậy, ba tôi im lặng nhưng vẫn ngồi tại chỗ. Bởi vì ông nội gục thật đấy, nhưng chợt choàng tỉnh rất nhanh, có khi vì chính tiếng ngáy của ông thôi.
Dậy một cái là ông hỏi ngay ba tôi :
- Ờ, mà sau đó thì sao ? Nếu không có mặt ba tôi tại đó là ông nội tôi giận dỗi, vì thế, dù ông có ngủ gà ngủ gật, ba tôi cũng không dám ra khỏi phòng khách. Mỗi lần choàng tỉnh dậy, ông tôi lại hỏi :
- Chúng ta đang nói đến đâu rồi ?
Ba tôi phải nhớ thật chính xác câu chuyện đang dừng ở chỗ nào để trả lời cho được. Có khi nội tôi phản đối khi ba trả lời xong :
- Không, không phải chỗ đó ... Ba đang nói chuyện khác kia! Chúng ta đang nói về việc gì nhỉ ? - Ông tôi muốn biết chính xác cơ.
Vì vậy, đôi khi hai người tranh luận sôi nổi. Còn tôi thì rất khoái chí, vì các cuộc nói chuyện kiểu đó rất buồn cuời. Ba tôi có lẽ chẳng thích thú gì lắm nhưng phải chiều ý ông nội tôi.
- Này, sao nữa ?
Ba tôi lại tiếp tục câu chuyện đang nói dở chừng, nhưng chưa được hai câu thì ông tôi lại ngủ ... Cứ như vậy hàng tiếng đồng hồ. Sau đó hoặc ông nội tôi tỉnh ngủ hẳn để thảo luận chính trị sôi nổi hoặc ông dựa đầu vào thành ghế và ngủ thẳng một mạch. Ông tôi thường gọi giấc ngủ gà ngủ gật là một chút nghỉ ngơi. Ngay cả lúc ngủ say, đôi khi ông tôi vẫn như thức và bảo ba tôi :
- Con cứ nói tiếp đi, ba nghe ...
Thật là không thể nào chịu đựng được, nhưng ba tôi vẫn kiên nhẫn chiều theo, vì ba rất kính trọng ông nội. Bạn không biết chứ ba tôi có lúc đã từng là sĩ quan trong đơn vị của ông nội tôi đấy. Chẳng có gì là lạ, khi đã về huu khá lâu rồi, ông vẫn được mọi người kính nể như lúc còn là đại tá đuơng nhiệm.
Chủ nhật vừa rồi, ăn trua xong, mỗi người trong một chiếc ghế bành đối diện nhau, ba tôi và ông nội vừa uống cà phê vừa bàn luận đủ chuyện. Bắt đầu, ông nội tôi đặt câu hỏi :
- Có gì mới không ? Anh thấy tình hình đất nước ra sao ?
Ba tôi định trả lời thì ông tôi đã ngáy khò khò. Sau một cái gật đầu mạnh xuống ngực, ông choàng tỉnh dậy và hỏi ba tôi tiếp :
- Thế cũng được. Vậy trong tình hình đó thì người Đức sẽ phản ứng ra sao ?
Từ nãy, trong câu chuyện có nói gì đến người Đức đâu nhỉ ? Nhưng ba tôi lại nói tiếp rất lịch sự như câu chuyện từ nãy vẫn nói về người Đức vậy.
- Vâng, vâng, người Đức đã phát triển rất nhanh ba ạ! Bởi vì họ ...
Nhưng ba tôi chưa kịp nói cho hết câu thì nội tôi đã ngủ rồi. Ba tôi im lặng và xem báo tiếp. Tự nhiên ông tôi giật mình tỉnh giấc :
- Con nói sao ? Người Mỹ sẽ làm gì trong tình huống đó ?
Tôi giấu mình sau tờ báo, cố nín cuời. Còn ba tôi thì lại nói chuyện rất nghiêm chỉnh :
- Người Mỹ ấy à ? Ba xem, quân đội Mỹ rất ...
Hai người cứ như thế mà tiếp tục câu chuyện. Ông tôi có lúc nhắc đến tên một nhà lãnh đạo quốc gia nào đó mà bạn chẳng biết ở xứ nào nữa ...
- Thế còn Giáo hoàng thì sao ? Cần phải luu tâm đến ý kiến của cả Giáo hoàng nữa đấy.
- Giáo hoàng ấy à ... Ba phải biết là mọi người đều cho rằng Giáo hoàng ...
Sau đó, hình như ông nội tôi không buồn ngủ nữa. Hai người tranh luận sôi nổi về tuơng lai phát triển của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nội cho rằng nước Thổ sẽ phát triển dựa trên công cuộc xuất khẩu mạnh mẽ các sản phẩm công nghiệp. Ông tôi nói nhiều lắm, có lúc người nổi cáu thật sự :
- Nhưng không thể làm như ta đã làm trong việc xuất khẩu ốc sên ... anh biết ốc sên chứ ... ốc sên ...
