Lúc mới đầu, khi ông vua trẻ khù khờ, rã rời thân xác thấy bị dẫn đến nhà ngục Bastille, ông cứ tưởng tượng rằng cái chết giống như một giấc ngủ, cũng có cơn mơ rằng chiếc giường nằm rơi tụt dưới tấm sàn lâu đài Vaux và cái chết đến tiếp theo sau đó Louis XIV tiếp tục cơn mơ, thấy mình đã chết, nằm mơ thấy một chuyện ghê gớm, không thể xảy ra trong đời, chuyện ông vừa mới đầy quyền lực lại bị cướp đoạt ngôi, bị nhốt và bị nhục mạ.
Khi thấy cánh cửa do chính Baisemeuax đẩy khép kín lại, Louis XIV lầm bầm:
- Có phải đây là sự vĩnh cửu, là địa ngục mà người ta nói đến không? Ông không nhìn chung quanh, chỉ dựa lưng vào tường và buông thả mặc cho cái chết xảy tới, không mở mắt vì sợ trông thấy thứ gì còn tệ hại hơn nhiều nữa. Ông hơi ngu ngơ tự nhủ: Người ta bắt ta chết bằng cách nào? Có phải là dùng mẹo mà đẩy tụt cái giường xuống không? Nhưng không ta nhớ là không có lộn xộn, không có va chạm nào hết mà hay là họ cho thuốc độc vào món ăn, xông hương như đã làm như với bà cô ta, Jeanne D Albret?
Bỗng, khí lạnh của căn phòng chụp xuống hai vai Louis như một chiếc áo choàng bung ra.
"Ta đã thấy cha ta bị bỏ bê chết trên giường, mình còn mặc triều phục. Khuôn mặt tái mét ấy, lặng lờ và suy sụp làm sao, những bàn tay lúc thường thật khéo léo lúc bây giờ trở nên bất động, đôi chân cứng nhắc, tất cả đều không có gì chứng tỏ rằng ông đã chết trong khi đang nằm mơ. Ông vua lúc chết còn là vua, ông còn ngự trị thần dân trên chiếc giường tang như ngồi trên ghế nhung. Ông không bị mất ngôi vị. Chúa đã không trừng phạt ông thì cũng không trừng phạt ta, ta đây chẳng có tội gì hết".
Có một tiếng động lạ khiến ông chú ý nghe. Ông để tâm nhìn và thấy nơi lò sưởi phía trên một bức hình Chúa Jésus, một con chuột cống to lớn gớm ghiếc đang bận nhấm gặm một mẩu bánh mì khô cứng trong khi đôi mắt tinh ranh và tò mò cứ nhìn người khách mới lạ của nơi này.
Nhà vua cảm thấy sợ hãi, nhờm gớm dâng lên. Ông lùi lại phía cửa, hét lên một tiếng lớn. Hình như Louis XIV cần tiếng thét ấy thoát ra từ lồng ngực để nhận ra mình, để thấy mình sống, có lý trí, có ý thức bình thường. Ông kêu lên:
- Tù nhân! Ta mà là tù nhân!
Ông đưa mắt tìm một cái chuông để gọi người.
Ông nói:
- Ở Bastille không có chuông báo mà ta thì đang bị nhốt ở ngục Bastille. Tại sao ta lại bị nhốt? Chắc hẳn đây là một âm mưu của Fouquet. Ta bị lôi vào một cái bẫy ở Vaux. Trong chuyện này không chỉ có một mình Fouquet. Tay chân của hắn, tiếng nói ấy, ta nhận ra rồi, là ông De Herbalay. Nhưng Fouquet muốn gì ở ta? Muốn thay ta làm vua ư? Không được đâu! Nhưng biết đâu đấy? - Nhà vua cau mặt nghĩ thầm, - Hầu tước D Orléans người em của ta, cả đời chống lại ta sao lại chẳng làm việc này, chú ta cũng muốn chống lại ta. Nhưng còn Hoàng hậu? Còn mẫu hậu? Còn tiểu thư La Vallière? Ôi tiểu thừ La Vallière! Anh mãi mãi xa em rồi!
Chỉ nghĩ đến sự phân ly này là ông đâm ra thở dài rồi thổn thức, rên rỉ. Thế rồi ông nổi giận nói:
- Ở đây tất có viên chủ ngục. Ta sẽ nói chuyện với hắn. Ta sẽ gọi hắn?
