Sùng bái trong hôn nhân
Thưa cô, hôm nay là một trong số những ngày chủ nhật trống rỗng nó làm cho tôi rất đỗi sung sướng. Dưới cửa sổ, các cây dẻ đương nẩy lộc và cây nẩy lộc sớm nhất - cây mà đầu xuân nào cũng bá hiệu sự hồi sinh - đã đẩy những búp xanh dịu. Từng cặp vợ chồng đi sau chiếc xe con nít, đủng đỉnh dạo mất ngày ch nhật. Điện thoại im bặt. Và tôim, tôi biết rằng sẽ được hưởng mười hai giờ yên ổn và tĩnh mịch. Thú tuyệt.
Tôi mở muốn cuốn sách, quyết tâm thưởng thức nó vì tôi đã được quen tác giả, một bà đẹp đẽ, dịu dàng và u sầu. Tư tưởng của bà ta rất tế nhị. Tôi biết rằng bà đã sống với chồng trong một cảnh cô liêu mên mông , hoàn toàn. Cho nên tôi không ngạc nhiên rằng cuốn sách mỏng của bà mang nhan đề : Tiếng dội của Yên Lặng. Quả thực sự là sự yên lặng như một bức tường vô hình, làm dội lại những tư tưởng thầm kín của ta.
Những tư tưởng của bà Camille Belguise phảng phất như những tư tưởng của Joubert, Chardonne và đôi khicủa Sainte Beuve, hồi mà ông này dịu dàng và tế nhị. Bà nói nhiều câu rất hay về thiên nhiên về ái tính :"Yêu ai là chiếu vào người đó hình ảnh của nội tâm mình và mong được thấy phản ảnh. Trong ái tình chân chính, có hai người, và người này phải biết quí chuộng người kia". Đúng, không những phải chấp nhận người kia, mà còn phải quí chuộng người kia. "Người ta buồn rầu rằng hồi trước yêu người kia nhiều bây giờ yêu kém đi, vì hễ thực là yêu thì là dù người kia có kém xứng đáng, mình cũng ngày mỗi âu yế hơn lên hoài".
Bà dẫn lời Emerson :"Ái tình chỉ nhất thời, cưới nhau rồi thì hết". "Hôn nhân chỉ để lại cho ái tình cái vị một trái còn xanh". Camille Belguise không chấp nhận cái lối tách biệt ái tính với hôn nhân đó (và tôi đồng ý với bà). Bà bảo:"Còn chúng ta thì chúng ta cho ái tình là sự sùng bái trong hốn nhân nó buộc hai người lúc nào cũng yêu nhau và nó hướng tới một quan hệ cao thượng tới nỗi khi nó thất bại thì chúng ta cảm thấy một cái gì tựa như đau khổ, tự hạ".
Thế rồi (cái vui của chủ nhật là được tự do thơ thẫn mà), tôi mở một tiểu tuyết của Maurice Toesea: Simone hay hạnh phúc trong hôn nhân, ngoài bìa có in hình bức tượng đẹp Hôn nhau của Rodin. Tiểu thuyết?Đúng hơn là trường thi bằng văn xuôi, một khúc tán ca đề cao sự hoà hợp hoàn toàn. "Hỡi các bạn thân, nhân danh người yêu của tôi, tôi xin thưa với các bạn rằng trong ái tình không có cái gì là bi kịch. Chỉ có bi kịch khi thiếu ái tình thôi. Ái tình san sẽ thì chỉ gây hạnh phúc thôi".
Cô có nhận thấy rằng những thái độ về tình cảm cũng tùy thời mà thay đổi y như các đồ đạc hoặc các bứchoạ không? Ở thời Maupassant (1) rồi tới thời Proust (2) , các tiểu thuyết gia chứng tỏ rằng ái tình chỉ là ảo tưởng, thất vọng, ghen tuông và khổ não về tinh thần. Còn hôn nhân, từ mấy thế kỉ nay, chỉ làmột đề tài cho hài kịch. Ngày nay, sau mấy năm ái tình có màu hắc ám, tôi nhận thấy một sự chuyển biến. Sự thức tỉnh của tôn giáo đã đóng một vai trò trong sự biến chuyển đó, nhưng cũng phải kể thêm tin thần rất nghiêm trang của một thế hệ đã chịu nhiều nỗi cay đắng nữa. Trong cơn dông tố, người ta cần tìm một điểm tựa bất biến và lâu bền, sự hợp nhât hoàn toàn của hai người ? Và hôn nhân, chẳng phải là "Cái liên hệ duy nhất mà thời gian có thể thắt chặt lại" như Alain nói đấy ư? Nhân vật chính của Toesea với bao nhiêu người nữa ở cái tuổi ông ta đã tìm thây được điều đó.
Thưa cô, bây giờ đây, đã thành cái "mốt" trong những cuộc hôn nhân có hạnh phúc. Cô sẽ bảo :"Thế này thì các tiểu thuyết gia hết làm ăn gì được rồi... Một khúc hoà tầu mà trường âm là những nốt trắng. Nhan đề hay đấy, nhưng truyện khó viết". Ai mà biết chắc được? Chính cái nốt trắng đó có cả nghìn vẻ đấy,biết đâu chừng. Hạnh phúc, cũng như mùa xuân, mỗi ngày lại có một diện mạo khác. Diện mạo ngày chủ nhật này của tôi, ngày tôi được yên tĩnh đọc sách và suy nghĩ về hôn nhân, đã khả ái đấy.
(1) Cuối thế kỷ XIX.
(2) Đầu thế kỷ XX.