Ông nội nhắc lại vài lần chữ ốc sên và lại thiếp đi. Ba tôi với lấy tờ báo định đọc tiếp thì ... Hấp! Ông tôi lại thức dậy rồi :
- Chúng ta đang nói về gì nhỉ ?
- Về ốc sên ba ạ.
- ốc sên nào ?
- ốc sên của ta ấy ... loại để xuất khẩu ...
- à, à ... chúng ta đang nói về xuất khẩu ốc sên ... Đúng, chúng ta không thể phát triển kinh tế chỉ dựa vào nguồn xuất khẩu ốc sên mà thôi. Cần phải tìm thêm các sản phẩm khác để xuất khẩu ... thưốc lá, bông ... đậu phọng ... luơng thực ... Đó là những sản phẩm truyền thống của ta ...
Và ông lại ngủ gật. Lúc tỉnh dậy, ông nói :
- Chúng ta dừng lại ở đâu nhỉ ?
- Ba đang nói về các sản phẩm truyền thống ...
Giữa lúc đó có người bấm chuông ngoài cửa. Tôi chạy ra mở và thấy một ông đứng tuổi, ăn mặc lịch sự. Ông ấy hỏi nội tôi. Tôi thưa là nội có nhà và chạy vào báo cho nội biết có khách. Ông tôi ra cửa, vồn vã chào người mới đến :
- Xin mời vào nhà, xin mời ông. Ngọn gió nào đưa ông tới nhà chúng tôi thế?
Ông khách đưa cho tôi một hộp kẹo sô-cô-la rất lớn có buộc dải băng diêm dúa. Mấy người lớn trở vào phòng khách, còn tôi mang hộp kẹo vào cho bà nội. Mentin, sau bữa ăn biến đi đâu mất, lúc này lại thấy xuất hiện cạnh bà tôi. Tôi mở hộp : cả một hộp lớn toàn sô-cô-la bọc hạt dẻ ngọt, là loại kẹo cao cấp rất ngon mà tôi thích vô cùng.
Tôi ngờ ngợ nhận ra ông khách ngay từ lúc mở cửa, nhưng chưa chắc chắn. Vì thế, sau khi được bà cho ăn kẹo xong, tôi lại trở vào phòng khách, ngồi xa xa một chút để nghe chuyện. Tôi nghĩ mãi không ra đã quen ông khách ấy ở đâu. Chợt nghe tiếng ông nói, tôi nhận ra liền. Bây giờ tôi nói cho bạn biết ông ấy là ai, chắc chắn bạn cũng sẽ nhớ ra ngay thôi. Năm ngoái, nhân dịp Quốc khánh, có một ông nhà báo đến trường mình nói về nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ phải không ? Đó, chính ông nhà báo ấy đến nhà ông tôi chủ nhật vừa qua. Ông ta có một đứa cháu gái học lớp hai ở trường ta đấy mà. Thực ra cũng chỉ vì đứa cháu mà ông ta đến nói chuyện ở trường ta đấy thôi. Đó là một nhà báo nổi tiếng của nước ta đấy nhé! Hôm ấy đến trường, ông hiệu truởng cứ loanh quanh bên ông ta, tỏ vẻ rất kính trọng. Tôi còn nhớ như in lời hùng biện của ông nhà báo ngày hôm đó "Các em, chúng ta phải yêu nước ! Hãy yêu quý tổ quốc của chúng ta ... Các em phải tìm hiểu thật kỹ đất nước này và yêu nó. Khi lớn lên, các em hãy đến làm việc tại những vùng xa xôi hẻo lánh còn nghèo nàn lạc hậu. Các em nhớ đi đến từng bản làng còn khó khăn, nghèo đói. Hãy làm việc hăng say tại những nơi còn tối tăm, lạc hậu. Nước Cộng hòa của chúng ta trao sứ mệnh vinh quang đó cho các em!" Giọng nói ngọt ngào mà rất hùng tráng của ông ấy còn văng vẳng bên tai tôi : "Chính các em là những sứ giả đem ánh sáng văn minh đến các miền xa xôi, lạc hậu của đất nước, Tại những nơi đó đang cần vốn văn hóa, khoa học của các em". Nghe ông ta nói, tôi đã cảm động xiết bao.
Không kìm được, tôi vội nói với khách :
- Cháu nhận ra ông rồi! Năm ngoái ông đã đến trường cháu ở Istanbun nói chuyện.
- Đúng rồi, đúng rồi. Tôi có đứa cháu học ở đó.
Sau đó tôi lảng ra để nghe cái ông có giọng nói ngọt lịm như mật ong nói chuyện. Nhưng Acmét thân mến, nếu bạn biết sau đó ra sao thì ... Tôi đã mất hết cả cảm tình với ông ta.
