Ngày 2 tháng 9, năm giờ sáng, hai ngày sau lễ thoái vị, công dân Vĩnh Thuỵ rời Huế ra Hà Nội, với chức vụ cố vấn của chính phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đang chờ ông.
Đoàn gồm hai xe ôtô. Xe thứ nhất chở Vĩnh Thuỵ được Bộ trưởng Lao động Lê Văn Hiến tháp tùng. Xe kia chở hoàng thân Vĩnh Cẩn. Phái đoàn Trần Huy Liệu sau khi nhận ấn, kiếm đã lên đường ra Hà Nội từ hôm trước.
Nhà nước mới chưa có xe, đoàn dùng hai chiếc xe riêng của cựu hoàng. Hành trình sáu trăm cây số từ Huế ra Hà Nội đã được thực hiện trên hai chiếc xe tiện nghi nhất lúc đó là các xe Mercury và Packard.
Bên cạnh niềm hân hoan chung, một mối lo âu nặng nề tràn ngập một bộ phận quan trợng trong dân chúng đô thành. Đó là gia đình nhân viên hoàng gia, các triều thần hay cả những nhân viên bình thường trong bộ máy Nam triều cũ. Lương tháng sẽ ra sao đây? Chính quyền cách mạng hứa sẽ trả đủ lương tháng 8, nhưng sau đó thì sao, công việc trong bộ máy chính quyền mới đâu dành cho họ. Chính quyền nhân dân không lẽ nuôi họ mãi? Tình cảnh của họ thật giống như ở Pháp sau cách mạng 1789, giai cấp quý tộc cũ phải sống nhờ những người nghèo khổ trước đây bị họ bóc lột.
***
Khi ôtô vừa nổ máy thì Nam Phương và các con chạy ra sân tiễn ông Vĩnh Thuỵ. Ông xúc động nói với chúng những lời căn dặn dịu dàng bằng tiếng Pháp. Đó là một cuộc ra đi thân tình gần như lặng lẽ hiếm hoi trong gia đình họ. Xưa kia thì có quân lính làm hàng rào. Bây giờ, khi người đứng đầu hoàng cung đi xa, chỉ vài câu nói âu yếm của người thân, lời tiễn biệt lặng lẽ của đám gia nhân. Bà Nam Phương lặng lẽ đặt bàn tay phải lên cây thánh giá đeo trên chiếc kiềng. Ông Vĩnh Thuỵ rưng rưng nước mắt ôm hôn đứa con nhỏ nhất.
Còn bà hoàng thái hậu Từ Cung không mấy hoan hỉ trước việc bổ nhiệm con bà làm Cố vấn cho chính phủ mới. Bà linh cảm một tương lai không có gì tốt đẹp. Bà đã chứng kiến Thành Thái ra đi, rồi đến lượt Duy Tân. Lần này chính con bà đẻ ra lại ra đi về phía phe đối lập, không biết lành dữ ra sao? Có phải là sự đi đày trá hình hay còn cái gì tệ hơn nữa. Ai biết rằng đoàn xe sẽ không rơi vào ổ phục kích? Chính phủ mới không có Algérie, không có đảo Réunion để đày kẻ thù cũ. Bà lo cho tính mệnh của con mình. Như mấy hôm trước, từ trong cung An Định lại vang lên tiếng mõ tụng kinh. Tiếng mõ bộc lộ nỗi lo ngại của các bà mệnh phụ.
Hoàn toàn ngược lại, trên đường ra Bắc, phái đoàn được dân chúng nhiều nơi nghênh đón không phải chỉ nhằm Bộ trưởng Lê Văn Hiến, cựu chính trị phạm Kontum mà cả cựu hoàng Bảo Đại từ nay được gọi là Cố vấn tối cao Vĩnh Thuỵ.
Vĩnh Thuỵ vốn là người ít nói, nhất là lần đầu tiên tiếp xúc với quảng đại quần chúng mạnh dạn hồ hởi chứ không phải đám quan lại, chức dịch chỉ sụp lạy không dám ngẩng đầu nhìn thẳng vào mặt vua. Lê Văn Hiến kể lại: “Có lẽ tính ông Vĩnh Thuỵ hơi nhút nhát”, “Ông ta chẳng biết gì về cách mạng, ông hỏi tôi Hồ Chí Minh là ai. Tôi cho ông biết đó chính là Nguyễn Ái Quốc, ông có vẻ hài lòng. Hôm đầu tiên khi ông được biết Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc là một ông nhớ lại câu sấm truyền ‘Nam Đàn sinh thánh”, thánh đây phải là Nguyễn Ái Quốc ông đã thốt ra: “Thế thì thoái vị cũng đáng”.(1)
Đoàn xe lao nhanh trên đường. Ý định của cụ Hồ là muốn cố vấn Vĩnh Thuỵ có mặt cùng với các thành viên chính phủ lâm thời trong buổi lễ long trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, nhưng không kịp. Tình hình khẩn trương.