Ông kêu to lên. Nhưng không có ai trả lời cả.
Ông cầm chiếc ghế phang mạnh vào cánh cửa gỗ sồi đồ sộ. Gỗ đập vào gỗ bật ra tiếng vang âm u ghê rợn vào cuối dãy thang lầu, nhưng vẫn không ai trả lời.
Đây cũng là chứng cớ nữa tỏ ra là ở ngục Bastille không ai coi trọng ông nữa. Thế rồi sau cơn tức giận, ông lưu ý đến cánh cửa sổ có ánh sáng rọi qua chấn song giống như bình minh đã đến, ông liền hướng miệng ra ngoài phía ấy kêu lên, ban đầu còn nhỏ tiếng, sau thật lớn. Nhưng cũng không có ai trả lời.
Ông thấy máu bốc lên đầu. Con người này quen sai khiến, nên lúc này thấy giận run vì không có người vâng lời ông. Cơn tức giận càng lúc càng tăng. Thấy chiếc ghế quá nặng không vừa tay, người tù đập gãy ra, lấy một khúc đập rầm rầm nơi cửa. Ông đập thật mạnh, thật nhiều khiến mồ hôi chảy ròng ròng trên trán.
Tiếng rầm rầm liên tiếp dội ra. Vài tiếng kêu nổi lên đây đó.
Nhà vua giật mình, ngưng tay lại lắng nghe. Đó là tiếng nói của những người tù, ngày xưa là nạn nhân nay là đồng bạn của ông. Những tiếng nói đó vang lên qua các trần nhà tường vách dày đặc. Những tiếng nói đó vang lên trách móc người gây tiếng động, cũng như tiếng thở dài, những dòng nước mắt thầm thì trách móc kẻ khiến họ phải chịu giam cầm. Sau khi khiến cho bao người mất tự do, bây giờ Nhà vua làm cho bao nhiêu người mất ngủ.
Nghĩ đến đó, Nhà vua muốn điên lên. Ông đập mạnh gấp bội, mong muốn tìm ra một kết cục, một tin tức gì. Thanh ghế gõ suốt một tiếng đồng hồ thì nghe có tiếng động ngoài hành lang, phía sau cánh cửa, rồi có ai đập mạnh vào cánh cửa trả lời với một giọng ồm ồm, thô lỗ khiến ông ngưng lại.
- Ê, có điên không? Sáng nay anh làm cái trò gì vậy?
"Sáng nay?" - Nhà vua giật mình nghĩ thầm. Rồi lên giọng lễ phép nói:
- Thưa có phải ông là chủ ngục Bastille không?
Người kia trả lời:
- Ông bạn, đầu óc lệch lạc rồi, nhưng không phải vì lẽ đó mà ông bạn làm ồn quá thế. Im đi, trời ạ!
Nhà vua còn cố gượng hỏi:
- Có phải ông là chủ ngục không?
Tiếng một cánh cửa khép lại. Người gác bước đi không thèm trả lời lấy một tiếng.
Khi biết thế, Nhà vua đùng đùng nổi giận. Ông nhảy từ cái bàn tới cửa sổ, lay mạnh các trấn song, đập bể một mặt kính, kêu khàn cổ "Ông chủ ngục! Ông chủ ngục ơi!". Cơn nổi giận sôi sục kéo dài cả tiếng đồng hồ. Nhà vua chỉ ngưng khi kiệt lực để đầu óc rối bù hết vào trán, áo quần rách bươm, trắng xoá những vôi. Lúc bấy giờ ông mới biết được bức tường thật là dày khủng khiếp, xi măng thật vững chắc vô cùng, không gì lay chuyển nổi ngoài thời gian.
Ông gục đầu trên cánh cửa lớn để trái tim từ từ dịu lặng vì chắc rằng nó đập thêm một chút nữa thì nó sẽ vỡ ra mất. Ông tự nhủ: "Sẽ có lúc người ta đem đồ ăn đến cho tù nhân, đến lúc ấy ta sẽ gặp người, ta sẽ nói lên và họ sẽ trả lời cho ta".