Nguyên do là thế này : Nhà báo nổi tiếng có một người con trai, học xong đại học sư phạm và trở thành nhà giáo. Anh ta được phân công về dạy học ở một làng quê hẻo lánh vùng Anatolia. Người thành phố làm sao mà sống được ở cái vùng chẳng có một tí tiện nghi nào ấy. Hơn nữa anh ta lại mới cuới vợ, một cô gái Mỹ đàng hoàng. Không thể mang người vợ trẻ, đẹp lại là người ngoại quốc đến cái vùng xa xôi hoang dã ấy được.
Ông nhà báo đã chạy vạy khắp nơi, nhờ cậy tất cả bạn bè, người quen có chức có quyền và cuối cùng đã chuyển được cho anh con trai về làm việc ở một trường học ở ngay Istanbun.
Nhưng trường đó vẫn còn xa nhà quá. Anh con trai đi làm còn khó khăn, vất vả. Thế mà gần ngay nhà ông, cách mấy buớc chân lại có mấy trường học rất tốt, đầy đủ tiện nghi ...
Vì vậy ông nhà báo lại phải ra tay vận động một lần nữa để anh con trai có thể về một trường nào đó gần nhà. Một người bạn của ông nội tôi có thẩm quyền giải quyết vấn đề, nên vừa đến Ankara, nhà báo vội đến thăm ông nội tôi ngay. Nếu ông nội tôi chỉ nói với ông bạn một câu thôi, công việc coi như chắc chắn là xong. Không biết có thật thế không hay ông ta tâng bốc ông nội tôi để được giúp đỡ. Nghe ông ta nói hết câu chuyện, máu trong người tôi như sôi lên. Biết chắc sẽ bị coi là hỗn láo với người lớn, song tôi vẫn không nhịn được, vội hỏi xen vào giữa câu chuyện.
- Nhưng thưa ông, thế thì lấy ai đem ánh sáng văn minh đến cho những vùng đất xa xôi hẻo lánh còn lạc hậu của đất nước ạ ?
Cũng vô tình mà tôi đã nhắc lại câu nói của ông nhà báo hôm đến trường. Hoặc không hiểu, hoặc làm ra vẻ không hiểu, ông ta nói :
- Cháu bảo gì hả cháu gái ? - Ông ấy nói bằng giọng ngọt ngào như mía lùi.
Ba tôi nghiêm giọng đuổi tôi ra ngoài :
- Nào, con đi bưng cà phê lại đây cho ba, nhanh lên!
Mang cà phê cho ba người xong, tôi đi ra ngoài ngay vì chẳng muốn nghe ông nhà báo nói nữa. Tôi vào nhà tắm xem lại đống quần áo bà tôi đang ngâm, định giặt giúp bà. Tôi chợt nghĩ ra một trò tinh quái. Tôi lấy mấy miếng xà bông vất vào bình nước nóng. Xà bông tan nhanh trong nước thành một chất nhờn nhờn, sền sệt. Không để ai nhìn thấy, tôi rón rén ra khỏi buồng tắm, mang theo bình nước xà bông và đổ lên các bậc thang đi xuống sân. Để khỏi bị ngã, tôi đổ từ từ, từ các bậc thang thấp nhất dần dần lên cao. Tôi dàn đều thứ nước trơn nhẫy ấy ra khắp mặt từng bậc một, chợt nhìn lên, tôi thấy Mentin đang chú ý đứng xem. Nó ngạc nhiên hỏi to :
- Chị làm gì thế ? Rửa cầu thang đấy à ?
- Suỵt! Rồi em sẽ thấy. Nhưng đừng có nói gì với ai nhé!
Sợ người nhà vô tình bị ngã, chúng tôi đứng chơi ở ngay đầu cầu thang để canh chừng, trước cánh cửa mở.
Cuối cùng, ông khách đã quyết định về. Ông vừa đứng dậy, tôi và Mentin đã lẩn vội vào nhà. Ba tôi và ông nội tiễn khách ra tận cửa. Họ bắt tay nhau :
- Chào các vị, tạm biệt !
- Chào ông ...
- Khi có kết quả, mong ông báo ngay cho tôi được biết ạ. Xin cám ơn ông ...
Chưa nói xong câu cám ơn, chân nhà báo đã truợt đi. Để giữ thăng bằng, ông ấy nhảy hết chân nọ đến chân kia. Ông nội và ba tôi không nhìn thấy vì đã quay vào nhà, nhưng ông tôi bảo ba tôi giọng thắc mắc :
- Thằng cha này nó xuống thang gác mới kỳ chứ! Cứ như là hắn nhảy valse ấy.
Nghe vậy tôi liền nói một cách độc địa :
- Có lẽ ông ấy nhảy lên sung suớng vì việc của con ông ấy sẽ được giúp đỡ đấy !