Thưa cô, hôm nay là một trong số những ngày chủ nhật trống rỗng nó làm cho tôi rất đỗi sung sướng. Dưới cửa sổ, các cây dẻ đương nẩy lộc và cây nẩy lộc sớm nhất - cây mà đầu xuân nào cũng bá hiệu sự hồi sinh - đã đẩy những búp xanh dịu. Từng cặp vợ chồng đi sau chiếc xe con nít, đủng đỉnh dạo mất ngày ch nhật. Điện thoại im bặt. Và tôim, tôi biết rằng sẽ được hưởng mười hai giờ yên ổn và tĩnh mịch. Thú tuyệt.
Tôi mở muốn cuốn sách, quyết tâm thưởng thức nó vì tôi đã được quen tác giả, một bà đẹp đẽ, dịu dàng và u sầu. Tư tưởng của bà ta rất tế nhị. Tôi biết rằng bà đã sống với chồng trong một cảnh cô liêu mên mông , hoàn toàn. Cho nên tôi không ngạc nhiên rằng cuốn sách mỏng của bà mang nhan đề : Tiếng dội của Yên Lặng. Quả thực sự là sự yên lặng như một bức tường vô hình, làm dội lại những tư tưởng thầm kín của ta.
Những tư tưởng của bà Camille Belguise phảng phất như những tư tưởng của Joubert, Chardonne và đôi khicủa Sainte Beuve, hồi mà ông này dịu dàng và tế nhị. Bà nói nhiều câu rất hay về thiên nhiên về ái tính :"Yêu ai là chiếu vào người đó hình ảnh của nội tâm mình và mong được thấy phản ảnh. Trong ái tình chân chính, có hai người, và người này phải biết quí chuộng người kia". Đúng, không những phải chấp nhận người kia, mà còn phải quí chuộng người kia. "Người ta buồn rầu rằng hồi trước yêu người kia nhiều bây giờ yêu kém đi, vì hễ thực là yêu thì là dù người kia có kém xứng đáng, mình cũng ngày mỗi âu yế hơn lên hoài".
Bà dẫn lời Emerson :"Ái tình chỉ nhất thời, cưới nhau rồi thì hết". "Hôn nhân chỉ để lại cho ái tình cái vị một trái còn xanh". Camille Belguise không chấp nhận cái lối tách biệt ái tính với hôn nhân đó (và tôi đồng ý với bà). Bà bảo:"Còn chúng ta thì chúng ta cho ái tình là sự sùng bái trong hốn nhân nó buộc hai người lúc nào cũng yêu nhau và nó hướng tới một quan hệ cao thượng tới nỗi khi nó thất bại thì chúng ta cảm thấy một cái gì tựa như đau khổ, tự hạ".
Thế rồi (cái vui của chủ nhật là được tự do thơ thẫn mà), tôi mở một tiểu tuyết của Maurice Toesea: Simone hay hạnh phúc trong hôn nhân, ngoài bìa có in hình bức tượng đẹp Hôn nhau của Rodin. Tiểu thuyết?Đúng hơn là trường thi bằng văn xuôi, một khúc tán ca đề cao sự hoà hợp hoàn toàn. "Hỡi các bạn thân, nhân danh người yêu của tôi, tôi xin thưa với các bạn rằng trong ái tình không có cái gì là bi kịch. Chỉ có bi kịch khi thiếu ái tình thôi. Ái tình san sẽ thì chỉ gây hạnh phúc thôi".
Cô có nhận thấy rằng những thái độ về tình cảm cũng tùy thời mà thay đổi y như các đồ đạc hoặc các bứchoạ không? Ở thời Maupassant (1) rồi tới thời Proust (2) , các tiểu thuyết gia chứng tỏ rằng ái tình chỉ là ảo tưởng, thất vọng, ghen tuông và khổ não về tinh thần. Còn hôn nhân, từ mấy thế kỉ nay, chỉ làmột đề tài cho hài kịch. Ngày nay, sau mấy năm ái tình có màu hắc ám, tôi nhận thấy một sự chuyển biến. Sự thức tỉnh của tôn giáo đã đóng một vai trò trong sự biến chuyển đó, nhưng cũng phải kể thêm tin thần rất nghiêm trang của một thế hệ đã chịu nhiều nỗi cay đắng nữa. Trong cơn dông tố, người ta cần tìm một điểm tựa bất biến và lâu bền, sự hợp nhât hoàn toàn của hai người ? Và hôn nhân, chẳng phải là "Cái liên hệ duy nhất mà thời gian có thể thắt chặt lại" như Alain nói đấy ư? Nhân vật chính của Toesea với bao nhiêu người nữa ở cái tuổi ông ta đã tìm thây được điều đó.
Thưa cô, bây giờ đây, đã thành cái "mốt" trong những cuộc hôn nhân có hạnh phúc. Cô sẽ bảo :"Thế này thì các tiểu thuyết gia hết làm ăn gì được rồi... Một khúc hoà tầu mà trường âm là những nốt trắng. Nhan đề hay đấy, nhưng truyện khó viết". Ai mà biết chắc được? Chính cái nốt trắng đó có cả nghìn vẻ đấy,biết đâu chừng. Hạnh phúc, cũng như mùa xuân, mỗi ngày lại có một diện mạo khác. Diện mạo ngày chủ nhật này của tôi, ngày tôi được yên tĩnh đọc sách và suy nghĩ về hôn nhân, đã khả ái đấy.
(1) Cuối thế kỷ XIX.
(2) Đầu thế kỷ XX.
Danh sách chương