Rồi ông lục lọi trong trí nhớ xem người ta cho tù nhân ở ngục Bastille ăn vào lúc nào. Nhưng ông không biết được. Thật như một nhát dao vô tình mà ghê rợn đâm vào tâm hồn khi ông chợt ân hận biết rằng mình làm vua sung sướng trong hai mươi lăm năm mà chẳng bao giờ nghĩ đến nỗi khổ của những kẻ bị mất tự do một cách bất công. Nhà vua xấu hổ đỏ mặt. Ông biết rằng khi Chúa cho một người cảm thấy điều nhục nhằn cay đắng là chỉ để trả lại cho người ấy những nỗi đạu đớn mà hắn đã gây ra cho người khác thôi. Ông nghĩ: "Chúa thật có lý. Ta thật hèn khi cầu xin nơi Chúa những điều mà ta từ chôí với đồng loại của ta".
Đang suy nghĩ như người đang hấp hối, ông bỗng nghe thấy có tiếng lịch kịch nơi ổ khoá.
Ông nhảy một bước tới trước để định đến gần người sắp bước vào. Nhưng ông chợt nhận ra rằng cử chỉ ấy thật không xứng với một bậc vua chúa nên ông dừng ngay lại, lấy dáng cao cả, bình tĩnh, quay lưng vào phía cửa sổ để che giấu một chút dao động của ông trước mặt người mới tới.
Nhưng mà đó chỉ là một người mở khoá mang thúng đựng đồ ăn. Nhà vua lo lắng nhìn người này, đợi anh ta nói:
- Ồ tôi biết mà, anh đập gãy ghế rồi. Chắc anh nổi cơn điên rồi!
Nhà vua nói:
- Thưa ông, ông nên cẩn thận lời nói. Ông coi chừng gập điều không may đấy.
Người gác đặt cái thúng lên bàn rồi nhìn người đối diện:
- Này, cậu bé ạ, lâu nay cậu biết điều lắm, nhưng cơn điên làm cậu hung dữ, nên tôi thấy có bổn phận phải báo cho cậu rõ: cậu đập bàn ghế và làm ồn, tội này đáng nhốt vào hầm tối đấy. Bây giờ cậu hứa với tôi là không làm như vậy nữa thì tôi sẽ không báo cho ông chủ ngục biết đâu.
Nhà vua bĩnh tĩnh trả lời:
- Tôi muốn gặp ông chủ ngục!
- Coi chừng ông ta nhốt cậu vào hầm tối đấy!
- Tôi muốn, ông có nghe không?
- Ồ! Mắt ông trợn lên rồi. Được! Tôi lấy lại con dao của cậu đây!
Và người gác làm như đã nói, đi ra đóng cửa lại để Nhà vua một mình vừa thấy ngạc nhiên, vừa thấy đau khổ hơn bao giờ hết. Ông lại lấy chân ghế đập vào cửa. Ông ném bát đĩa tung tóe ra ngoài cửa sổ. Vô ích vẫn không có ai trả lời.
Hai giờ sau thì không còn là một ông vua, một nhà quý tộc, một con người, một khối óc nữa. Bây giờ chỉ còn là một thằng điên lấy móng tay cào cấu vào cửa, hì hục cạy đá lát nền phòng, miệng la hét kêu khóc khiến cho cả nhà ngục Bastille xưa cũ như rung rinh đến tận chân móng. Viên chủ ngục ngạc nhiên mà không hề nao núng. Người giữ chìa khoá, người gác đã báo cáo cho ông rồi. Nhưng biết để làm gì? Bọn điên là dân bình thường của nhà ngục này mà!
Nhưng có cái điên nào đủ mạnh để xô được các bức tường này?
Ngài Baisemeuax nghe thấm các lời khuyên của Aramis và hoàn toàn theo lệnh của Nhà vua nên chỉ muốn có mỗi điều là mong cái thằng điên Marchiali đó điên thêm chút nữa, để tự treo cổ trên nóc giường hay trấn song cửa là ông khỏe ru!
Thực vậy tên tù nhân đó không mang lại ích lợi gì cho ông hết mà chỉ thêm phiền bực thôi. Những chuyện rắc rối về sự lầm lẫn giữa Seldon và Marchiali, chuyện thả ra, nhốt lại, chuyện hình dáng giống nhau đến lạ kỳ, tất cả đều cần đến một kết cục thuận lợi. Baisemeuax còn nghĩ rằng kết cục đó chắc chắn không làm mất lòng ngài D Herblay đâu. Ông đã nói với viên phó:
- Thực ra, một tên tù thường đã là khốn khổ với thân phận tù lắm rồi; hắn khổ đến mức người ta thật lòng mong muốn hắn chết đi cho rảnh nợ đời. Thế mà thằng tù đó lại điên lên, có thể táp người, có thể làm ồn ngục! Vậy mong cho nó chết cũng chưa đủ là một nguyện ước tốt đẹp, phải làm một hành động từ thiện là cho nó chết một cách nào thật êm ấm?