Tôi chỉ nói thế rồi im tịt. Để xem tình hình diễn biến ra sao, tôi nháy Mentin đi ra ban-công nhìn xuống sân. Chúng tôi thấy hai cái chân duỗi dài trên nguỡng cửa nhà. Xe riêng của nhà báo đợi ông ta ngay trong sân. Chợt tài xế giật mình, vội xuống xe, chạy lại xốc nhà báo lên và dìu vào trong xe. Chiếc xe chạy vội đi, còn tôi thì phải tất tả đi rửa cầu thang lập tức. Mentin cũng phụ giúp tôi, gớm nó cuời mới khiếp chứ. Tôi tin là nó chẳng mách lại chuyện này cho ai biết. Nhưng sau đó thì tôi lại sợ. Lỡ ông nhà báo ngã bể sọ ra thì sao ?
Tuy nhiên tôi đã thoát nạn khá dễ dàng. Mấy ngày sau không thấy ai nói gì đến chuyện đó. Tôi thở phào nhẹ nhõm ...
Cũng trua hôm đó, ngay khi xe của ông khách về rồi và tôi đã rửa cầu thang xong, tôi lại trở lại phòng khách. Ông tôi đang ngủ gà ngủ gật, còn ba tôi thì ngồi ghế bành Trước mặt ông và đọc báo. Sau khi gật mấy cái rất mạnh, ông tôi tỉnh dậy :
- Chúng ta đang nói gì nhỉ?
Có lẽ ba tôi đã chán ngán :
- Chúng ta chẳng nói gì cả! Trước đây ba có nói gì đâu ?
- ừ, ba không nói gì thật. Nhưng này, chuyện chiến tranh hạt nhân sẽ ra sao nhỉ ? Con nhận định thế nào về vấn đề này ? - Ông chợt phấn chấn vì tìm ra một đề tài mới.
Ba tôi sau khi giải thích qua loa và đưa ra vài ý kiến riêng, vội hỏi ông tôi xem ông khách vừa tới nhà là ai.
Ông nội tôi cũng có vẻ chán ngán :
- Nói làm gì đến cái đồ quỷ ấy. Đó là cái thứ chạy vạy, luồn lọt khắp nơi để đạt tới một mục đích nhỏ nhặt nào đó ...
Khi ấy tôi đánh bạo xen vào :
- Nhưng ông ơi, rồi ông lại sẽ giúp con trai ông ta chứ ?
- Cháu gái ạ, biết làm sao được, ông đã trót hứa với người ta rồi mà ...
Sau đó ông tôi dựa vào thành ghế và ngủ rất say sua. Ba tôi rón rén ra khỏi phòng khách.
Thư trước bạn kêu là bạn đã viết quá dài. Bạn xem thư này tôi còn viết dài hơn ấy chứ.
Gởi lời chào tất cả.
Bạn thân
ZeynepTái bút : Năm ngoái nghe nhà báo nổi tiếng diễn thưyết hay quá, tôi đã khóc vì cảm động. Nhưng bạn phải biết rằng từ nay trở đi, nghe bất cứ ai nói như vậy, tôi sẽ không khóc nữa đâu, bạn ạ.
Ankara 14.1.1964
Acmét thân mến,
Bạn hỏi tôi hè này có về Istanbun chơi không u ? Vì chưa làm đủ thời gian ở nhà máy mới nên ba tôi chưa có quyền nghỉ phép năm. Ba tôi muốn cho mẹ tôi và mấy chị em vẫn về Istanbun nghỉ hè độ một tháng. Nhưng cũng không có gì chắc chắn đâu, vì mẹ tôi chưa quyết định gì cả. Mẹ tôi chẳng muốn chúng tôi đi đâu lại thiếu ba cùng đi. Ba tôi sẽ xoay sở ra sao với việc ăn uống, giặt giũ nếu ông ở nhà một mình ? ... Nếu cuối cùng mẹ tôi vẫn quyết định cho chúng tôi về Istanbun thì chúng tôi sẽ ở nhà cô tôi. Và tất nhiên khi đó tôi sẽ đến thăm bạn và các bạn cũ khác.
Mấy hôm trước tôi đã làm một chuyện động trời. Tôi không thể nào không kể trò nghịch ngợm này cho bạn được. Mentin cũng biết khá rõ câu chuyện, vì nó gần như một đồ đệ, luôn theo sát tôi mà. Thôi, tôi kể nhé!
Chủ nhật trước, chúng tôi về chơi nhà ông bà nội. Ông bà ở một khu cách nhà tôi khá xa. Ông tôi cao tuổi nên không thể ở nhà quá cao với nhiều bậc thang. Sau khi tìm mãi mà không được chỗ nào vừa ý ở tầng trệt, ông bà tôi đến ở một căn hộ lầu một. Nơi đó, tuy phải leo thang một chút nhưng được cái thoáng mát và sạch sẽ. Bà tôi hay nói Như thế với ba mẹ tôi. Lên nhà ông bà tôi phải leo muời tám bậc thang. Tôi không đếm đâu nhé, thế mà vẫn biết rất rõ, vì ông nội tôi thường nói với mọi người : "Tôi vẫn trèo được muời tám bậc thang mà chưa thấy mệt. Dấu hiệu của sức khỏe còn tốt đây". Bạn sẽ rõ tại sao tôi phải nói tỉ mỉ về cái cầu thang Như thế. May mà ông bà tôi không ở mấy tầng cao hơn nữa. Nếu thế thì thế nào các báo cũng có dịp viết về một tai họa lớn xảy ra ở nhà ông bà tôi hôm chủ nhật.