Công việc bề bộn như núi. Lại còn phải lo đối phó hàng chục vạn quân Tưởng đang lũ lượt kéo vào. Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn có cựu hoàng bên mình, thể hiện tình đại đoàn kết dân tộc, chống lại mọi âm mưu chia rẽ lật đổ chính quyền cách mạng.
Đang mùa lũ lụt. Đường bị nước ngập nên xe phải đi chậm lại. Nhiều cầu bị bom Mỹ phá sập. Không phải là chuyến đi bí mật nên mỗi khi tới địa phương nào đoàn phải dừng lại để quần chúng nghênh tiếp. Vĩnh Thuỵ không phải là một viên chức bình thường như các viên chức khác trong bộ máy chính quyền.
Suốt dọc đường từ cố đô ra thành phố lớn phía bắc, quẩn chúng nhân dân nhận ra ông, hoan nghênh. Lần đầu tiên dân chúng được nhìn thẳng vào Hoàng đế mà không phải quỳ lạy. Suốt dọc đường dân chúng đã dành cho ông những biểu hiện hân hoan, nồng nhiệt vừa kính trọng vừa yêu mến khiến ông cảm động xiết bao!”(2).
Đến Vinh, gần nửa đường Huế – Hà Nội, đoàn có thêm một thành viên mới: hoàng thân Souphanouvong, lãnh tụ những người Lào yêu nước. Bên kia dãy Trường Sơn, cách khoảng trăm kilômét, người Lào cũng đang cố gắng khẳng định chủ quyền của họ. Hoàng thân cùng tuổi với Vĩnh Thuỵ và cũng đã sống nhiều năm ở Pháp, học trường cầu đường nhưng căm thù người Pháp sâu sắc, tham gia phong trào chống Pháp từ rất sớm và đã trở thành người lãnh đạo phong trào.
Một vinh dự mới dành cho công dân Vĩnh Thuỵ: cách thủ đô Hà Nội vài chục cây số, tạl thị trấn Phủ Lý (thuộc địa phận tỉnh Hà Nam) ông Trần Huy Liệu, một trong những nhân vật chính của Tổng Bộ Việt Minh, người đã nhận sự thoái vị, chờ đón ông bên đường. Sự đón tiếp chính thức, thân tình, khiến ông xúc động nhất là khẳng định thái độ trọng thị của chính quyền cách mạng đối với ông. Những cuộc đón tiếp chính thức của chính quyền địa phương, những tiếng hoan hô của quần chúng không biết thật tâm đến đâu. nhưng cũng làm cho ông yên tâm.
Chỉ có thời tiết là không thuận lợi. Trời vẫn mưa dai dẳng, không lúc nào tạnh. Sau một đêm dừng lại tại Phủ Lý, 9 giờ sáng hôm sau, đoàn lên đường đi nốt chặng đường cuối cùng về Hà Nội. Đến sát cửa ngõ thủ đô, lác đác vẫn có những chỗ dân chúng tụ tập để đón chào mừng cố vấn tối cao của chính phủ.
Ngày 4 tháng 9, vào lúc 11 giờ, chiếc Mercury đỗ trước cửa một toà biệt thự xinh xắn trước đây là nhà riêng của viên Đốc lý thành phố ở số 51 đại lộ Gambetta (ngày nay gọi là phố Trần Hưng Đạo) một đường phố vào loại đẹp nhất thành phố Hà Nội.
Sáng hôm sau, cố vấn Vĩnh Thuỵ chính thức đến chào chủ tịch Hồ Chí Minh tại dinh chủ tịch đặt tại toà Thống sứ Bắc Kỳ sau đổi thành dinh Khâm sai Bắc Bộ.