Nói xong, ông chủ ngục từ thiện ngồi vào bàn ăn bữa thứ hai.
Khi thấy cánh cửa do chính Baisemeuax đẩy khép kín lại, Louis XIV lầm bầm:
- Có phải đây là sự vĩnh cửu, là địa ngục mà người ta nói đến không? Ông không nhìn chung quanh, chỉ dựa lưng vào tường và buông thả mặc cho cái chết xảy tới, không mở mắt vì sợ trông thấy thứ gì còn tệ hại hơn nhiều nữa. Ông hơi ngu ngơ tự nhủ: Người ta bắt ta chết bằng cách nào? Có phải là dùng mẹo mà đẩy tụt cái giường xuống không? Nhưng không ta nhớ là không có lộn xộn, không có va chạm nào hết mà hay là họ cho thuốc độc vào món ăn, xông hương như đã làm như với bà cô ta, Jeanne D Albret?
Bỗng, khí lạnh của căn phòng chụp xuống hai vai Louis như một chiếc áo choàng bung ra.
"Ta đã thấy cha ta bị bỏ bê chết trên giường, mình còn mặc triều phục. Khuôn mặt tái mét ấy, lặng lờ và suy sụp làm sao, những bàn tay lúc thường thật khéo léo lúc bây giờ trở nên bất động, đôi chân cứng nhắc, tất cả đều không có gì chứng tỏ rằng ông đã chết trong khi đang nằm mơ. Ông vua lúc chết còn là vua, ông còn ngự trị thần dân trên chiếc giường tang như ngồi trên ghế nhung. Ông không bị mất ngôi vị. Chúa đã không trừng phạt ông thì cũng không trừng phạt ta, ta đây chẳng có tội gì hết".
Có một tiếng động lạ khiến ông chú ý nghe. Ông để tâm nhìn và thấy nơi lò sưởi phía trên một bức hình Chúa Jésus, một con chuột cống to lớn gớm ghiếc đang bận nhấm gặm một mẩu bánh mì khô cứng trong khi đôi mắt tinh ranh và tò mò cứ nhìn người khách mới lạ của nơi này.
Nhà vua cảm thấy sợ hãi, nhờm gớm dâng lên. Ông lùi lại phía cửa, hét lên một tiếng lớn. Hình như Louis XIV cần tiếng thét ấy thoát ra từ lồng ngực để nhận ra mình, để thấy mình sống, có lý trí, có ý thức bình thường. Ông kêu lên:
- Tù nhân! Ta mà là tù nhân!
Ông đưa mắt tìm một cái chuông để gọi người.
Ông nói:
- Ở Bastille không có chuông báo mà ta thì đang bị nhốt ở ngục Bastille. Tại sao ta lại bị nhốt? Chắc hẳn đây là một âm mưu của Fouquet. Ta bị lôi vào một cái bẫy ở Vaux. Trong chuyện này không chỉ có một mình Fouquet. Tay chân của hắn, tiếng nói ấy, ta nhận ra rồi, là ông De Herbalay. Nhưng Fouquet muốn gì ở ta? Muốn thay ta làm vua ư? Không được đâu! Nhưng biết đâu đấy? - Nhà vua cau mặt nghĩ thầm, - Hầu tước D Orléans người em của ta, cả đời chống lại ta sao lại chẳng làm việc này, chú ta cũng muốn chống lại ta. Nhưng còn Hoàng hậu? Còn mẫu hậu? Còn tiểu thư La Vallière? Ôi tiểu thừ La Vallière! Anh mãi mãi xa em rồi!
Chỉ nghĩ đến sự phân ly này là ông đâm ra thở dài rồi thổn thức, rên rỉ. Thế rồi ông nổi giận nói:
- Ở đây tất có viên chủ ngục. Ta sẽ nói chuyện với hắn. Ta sẽ gọi hắn?
Ông kêu to lên. Nhưng không có ai trả lời cả.
Ông cầm chiếc ghế phang mạnh vào cánh cửa gỗ sồi đồ sộ. Gỗ đập vào gỗ bật ra tiếng vang âm u ghê rợn vào cuối dãy thang lầu, nhưng vẫn không ai trả lời.