Chị tôi ở nhà vì phải tiếp các bạn đến chơi. Từ sáng sớm, ba mẹ tôi, Mentin và tôi đã đáp xe buýt đến nhà ông bà nội. Bà tôi chuẩn bị cho chúng tôi bao nhiêu là thức ăn và các loại bánh kẹo rất ngon ... Dùng bữa trua xong, theo thường lệ, ông nội và ba tôi hay ngồi nói chuyện bên tách cà phê. Tôi cũng sán đến gần, vì tôi rất thích nghe ông nội và ba tôi nói chuyện chính trị. Trong phòng khách không có ai khác ngoài ba chúng tôi. Tôi giả bộ xem báo, nhưng thực tình để hoàn toàn tâm trí vào cuộc nói chuyện của người lớn.
Ông nội tôi mê tình hình chính trị lắm. Cứ lúc nào có hai người, ông và ba tôi, là y như rằng ông bàn đến tình hình đất nước. Sau bữa ăn và có tách cà phê thì ba tôi không thể thoát khỏi một cuộc thẩm vấn về các vấn đề trọng đại của đất nước và cả thế giới. Duy chỉ có một điều là bao giờ cũng xảy ra chuyện tức cuời và chính cái đó hấp dẫn tôi ... Nội tôi rất hay ngủ gật. Có khi mới cầm đến tách cà phê, ông nội tôi đã chuẩn bị ngủ rồi. Tuy nhiên Trước khi ngáy, ông tôi vẫn còn kịp hỏi ba tôi một câu chính trị nào đó. Ba tôi chưa kịp trả lời gì thì ông tôi đã ngủ rồi. Thấy vậy, ba tôi im lặng nhưng vẫn ngồi tại chỗ. Bởi vì ông nội gục thật đấy, nhưng chợt choàng tỉnh rất nhanh, có khi vì chính tiếng ngáy của ông thôi.
Dậy một cái là ông hỏi ngay ba tôi :
- Ờ, mà sau đó thì sao ? Nếu không có mặt ba tôi tại đó là ông nội tôi giận dỗi, vì thế, dù ông có ngủ gà ngủ gật, ba tôi cũng không dám ra khỏi phòng khách. Mỗi lần choàng tỉnh dậy, ông tôi lại hỏi :
- Chúng ta đang nói đến đâu rồi ?
Ba tôi phải nhớ thật chính xác câu chuyện đang dừng ở chỗ nào để trả lời cho được. Có khi nội tôi phản đối khi ba trả lời xong :
- Không, không phải chỗ đó ... Ba đang nói chuyện khác kia! Chúng ta đang nói về việc gì nhỉ ? - Ông tôi muốn biết chính xác cơ.
Vì vậy, đôi khi hai người tranh luận sôi nổi. Còn tôi thì rất khoái chí, vì các cuộc nói chuyện kiểu đó rất buồn cuời. Ba tôi có lẽ chẳng thích thú gì lắm nhưng phải chiều ý ông nội tôi.
- Này, sao nữa ?
Ba tôi lại tiếp tục câu chuyện đang nói dở chừng, nhưng chưa được hai câu thì ông tôi lại ngủ ... Cứ như vậy hàng tiếng đồng hồ. Sau đó hoặc ông nội tôi tỉnh ngủ hẳn để thảo luận chính trị sôi nổi hoặc ông dựa đầu vào thành ghế và ngủ thẳng một mạch. Ông tôi thường gọi giấc ngủ gà ngủ gật là một chút nghỉ ngơi. Ngay cả lúc ngủ say, đôi khi ông tôi vẫn như thức và bảo ba tôi :
- Con cứ nói tiếp đi, ba nghe ...
Thật là không thể nào chịu đựng được, nhưng ba tôi vẫn kiên nhẫn chiều theo, vì ba rất kính trọng ông nội. Bạn không biết chứ ba tôi có lúc đã từng là sĩ quan trong đơn vị của ông nội tôi đấy. Chẳng có gì là lạ, khi đã về huu khá lâu rồi, ông vẫn được mọi người kính nể như lúc còn là đại tá đuơng nhiệm.
Chủ nhật vừa rồi, ăn trua xong, mỗi người trong một chiếc ghế bành đối diện nhau, ba tôi và ông nội vừa uống cà phê vừa bàn luận đủ chuyện. Bắt đầu, ông nội tôi đặt câu hỏi :
- Có gì mới không ? Anh thấy tình hình đất nước ra sao ?