Dưới con mắt Nguyễn Vĩnh Thuỵ, người đứng đầu nhà nước, dáng người mảnh khảnh, yếu đuối trong chiếc áo khoác ngoài kín cổ, với đôi dép cao su, chòm râu lưa thưa, giống một người khổ hạnh vừa giống một nhà nho, phù hợp với các cuộc đàm đạo văn chương hơn là hoạt động chính trị. Tuy nhiên, đôi mắt sâu sau một cơn sốt rét nặng trước khi rời chiến khu, vẫn toát ra một niềm tin vững chắc ở tiền đồ đất nước, có sức cảm hoá rất mạnh đối với người đối thoại với mình. Ông gọi Vĩnh Thuỵ là “Ngài” một cách trân trọng nhưng thái độ cư xử thân tình như tình cha con. Ấn tượng tốt đẹp này vẫn được lưu giữ mãi về sau, đã được ông cố vấn nhắc lại trong thư viết về cho mẹ là bà hoàng thái hậu Từ Cung, trong câu chuyện với một nhân viên mật vụ Pháp ở Côn Minh và cả về sau này khi đã quay trở về hợp tác với người Pháp cầm đầu chính phủ chống lại Việt Minh, như ông đã kể lại trong hồi ký.
Ngay chiều ngày 5 tháng 9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến đáp lễ ông cố vấn tại nhà riêng. Người ta đã thấy hai người sau khi nói chuyện trong phòng khách, còn xuống sân khoác tay nhau đi đi, lại lại tiếp tục trò chuyện đến hơn nửa tiếng. Sự tương phản về vóc dáng và trang phục giữa một nhà cách mạng lão thành, chủ tịch chính phủ, thân hình mảnh khảnh, gầy gò, mặc quần áo ka ki cổ đứng, chân đi dép và một cựu hoàng trẻ tuổi béo tốt, tóc chải mượt, quần áo tuýt-xo bảnh bao, cổ thắt cà-vạt, chân dận giày da láng bóng tạo thành một sự tương phản rõ rệt nhưng cũng là hình ảnh đại đoàn kết dân tộc độc đáo hiếm thấy trong lịch sử.
Bắt đầu từ ngày 8 tháng 9, ông cố vấn dự các phiên họp của Hội đồng chính phủ họp đều đặn vài lần trong một tuần, Hồ Chí Minh chủ toạ các phiên họp. Vĩnh Thuỵ luôn luôn được xếp ngồi phía đầu bàn, giữa một bên là Hồ Chí Minh ở bên phải và một bên là Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp, ở bên trái. Ông có một phòng làm việc riêng, ngay sát phòng làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sáng sáng ông đến làm việc hồi bảy giờ. Biết bao vinh hạnh, biết bao biểu hiện tôn kính làm cho ông xúc động.
Nhưng thái độ của cố vấn Vĩnh Thuỵ làm cho mọi người ngạc nhiên. Ông chẳng nói một lời, ngồi im lặng, như thể các cuộc thảo luận không liên quan gì đến ông. Trong nhiều tháng, ông dự hàng chục cuộc họp vì trong thời kỳ trứng nước chính quyền mới thành lập, chính phủ họp hàng ngày nhiều khi bàn cả các vấn đề cụ thể chẳng khác nào một cuộc họp của hội đồng thành phố khiến ông phát chán. Ông vắng mặt nhiều buổi. Ngay cả những buổi có mặt, ông ngồi im lặng, không phát biểu gì. Trong thành phần chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có đại biểu các đảng phái, các xu hướng khác nhau. Có những buổi bàn bạc qua quít hình như mọi việc đã được quyết định ở đâu đó, tranh luận bàn cãi chỉ là vô ích. Có những buổi tranh luận khá căng thẳng trong lúc tình hình kinh tế xã hội đang khó khăn chồng chất, quan hệ với Tàu, với Pháp, với các đảng phái đối lập diễn biến phức tạp làm cho ông cố vấn mệt mỏi.
***
Cuộc sống thường nhật của ông cố vấn tối cao khá dư dả trong hoàn cảnh chung rất eo hẹp lúc bấy giờ. Cũng như mọi thành viên khác trong chính phủ ông không có lương. Bữa ăn do khách sạn Asia cung cấp. Ông chủ khách sạn trước đây kinh doanh xích lô nay trở nên giàu có đã quyết định góp phần ủng hộ chính phủ mới. Ngôi biệt thự chính phủ cấp cho ông ở gần các dinh thự của các ông tướng Tàu, gần cả nhà tướng Mỹ Gallagher, đại diện phái bộ Đồng minh. Có hôm ông lái xe Jeep Mỹ cùng với mấy sĩ quan Đồng minh đi chơi phố đồng thời để thử tính năng của loại xe kỳ cục này.