Đây cũng là chứng cớ nữa tỏ ra là ở ngục Bastille không ai coi trọng ông nữa. Thế rồi sau cơn tức giận, ông lưu ý đến cánh cửa sổ có ánh sáng rọi qua chấn song giống như bình minh đã đến, ông liền hướng miệng ra ngoài phía ấy kêu lên, ban đầu còn nhỏ tiếng, sau thật lớn. Nhưng cũng không có ai trả lời.
Ông thấy máu bốc lên đầu. Con người này quen sai khiến, nên lúc này thấy giận run vì không có người vâng lời ông. Cơn tức giận càng lúc càng tăng. Thấy chiếc ghế quá nặng không vừa tay, người tù đập gãy ra, lấy một khúc đập rầm rầm nơi cửa. Ông đập thật mạnh, thật nhiều khiến mồ hôi chảy ròng ròng trên trán.
Tiếng rầm rầm liên tiếp dội ra. Vài tiếng kêu nổi lên đây đó.
Nhà vua giật mình, ngưng tay lại lắng nghe. Đó là tiếng nói của những người tù, ngày xưa là nạn nhân nay là đồng bạn của ông. Những tiếng nói đó vang lên qua các trần nhà tường vách dày đặc. Những tiếng nói đó vang lên trách móc người gây tiếng động, cũng như tiếng thở dài, những dòng nước mắt thầm thì trách móc kẻ khiến họ phải chịu giam cầm. Sau khi khiến cho bao người mất tự do, bây giờ Nhà vua làm cho bao nhiêu người mất ngủ.
Nghĩ đến đó, Nhà vua muốn điên lên. Ông đập mạnh gấp bội, mong muốn tìm ra một kết cục, một tin tức gì. Thanh ghế gõ suốt một tiếng đồng hồ thì nghe có tiếng động ngoài hành lang, phía sau cánh cửa, rồi có ai đập mạnh vào cánh cửa trả lời với một giọng ồm ồm, thô lỗ khiến ông ngưng lại.
- Ê, có điên không? Sáng nay anh làm cái trò gì vậy?
"Sáng nay?" - Nhà vua giật mình nghĩ thầm. Rồi lên giọng lễ phép nói:
- Thưa có phải ông là chủ ngục Bastille không?
Người kia trả lời:
- Ông bạn, đầu óc lệch lạc rồi, nhưng không phải vì lẽ đó mà ông bạn làm ồn quá thế. Im đi, trời ạ!
Nhà vua còn cố gượng hỏi:
- Có phải ông là chủ ngục không?
Tiếng một cánh cửa khép lại. Người gác bước đi không thèm trả lời lấy một tiếng.
Khi biết thế, Nhà vua đùng đùng nổi giận. Ông nhảy từ cái bàn tới cửa sổ, lay mạnh các trấn song, đập bể một mặt kính, kêu khàn cổ "Ông chủ ngục! Ông chủ ngục ơi!". Cơn nổi giận sôi sục kéo dài cả tiếng đồng hồ. Nhà vua chỉ ngưng khi kiệt lực để đầu óc rối bù hết vào trán, áo quần rách bươm, trắng xoá những vôi. Lúc bấy giờ ông mới biết được bức tường thật là dày khủng khiếp, xi măng thật vững chắc vô cùng, không gì lay chuyển nổi ngoài thời gian.
Ông gục đầu trên cánh cửa lớn để trái tim từ từ dịu lặng vì chắc rằng nó đập thêm một chút nữa thì nó sẽ vỡ ra mất. Ông tự nhủ: "Sẽ có lúc người ta đem đồ ăn đến cho tù nhân, đến lúc ấy ta sẽ gặp người, ta sẽ nói lên và họ sẽ trả lời cho ta".
Rồi ông lục lọi trong trí nhớ xem người ta cho tù nhân ở ngục Bastille ăn vào lúc nào. Nhưng ông không biết được. Thật như một nhát dao vô tình mà ghê rợn đâm vào tâm hồn khi ông chợt ân hận biết rằng mình làm vua sung sướng trong hai mươi lăm năm mà chẳng bao giờ nghĩ đến nỗi khổ của những kẻ bị mất tự do một cách bất công. Nhà vua xấu hổ đỏ mặt. Ông biết rằng khi Chúa cho một người cảm thấy điều nhục nhằn cay đắng là chỉ để trả lại cho người ấy những nỗi đạu đớn mà hắn đã gây ra cho người khác thôi. Ông nghĩ: "Chúa thật có lý. Ta thật hèn khi cầu xin nơi Chúa những điều mà ta từ chôí với đồng loại của ta".