Ba tôi định trả lời thì ông tôi đã ngáy khò khò. Sau một cái gật đầu mạnh xuống ngực, ông choàng tỉnh dậy và hỏi ba tôi tiếp :
- Thế cũng được. Vậy trong tình hình đó thì người Đức sẽ phản ứng ra sao ?
Từ nãy, trong câu chuyện có nói gì đến người Đức đâu nhỉ ? Nhưng ba tôi lại nói tiếp rất lịch sự như câu chuyện từ nãy vẫn nói về người Đức vậy.
- Vâng, vâng, người Đức đã phát triển rất nhanh ba ạ! Bởi vì họ ...
Nhưng ba tôi chưa kịp nói cho hết câu thì nội tôi đã ngủ rồi. Ba tôi im lặng và xem báo tiếp. Tự nhiên ông tôi giật mình tỉnh giấc :
- Con nói sao ? Người Mỹ sẽ làm gì trong tình huống đó ?
Tôi giấu mình sau tờ báo, cố nín cuời. Còn ba tôi thì lại nói chuyện rất nghiêm chỉnh :
- Người Mỹ ấy à ? Ba xem, quân đội Mỹ rất ...
Hai người cứ như thế mà tiếp tục câu chuyện. Ông tôi có lúc nhắc đến tên một nhà lãnh đạo quốc gia nào đó mà bạn chẳng biết ở xứ nào nữa ...
- Thế còn Giáo hoàng thì sao ? Cần phải luu tâm đến ý kiến của cả Giáo hoàng nữa đấy.
- Giáo hoàng ấy à ... Ba phải biết là mọi người đều cho rằng Giáo hoàng ...
Sau đó, hình như ông nội tôi không buồn ngủ nữa. Hai người tranh luận sôi nổi về tuơng lai phát triển của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nội cho rằng nước Thổ sẽ phát triển dựa trên công cuộc xuất khẩu mạnh mẽ các sản phẩm công nghiệp. Ông tôi nói nhiều lắm, có lúc người nổi cáu thật sự :
- Nhưng không thể làm như ta đã làm trong việc xuất khẩu ốc sên ... anh biết ốc sên chứ ... ốc sên ...
Ông nội nhắc lại vài lần chữ ốc sên và lại thiếp đi. Ba tôi với lấy tờ báo định đọc tiếp thì ... Hấp! Ông tôi lại thức dậy rồi :
- Chúng ta đang nói về gì nhỉ ?
- Về ốc sên ba ạ.
- ốc sên nào ?
- ốc sên của ta ấy ... loại để xuất khẩu ...
- à, à ... chúng ta đang nói về xuất khẩu ốc sên ... Đúng, chúng ta không thể phát triển kinh tế chỉ dựa vào nguồn xuất khẩu ốc sên mà thôi. Cần phải tìm thêm các sản phẩm khác để xuất khẩu ... thưốc lá, bông ... đậu phọng ... luơng thực ... Đó là những sản phẩm truyền thống của ta ...
Và ông lại ngủ gật. Lúc tỉnh dậy, ông nói :
- Chúng ta dừng lại ở đâu nhỉ ?
- Ba đang nói về các sản phẩm truyền thống ...
Giữa lúc đó có người bấm chuông ngoài cửa. Tôi chạy ra mở và thấy một ông đứng tuổi, ăn mặc lịch sự. Ông ấy hỏi nội tôi. Tôi thưa là nội có nhà và chạy vào báo cho nội biết có khách. Ông tôi ra cửa, vồn vã chào người mới đến :
- Xin mời vào nhà, xin mời ông. Ngọn gió nào đưa ông tới nhà chúng tôi thế?
Ông khách đưa cho tôi một hộp kẹo sô-cô-la rất lớn có buộc dải băng diêm dúa. Mấy người lớn trở vào phòng khách, còn tôi mang hộp kẹo vào cho bà nội. Mentin, sau bữa ăn biến đi đâu mất, lúc này lại thấy xuất hiện cạnh bà tôi. Tôi mở hộp : cả một hộp lớn toàn sô-cô-la bọc hạt dẻ ngọt, là loại kẹo cao cấp rất ngon mà tôi thích vô cùng.