Thường ông dùng chiếc xe Mercury sang trọng mang từ Huế ra, lượn trong các phố của thủ đô. Có hôm dân chúng nhận ra ông xúm lại khen ngợi chiếc xe, hoan hô công dân Vĩnh Thuỵ. Trong mấy chục năm ngự trên ngai vàng chưa bao giờ ông có thái độ bình dân, gần gũi dân chúng như lúc này… Các nhà báo Hà Nội tổ chức một bữa tiệc lớn để hoan nghênh ông đã tự nguyện từ bỏ cuộc sống vương giả để trở thành công dân bình thường, hi sinh ngai vàng vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong một lần về Thọ Xuân thuộc tỉnh Thanh Hoá, ông cũng được nhân dân địa phương trọng vọng như vậy khi ông đến tưởng niệm trước những ngôi mộ của các ông tổ triều Nguyễn.
Nhân dân Hà Nội cũng chưa quên khuôn mặt ông trên các con tem thư in hình ông và bà Nam Phương. Bưu điện Việt Nam chưa có phương tiện in tem mới và cũng để tiết kiệm, vẫn dùng lại những con tem cũ, đóng dấu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và giá cước mới theo thời giá.
Trong những ngày đầu tiên, với tư cách cố vấn chính phủ, Vĩnh Thuỵ sống thoải mái trong khu phố vào loại sang trọng nhất thủ đô. Trước mặt ngôi biệt thự là trại bảo an binh cũ. Một tiểu đội độ mười người đã được phái đến canh gác toà nhà và bảo vệ ông. Trong hai chiếc xe đem từ Huế ra, ông biếu một chiếc cho ông bộ trưởng Lao động Lê Văn Hiến, cựu chính trị phạm, người đã tháp tùng ông ra Hà Nội.
Chỉ mấy tháng sau Vĩnh Thuỵ đã gặp lại Lý Lệ Hà, người tình cũ của ông. Ông quan hệ công khai với ả, đêm đêm đi dạo, ăn nhậu, lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy bất chấp dị nghị của mọi người xung quanh đang sống khắc khổ đạm bạc.
Cách mạng thành công, không khí phấn khởi hồ hởi những ngày đầu mới giành được chính quyền rồi cũng qua đi, không đủ che lấp nhưng khó khăn chồng chất trong cuộc sống. Nhân dân nhiều địa phương thiếu ăn, hậu quả của nạn đói đầu năm chưa khắc phục xong, nhiều đoạn đê không chống nổi mức nước dâng cao trong mùa lũ tháng 8. Việc tiếp tế gạo từ miền Nam gặp nhiều trở ngại do phương tiện vận chuyển thiếu, nhiều cầu cổng bị bom Mỹ phá huỷ chưa chữa xong. Hàng vạn quân Nhật chưa hồi hương hết thì gần hai chục vạn quân Tưởng tràn vào. Tiếng súng chống xâm lăng dã nổ ở miền Nam.
Giải quyết vấn đề cái ăn của nhân dân là một trong những khẩu hiệu chính của chính phủ mới. Gần hai triệu nông dân chết đói trong những tháng trước đó, có nghĩa là bằng hay gần bằng con số người chết trong bốn mươi năm chiến tranh mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng..
Từ khi rời bỏ ngai vàng, Vĩnh Thuỵ cùng một lúc mất phần lớn tài sản của ông. Tất cả những gì ông có đều gắn với địa vị của ông. Ông chẳng có gì: nhà cửa, cung điện, ngựa, xe, tất cả là của Triều đình. Rời bỏ ngai vàng cũng có nghĩa là ông cũng dứt bỏ luôn cuộc sống xa hoa của một vị đế vương.
Chỉ vài tuần sau ngày thoái vị, ông không còn lo nhân dân và chính quyền cách mạng trả thù, mạng sống được bảo đảm nhưng cuộc sống đời thường khiến ông như tỉnh lại sau một cơn mê dài. Ông thấy mình đang giữ một vai trò chính trị thực sự, chứ không phải làm vì, mà cũng là để bảo đảm cho tính hợp pháp của chính quyền mới. Sắc lệnh ngày 10 tháng 9 năm 1945 đã chính thức cử ông vào chức vụ Cố vấn của chính phủ lâm thời. Sau này cứ mỗi lần thay đổi thành phần chính phủ, từ chính phủ lâm thời sang chính phủ liên hiệp, rồi chính phủ chính thức do Quốc hội trong phiên họp đầu tiên mồng 2 tháng 3 năm 1946, ông đều được cử làm Trưởng đoàn cố vấn tối cao, cho đến những lần cải tổ chính phủ sau này, dù ông vắng mặt, chức vụ cố vấn tối cao của ông không hề thay đổi.