Đang suy nghĩ như người đang hấp hối, ông bỗng nghe thấy có tiếng lịch kịch nơi ổ khoá.
Ông nhảy một bước tới trước để định đến gần người sắp bước vào. Nhưng ông chợt nhận ra rằng cử chỉ ấy thật không xứng với một bậc vua chúa nên ông dừng ngay lại, lấy dáng cao cả, bình tĩnh, quay lưng vào phía cửa sổ để che giấu một chút dao động của ông trước mặt người mới tới.
Nhưng mà đó chỉ là một người mở khoá mang thúng đựng đồ ăn. Nhà vua lo lắng nhìn người này, đợi anh ta nói:
- Ồ tôi biết mà, anh đập gãy ghế rồi. Chắc anh nổi cơn điên rồi!
Nhà vua nói:
- Thưa ông, ông nên cẩn thận lời nói. Ông coi chừng gập điều không may đấy.
Người gác đặt cái thúng lên bàn rồi nhìn người đối diện:
- Này, cậu bé ạ, lâu nay cậu biết điều lắm, nhưng cơn điên làm cậu hung dữ, nên tôi thấy có bổn phận phải báo cho cậu rõ: cậu đập bàn ghế và làm ồn, tội này đáng nhốt vào hầm tối đấy. Bây giờ cậu hứa với tôi là không làm như vậy nữa thì tôi sẽ không báo cho ông chủ ngục biết đâu.
Nhà vua bĩnh tĩnh trả lời:
- Tôi muốn gặp ông chủ ngục!
- Coi chừng ông ta nhốt cậu vào hầm tối đấy!
- Tôi muốn, ông có nghe không?
- Ồ! Mắt ông trợn lên rồi. Được! Tôi lấy lại con dao của cậu đây!
Và người gác làm như đã nói, đi ra đóng cửa lại để Nhà vua một mình vừa thấy ngạc nhiên, vừa thấy đau khổ hơn bao giờ hết. Ông lại lấy chân ghế đập vào cửa. Ông ném bát đĩa tung tóe ra ngoài cửa sổ. Vô ích vẫn không có ai trả lời.
Hai giờ sau thì không còn là một ông vua, một nhà quý tộc, một con người, một khối óc nữa. Bây giờ chỉ còn là một thằng điên lấy móng tay cào cấu vào cửa, hì hục cạy đá lát nền phòng, miệng la hét kêu khóc khiến cho cả nhà ngục Bastille xưa cũ như rung rinh đến tận chân móng. Viên chủ ngục ngạc nhiên mà không hề nao núng. Người giữ chìa khoá, người gác đã báo cáo cho ông rồi. Nhưng biết để làm gì? Bọn điên là dân bình thường của nhà ngục này mà!
Nhưng có cái điên nào đủ mạnh để xô được các bức tường này?
Ngài Baisemeuax nghe thấm các lời khuyên của Aramis và hoàn toàn theo lệnh của Nhà vua nên chỉ muốn có mỗi điều là mong cái thằng điên Marchiali đó điên thêm chút nữa, để tự treo cổ trên nóc giường hay trấn song cửa là ông khỏe ru!
Thực vậy tên tù nhân đó không mang lại ích lợi gì cho ông hết mà chỉ thêm phiền bực thôi. Những chuyện rắc rối về sự lầm lẫn giữa Seldon và Marchiali, chuyện thả ra, nhốt lại, chuyện hình dáng giống nhau đến lạ kỳ, tất cả đều cần đến một kết cục thuận lợi. Baisemeuax còn nghĩ rằng kết cục đó chắc chắn không làm mất lòng ngài D Herblay đâu. Ông đã nói với viên phó:
- Thực ra, một tên tù thường đã là khốn khổ với thân phận tù lắm rồi; hắn khổ đến mức người ta thật lòng mong muốn hắn chết đi cho rảnh nợ đời. Thế mà thằng tù đó lại điên lên, có thể táp người, có thể làm ồn ngục! Vậy mong cho nó chết cũng chưa đủ là một nguyện ước tốt đẹp, phải làm một hành động từ thiện là cho nó chết một cách nào thật êm ấm?
Nói xong, ông chủ ngục từ thiện ngồi vào bàn ăn bữa thứ hai.
Danh sách chương