Tôi ngờ ngợ nhận ra ông khách ngay từ lúc mở cửa, nhưng chưa chắc chắn. Vì thế, sau khi được bà cho ăn kẹo xong, tôi lại trở vào phòng khách, ngồi xa xa một chút để nghe chuyện. Tôi nghĩ mãi không ra đã quen ông khách ấy ở đâu. Chợt nghe tiếng ông nói, tôi nhận ra liền. Bây giờ tôi nói cho bạn biết ông ấy là ai, chắc chắn bạn cũng sẽ nhớ ra ngay thôi. Năm ngoái, nhân dịp Quốc khánh, có một ông nhà báo đến trường mình nói về nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ phải không ? Đó, chính ông nhà báo ấy đến nhà ông tôi chủ nhật vừa qua. Ông ta có một đứa cháu gái học lớp hai ở trường ta đấy mà. Thực ra cũng chỉ vì đứa cháu mà ông ta đến nói chuyện ở trường ta đấy thôi. Đó là một nhà báo nổi tiếng của nước ta đấy nhé! Hôm ấy đến trường, ông hiệu truởng cứ loanh quanh bên ông ta, tỏ vẻ rất kính trọng. Tôi còn nhớ như in lời hùng biện của ông nhà báo ngày hôm đó "Các em, chúng ta phải yêu nước ! Hãy yêu quý tổ quốc của chúng ta ... Các em phải tìm hiểu thật kỹ đất nước này và yêu nó. Khi lớn lên, các em hãy đến làm việc tại những vùng xa xôi hẻo lánh còn nghèo nàn lạc hậu. Các em nhớ đi đến từng bản làng còn khó khăn, nghèo đói. Hãy làm việc hăng say tại những nơi còn tối tăm, lạc hậu. Nước Cộng hòa của chúng ta trao sứ mệnh vinh quang đó cho các em!" Giọng nói ngọt ngào mà rất hùng tráng của ông ấy còn văng vẳng bên tai tôi : "Chính các em là những sứ giả đem ánh sáng văn minh đến các miền xa xôi, lạc hậu của đất nước, Tại những nơi đó đang cần vốn văn hóa, khoa học của các em". Nghe ông ta nói, tôi đã cảm động xiết bao.
Không kìm được, tôi vội nói với khách :
- Cháu nhận ra ông rồi! Năm ngoái ông đã đến trường cháu ở Istanbun nói chuyện.
- Đúng rồi, đúng rồi. Tôi có đứa cháu học ở đó.
Sau đó tôi lảng ra để nghe cái ông có giọng nói ngọt lịm như mật ong nói chuyện. Nhưng Acmét thân mến, nếu bạn biết sau đó ra sao thì ... Tôi đã mất hết cả cảm tình với ông ta.
Nguyên do là thế này : Nhà báo nổi tiếng có một người con trai, học xong đại học sư phạm và trở thành nhà giáo. Anh ta được phân công về dạy học ở một làng quê hẻo lánh vùng Anatolia. Người thành phố làm sao mà sống được ở cái vùng chẳng có một tí tiện nghi nào ấy. Hơn nữa anh ta lại mới cuới vợ, một cô gái Mỹ đàng hoàng. Không thể mang người vợ trẻ, đẹp lại là người ngoại quốc đến cái vùng xa xôi hoang dã ấy được.
Ông nhà báo đã chạy vạy khắp nơi, nhờ cậy tất cả bạn bè, người quen có chức có quyền và cuối cùng đã chuyển được cho anh con trai về làm việc ở một trường học ở ngay Istanbun.
Nhưng trường đó vẫn còn xa nhà quá. Anh con trai đi làm còn khó khăn, vất vả. Thế mà gần ngay nhà ông, cách mấy buớc chân lại có mấy trường học rất tốt, đầy đủ tiện nghi ...
Vì vậy ông nhà báo lại phải ra tay vận động một lần nữa để anh con trai có thể về một trường nào đó gần nhà. Một người bạn của ông nội tôi có thẩm quyền giải quyết vấn đề, nên vừa đến Ankara, nhà báo vội đến thăm ông nội tôi ngay. Nếu ông nội tôi chỉ nói với ông bạn một câu thôi, công việc coi như chắc chắn là xong. Không biết có thật thế không hay ông ta tâng bốc ông nội tôi để được giúp đỡ. Nghe ông ta nói hết câu chuyện, máu trong người tôi như sôi lên. Biết chắc sẽ bị coi là hỗn láo với người lớn, song tôi vẫn không nhịn được, vội hỏi xen vào giữa câu chuyện.
- Nhưng thưa ông, thế thì lấy ai đem ánh sáng văn minh đến cho những vùng đất xa xôi hẻo lánh còn lạc hậu của đất nước ạ ?
Cũng vô tình mà tôi đã nhắc lại câu nói của ông nhà báo hôm đến trường. Hoặc không hiểu, hoặc làm ra vẻ không hiểu, ông ta nói :
- Cháu bảo gì hả cháu gái ? - Ông ấy nói bằng giọng ngọt ngào như mía lùi.
Ba tôi nghiêm giọng đuổi tôi ra ngoài :
- Nào, con đi bưng cà phê lại đây cho ba, nhanh lên!
Mang cà phê cho ba người xong, tôi đi ra ngoài ngay vì chẳng muốn nghe ông nhà báo nói nữa. Tôi vào nhà tắm xem lại đống quần áo bà tôi đang ngâm, định giặt giúp bà. Tôi chợt nghĩ ra một trò tinh quái. Tôi lấy mấy miếng xà bông vất vào bình nước nóng. Xà bông tan nhanh trong nước thành một chất nhờn nhờn, sền sệt. Không để ai nhìn thấy, tôi rón rén ra khỏi buồng tắm, mang theo bình nước xà bông và đổ lên các bậc thang đi xuống sân. Để khỏi bị ngã, tôi đổ từ từ, từ các bậc thang thấp nhất dần dần lên cao. Tôi dàn đều thứ nước trơn nhẫy ấy ra khắp mặt từng bậc một, chợt nhìn lên, tôi thấy Mentin đang chú ý đứng xem. Nó ngạc nhiên hỏi to :
- Chị làm gì thế ? Rửa cầu thang đấy à ?