Thực tế ông đã làm công việc ấy và chính thức thay mặt chính phủ trong nhiều dịp. Ba ngày sau ra tới Hà Nội nhậm chức, ngày 7 tháng 9 năm 1945, các báo đã đến phỏng vấn ông tại nhà riêng 51 phố Trần Hưng Đạo. Có lẽ đây là lần đầu tiên kể từ khi về nước cầm quyền bính năm 1982, ông mới có cuộc tiếp xúc với đông đảo các nhà báo. Ông phát biểu khá trơn tru, thành thật và tự tin:“Tôi đã thoái vị, chính phủ lại mời làm cố vấn. Tôi vui lòng ra đây để yên lòng chính phủ… Nói đến chuyện trước kia, người Pháp khi nào cũng muốn tôi ngồi yên một chỗ, không cho ra ngoài thân mật với dân cho nên trong hai mươi năm trời làm vua, tôi ra Bắc có một lần và một lần vào Nam Kỳ, còn xung quanh tôi, họ đặt toàn những người mật thám. Tôi rất buồn hiểu rằng không thể làm việc chi có ích cho đất nước. Họ muốn làm gì thì họ làm phiếu tâu lên lúc tôi được đọc thì Khâm sứ Pháp đã ký rồi thành ra tôi không thi thố được sáng kiến gì cả.
Mục đích của người Tây là ai định tâm giúp ích cho nước thì họ tìm cách làm xa tôi ra, nếu không xa được thì họ phá. Cũng vì có nhiều chuyện buồn như vậy nên tôi chỉ muốn vô núi vô non cho quên hết mọi điều. Vì tôi hay đi chơi nên có lần người Pháp hỏi tôi: “Sao Ngài không làm việc gì mà cứ đi chơi hoài như vậy?”. Tôi trả lời: “Các anh phải bỏ chức khâm sứ toàn quyền ở đây tôi mới làm việc được”.
Tôi lên đường ra Bắc có ghé mấy tỉnh ở phía bắc Trung Bộ và ghé Ninh Bình và Phủ Lý. Tới đâu tôi cũng thấy nhân dân cả quyết hăng hái đề đi đến độc lập hoàn toàn, tôi rất vui lòng.
Đến Hà Nội, tôi được mời qua dinh Bắc Bộ hội đồng gặp anh em trong chính phủ một cách vui vẻ thân mật. Lần trước tôi ra Hà Nội, tôi không thấy rõ ràng một cầi gì. Lần này đi lại tự do, tôi có thể biết rõ được nhiều điều hơn trước.
Ban đầu khi tham dự cuộc lễ, tôi có ý lo lo. Nhưng sau khì thấy đại biểu chính phủ đối đãi đặc biệt nên không lo ngại gì nữa và tôi cũng vui mừng thấy việc hy sinh (ngôi báu) của tôi cũng là một việc có ích cho đất nước.
Sau khi trao quyền, tôi cũng muốn ra khỏi hoàng thành ngay cốt để tránh mọi sự nghi ngờ, vì tôi sợ rằng còn ngồi ở đấy, thì sẽ có người lợi dụng tôi. Tôi ra đây mục đích giúp chính phủ thưc hiện nền độc lập hoàn toàn.
Việc gì tôi cũng hết lòng giúp đỡ. Tôi còn lưu tại đây. Ngày về chưa nhất định. Trước khi đi, tôi dặn mấy ông trong nội các cũ thì ông nào cũng đồng ý. Trong lúc này phải đoàn kết triệt để thì mới sông, nếu chia rẽ thì chết… Lúc trước mọi việc (quan hệ) với người Nhật rất khó, lại phải tổ chức rất nhiều việc. Tuy vậy nội các cũ cũng cố làm mong cho mỗi ngày một khá nhưng sau này không thấy được kết quả gì nên đã mấy lần xin từ chức. Họ là những người hết lòng ra làm việc và biết làm chử không phải là bất lực.
Khi bên ngoài hoàng thành có cuộc khởi nghĩa,… mấy công sở đã bị Việt Minh chiếm cả rồi. Người Nhật phái người đến hỏi tôi nếu muốn đánh quân cách mệnh thì chính phủ (Nam triều) phải làm đơn yêu cầu quân Nhật giúp, quân Nhật sẵn lòng giúp. Tôi có nói rằng không bao giờ chính phủ Việt Nam lại yêu cầu ngoại quốc đánh dân Việt Nam(3).
Đoàn gồm hai xe ôtô. Xe thứ nhất chở Vĩnh Thuỵ được Bộ trưởng Lao động Lê Văn Hiến tháp tùng. Xe kia chở hoàng thân Vĩnh Cẩn. Phái đoàn Trần Huy Liệu sau khi nhận ấn, kiếm đã lên đường ra Hà Nội từ hôm trước.