- Suỵt! Rồi em sẽ thấy. Nhưng đừng có nói gì với ai nhé!
Sợ người nhà vô tình bị ngã, chúng tôi đứng chơi ở ngay đầu cầu thang để canh chừng, trước cánh cửa mở.
Cuối cùng, ông khách đã quyết định về. Ông vừa đứng dậy, tôi và Mentin đã lẩn vội vào nhà. Ba tôi và ông nội tiễn khách ra tận cửa. Họ bắt tay nhau :
- Chào các vị, tạm biệt !
- Chào ông ...
- Khi có kết quả, mong ông báo ngay cho tôi được biết ạ. Xin cám ơn ông ...
Chưa nói xong câu cám ơn, chân nhà báo đã truợt đi. Để giữ thăng bằng, ông ấy nhảy hết chân nọ đến chân kia. Ông nội và ba tôi không nhìn thấy vì đã quay vào nhà, nhưng ông tôi bảo ba tôi giọng thắc mắc :
- Thằng cha này nó xuống thang gác mới kỳ chứ! Cứ như là hắn nhảy valse ấy.
Nghe vậy tôi liền nói một cách độc địa :
- Có lẽ ông ấy nhảy lên sung suớng vì việc của con ông ấy sẽ được giúp đỡ đấy !
Tôi chỉ nói thế rồi im tịt. Để xem tình hình diễn biến ra sao, tôi nháy Mentin đi ra ban-công nhìn xuống sân. Chúng tôi thấy hai cái chân duỗi dài trên nguỡng cửa nhà. Xe riêng của nhà báo đợi ông ta ngay trong sân. Chợt tài xế giật mình, vội xuống xe, chạy lại xốc nhà báo lên và dìu vào trong xe. Chiếc xe chạy vội đi, còn tôi thì phải tất tả đi rửa cầu thang lập tức. Mentin cũng phụ giúp tôi, gớm nó cuời mới khiếp chứ. Tôi tin là nó chẳng mách lại chuyện này cho ai biết. Nhưng sau đó thì tôi lại sợ. Lỡ ông nhà báo ngã bể sọ ra thì sao ?
Tuy nhiên tôi đã thoát nạn khá dễ dàng. Mấy ngày sau không thấy ai nói gì đến chuyện đó. Tôi thở phào nhẹ nhõm ...
Cũng trua hôm đó, ngay khi xe của ông khách về rồi và tôi đã rửa cầu thang xong, tôi lại trở lại phòng khách. Ông tôi đang ngủ gà ngủ gật, còn ba tôi thì ngồi ghế bành Trước mặt ông và đọc báo. Sau khi gật mấy cái rất mạnh, ông tôi tỉnh dậy :
- Chúng ta đang nói gì nhỉ?
Có lẽ ba tôi đã chán ngán :
- Chúng ta chẳng nói gì cả! Trước đây ba có nói gì đâu ?
- ừ, ba không nói gì thật. Nhưng này, chuyện chiến tranh hạt nhân sẽ ra sao nhỉ ? Con nhận định thế nào về vấn đề này ? - Ông chợt phấn chấn vì tìm ra một đề tài mới.
Ba tôi sau khi giải thích qua loa và đưa ra vài ý kiến riêng, vội hỏi ông tôi xem ông khách vừa tới nhà là ai.
Ông nội tôi cũng có vẻ chán ngán :
- Nói làm gì đến cái đồ quỷ ấy. Đó là cái thứ chạy vạy, luồn lọt khắp nơi để đạt tới một mục đích nhỏ nhặt nào đó ...
Khi ấy tôi đánh bạo xen vào :
- Nhưng ông ơi, rồi ông lại sẽ giúp con trai ông ta chứ ?
- Cháu gái ạ, biết làm sao được, ông đã trót hứa với người ta rồi mà ...
Sau đó ông tôi dựa vào thành ghế và ngủ rất say sua. Ba tôi rón rén ra khỏi phòng khách.
Thư trước bạn kêu là bạn đã viết quá dài. Bạn xem thư này tôi còn viết dài hơn ấy chứ.
Gởi lời chào tất cả.
Bạn thân
ZeynepTái bút : Năm ngoái nghe nhà báo nổi tiếng diễn thưyết hay quá, tôi đã khóc vì cảm động. Nhưng bạn phải biết rằng từ nay trở đi, nghe bất cứ ai nói như vậy, tôi sẽ không khóc nữa đâu, bạn ạ.
Danh sách chương