Nhà nước mới chưa có xe, đoàn dùng hai chiếc xe riêng của cựu hoàng. Hành trình sáu trăm cây số từ Huế ra Hà Nội đã được thực hiện trên hai chiếc xe tiện nghi nhất lúc đó là các xe Mercury và Packard.
Bên cạnh niềm hân hoan chung, một mối lo âu nặng nề tràn ngập một bộ phận quan trợng trong dân chúng đô thành. Đó là gia đình nhân viên hoàng gia, các triều thần hay cả những nhân viên bình thường trong bộ máy Nam triều cũ. Lương tháng sẽ ra sao đây? Chính quyền cách mạng hứa sẽ trả đủ lương tháng 8, nhưng sau đó thì sao, công việc trong bộ máy chính quyền mới đâu dành cho họ. Chính quyền nhân dân không lẽ nuôi họ mãi? Tình cảnh của họ thật giống như ở Pháp sau cách mạng 1789, giai cấp quý tộc cũ phải sống nhờ những người nghèo khổ trước đây bị họ bóc lột.
***
Khi ôtô vừa nổ máy thì Nam Phương và các con chạy ra sân tiễn ông Vĩnh Thuỵ. Ông xúc động nói với chúng những lời căn dặn dịu dàng bằng tiếng Pháp. Đó là một cuộc ra đi thân tình gần như lặng lẽ hiếm hoi trong gia đình họ. Xưa kia thì có quân lính làm hàng rào. Bây giờ, khi người đứng đầu hoàng cung đi xa, chỉ vài câu nói âu yếm của người thân, lời tiễn biệt lặng lẽ của đám gia nhân. Bà Nam Phương lặng lẽ đặt bàn tay phải lên cây thánh giá đeo trên chiếc kiềng. Ông Vĩnh Thuỵ rưng rưng nước mắt ôm hôn đứa con nhỏ nhất.
Còn bà hoàng thái hậu Từ Cung không mấy hoan hỉ trước việc bổ nhiệm con bà làm Cố vấn cho chính phủ mới. Bà linh cảm một tương lai không có gì tốt đẹp. Bà đã chứng kiến Thành Thái ra đi, rồi đến lượt Duy Tân. Lần này chính con bà đẻ ra lại ra đi về phía phe đối lập, không biết lành dữ ra sao? Có phải là sự đi đày trá hình hay còn cái gì tệ hơn nữa. Ai biết rằng đoàn xe sẽ không rơi vào ổ phục kích? Chính phủ mới không có Algérie, không có đảo Réunion để đày kẻ thù cũ. Bà lo cho tính mệnh của con mình. Như mấy hôm trước, từ trong cung An Định lại vang lên tiếng mõ tụng kinh. Tiếng mõ bộc lộ nỗi lo ngại của các bà mệnh phụ.
Hoàn toàn ngược lại, trên đường ra Bắc, phái đoàn được dân chúng nhiều nơi nghênh đón không phải chỉ nhằm Bộ trưởng Lê Văn Hiến, cựu chính trị phạm Kontum mà cả cựu hoàng Bảo Đại từ nay được gọi là Cố vấn tối cao Vĩnh Thuỵ.
Vĩnh Thuỵ vốn là người ít nói, nhất là lần đầu tiên tiếp xúc với quảng đại quần chúng mạnh dạn hồ hởi chứ không phải đám quan lại, chức dịch chỉ sụp lạy không dám ngẩng đầu nhìn thẳng vào mặt vua. Lê Văn Hiến kể lại: “Có lẽ tính ông Vĩnh Thuỵ hơi nhút nhát”, “Ông ta chẳng biết gì về cách mạng, ông hỏi tôi Hồ Chí Minh là ai. Tôi cho ông biết đó chính là Nguyễn Ái Quốc, ông có vẻ hài lòng. Hôm đầu tiên khi ông được biết Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc là một ông nhớ lại câu sấm truyền ‘Nam Đàn sinh thánh”, thánh đây phải là Nguyễn Ái Quốc ông đã thốt ra: “Thế thì thoái vị cũng đáng”.(1)
Đoàn xe lao nhanh trên đường. Ý định của cụ Hồ là muốn cố vấn Vĩnh Thuỵ có mặt cùng với các thành viên chính phủ lâm thời trong buổi lễ long trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, nhưng không kịp. Tình hình khẩn trương.
Công việc bề bộn như núi. Lại còn phải lo đối phó hàng chục vạn quân Tưởng đang lũ lượt kéo vào. Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn có cựu hoàng bên mình, thể hiện tình đại đoàn kết dân tộc, chống lại mọi âm mưu chia rẽ lật đổ chính quyền cách mạng.
Đang mùa lũ lụt. Đường bị nước ngập nên xe phải đi chậm lại. Nhiều cầu bị bom Mỹ phá sập. Không phải là chuyến đi bí mật nên mỗi khi tới địa phương nào đoàn phải dừng lại để quần chúng nghênh tiếp. Vĩnh Thuỵ không phải là một viên chức bình thường như các viên chức khác trong bộ máy chính quyền.
Suốt dọc đường từ cố đô ra thành phố lớn phía bắc, quẩn chúng nhân dân nhận ra ông, hoan nghênh. Lần đầu tiên dân chúng được nhìn thẳng vào Hoàng đế mà không phải quỳ lạy. Suốt dọc đường dân chúng đã dành cho ông những biểu hiện hân hoan, nồng nhiệt vừa kính trọng vừa yêu mến khiến ông cảm động xiết bao!”(2).
Đến Vinh, gần nửa đường Huế – Hà Nội, đoàn có thêm một thành viên mới: hoàng thân Souphanouvong, lãnh tụ những người Lào yêu nước. Bên kia dãy Trường Sơn, cách khoảng trăm kilômét, người Lào cũng đang cố gắng khẳng định chủ quyền của họ. Hoàng thân cùng tuổi với Vĩnh Thuỵ và cũng đã sống nhiều năm ở Pháp, học trường cầu đường nhưng căm thù người Pháp sâu sắc, tham gia phong trào chống Pháp từ rất sớm và đã trở thành người lãnh đạo phong trào.
Một vinh dự mới dành cho công dân Vĩnh Thuỵ: cách thủ đô Hà Nội vài chục cây số, tạl thị trấn Phủ Lý (thuộc địa phận tỉnh Hà Nam) ông Trần Huy Liệu, một trong những nhân vật chính của Tổng Bộ Việt Minh, người đã nhận sự thoái vị, chờ đón ông bên đường. Sự đón tiếp chính thức, thân tình, khiến ông xúc động nhất là khẳng định thái độ trọng thị của chính quyền cách mạng đối với ông. Những cuộc đón tiếp chính thức của chính quyền địa phương, những tiếng hoan hô của quần chúng không biết thật tâm đến đâu. nhưng cũng làm cho ông yên tâm.
Chỉ có thời tiết là không thuận lợi. Trời vẫn mưa dai dẳng, không lúc nào tạnh. Sau một đêm dừng lại tại Phủ Lý, 9 giờ sáng hôm sau, đoàn lên đường đi nốt chặng đường cuối cùng về Hà Nội. Đến sát cửa ngõ thủ đô, lác đác vẫn có những chỗ dân chúng tụ tập để đón chào mừng cố vấn tối cao của chính phủ.
Ngày 4 tháng 9, vào lúc 11 giờ, chiếc Mercury đỗ trước cửa một toà biệt thự xinh xắn trước đây là nhà riêng của viên Đốc lý thành phố ở số 51 đại lộ Gambetta (ngày nay gọi là phố Trần Hưng Đạo) một đường phố vào loại đẹp nhất thành phố Hà Nội.
Sáng hôm sau, cố vấn Vĩnh Thuỵ chính thức đến chào chủ tịch Hồ Chí Minh tại dinh chủ tịch đặt tại toà Thống sứ Bắc Kỳ sau đổi thành dinh Khâm sai Bắc Bộ.
Dưới con mắt Nguyễn Vĩnh Thuỵ, người đứng đầu nhà nước, dáng người mảnh khảnh, yếu đuối trong chiếc áo khoác ngoài kín cổ, với đôi dép cao su, chòm râu lưa thưa, giống một người khổ hạnh vừa giống một nhà nho, phù hợp với các cuộc đàm đạo văn chương hơn là hoạt động chính trị. Tuy nhiên, đôi mắt sâu sau một cơn sốt rét nặng trước khi rời chiến khu, vẫn toát ra một niềm tin vững chắc ở tiền đồ đất nước, có sức cảm hoá rất mạnh đối với người đối thoại với mình. Ông gọi Vĩnh Thuỵ là “Ngài” một cách trân trọng nhưng thái độ cư xử thân tình như tình cha con. Ấn tượng tốt đẹp này vẫn được lưu giữ mãi về sau, đã được ông cố vấn nhắc lại trong thư viết về cho mẹ là bà hoàng thái hậu Từ Cung, trong câu chuyện với một nhân viên mật vụ Pháp ở Côn Minh và cả về sau này khi đã quay trở về hợp tác với người Pháp cầm đầu chính phủ chống lại Việt Minh, như ông đã kể lại trong hồi ký.
Ngay chiều ngày 5 tháng 9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến đáp lễ ông cố vấn tại nhà riêng. Người ta đã thấy hai người sau khi nói chuyện trong phòng khách, còn xuống sân khoác tay nhau đi đi, lại lại tiếp tục trò chuyện đến hơn nửa tiếng. Sự tương phản về vóc dáng và trang phục giữa một nhà cách mạng lão thành, chủ tịch chính phủ, thân hình mảnh khảnh, gầy gò, mặc quần áo ka ki cổ đứng, chân đi dép và một cựu hoàng trẻ tuổi béo tốt, tóc chải mượt, quần áo tuýt-xo bảnh bao, cổ thắt cà-vạt, chân dận giày da láng bóng tạo thành một sự tương phản rõ rệt nhưng cũng là hình ảnh đại đoàn kết dân tộc độc đáo hiếm thấy trong lịch sử.
Bắt đầu từ ngày 8 tháng 9, ông cố vấn dự các phiên họp của Hội đồng chính phủ họp đều đặn vài lần trong một tuần, Hồ Chí Minh chủ toạ các phiên họp. Vĩnh Thuỵ luôn luôn được xếp ngồi phía đầu bàn, giữa một bên là Hồ Chí Minh ở bên phải và một bên là Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp, ở bên trái. Ông có một phòng làm việc riêng, ngay sát phòng làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sáng sáng ông đến làm việc hồi bảy giờ. Biết bao vinh hạnh, biết bao biểu hiện tôn kính làm cho ông xúc động.
Nhưng thái độ của cố vấn Vĩnh Thuỵ làm cho mọi người ngạc nhiên. Ông chẳng nói một lời, ngồi im lặng, như thể các cuộc thảo luận không liên quan gì đến ông. Trong nhiều tháng, ông dự hàng chục cuộc họp vì trong thời kỳ trứng nước chính quyền mới thành lập, chính phủ họp hàng ngày nhiều khi bàn cả các vấn đề cụ thể chẳng khác nào một cuộc họp của hội đồng thành phố khiến ông phát chán. Ông vắng mặt nhiều buổi. Ngay cả những buổi có mặt, ông ngồi im lặng, không phát biểu gì. Trong thành phần chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có đại biểu các đảng phái, các xu hướng khác nhau. Có những buổi bàn bạc qua quít hình như mọi việc đã được quyết định ở đâu đó, tranh luận bàn cãi chỉ là vô ích. Có những buổi tranh luận khá căng thẳng trong lúc tình hình kinh tế xã hội đang khó khăn chồng chất, quan hệ với Tàu, với Pháp, với các đảng phái đối lập diễn biến phức tạp làm cho ông cố vấn mệt mỏi.
***
Cuộc sống thường nhật của ông cố vấn tối cao khá dư dả trong hoàn cảnh chung rất eo hẹp lúc bấy giờ. Cũng như mọi thành viên khác trong chính phủ ông không có lương. Bữa ăn do khách sạn Asia cung cấp. Ông chủ khách sạn trước đây kinh doanh xích lô nay trở nên giàu có đã quyết định góp phần ủng hộ chính phủ mới. Ngôi biệt thự chính phủ cấp cho ông ở gần các dinh thự của các ông tướng Tàu, gần cả nhà tướng Mỹ Gallagher, đại diện phái bộ Đồng minh. Có hôm ông lái xe Jeep Mỹ cùng với mấy sĩ quan Đồng minh đi chơi phố đồng thời để thử tính năng của loại xe kỳ cục này.
Thường ông dùng chiếc xe Mercury sang trọng mang từ Huế ra, lượn trong các phố của thủ đô. Có hôm dân chúng nhận ra ông xúm lại khen ngợi chiếc xe, hoan hô công dân Vĩnh Thuỵ. Trong mấy chục năm ngự trên ngai vàng chưa bao giờ ông có thái độ bình dân, gần gũi dân chúng như lúc này… Các nhà báo Hà Nội tổ chức một bữa tiệc lớn để hoan nghênh ông đã tự nguyện từ bỏ cuộc sống vương giả để trở thành công dân bình thường, hi sinh ngai vàng vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong một lần về Thọ Xuân thuộc tỉnh Thanh Hoá, ông cũng được nhân dân địa phương trọng vọng như vậy khi ông đến tưởng niệm trước những ngôi mộ của các ông tổ triều Nguyễn.
Nhân dân Hà Nội cũng chưa quên khuôn mặt ông trên các con tem thư in hình ông và bà Nam Phương. Bưu điện Việt Nam chưa có phương tiện in tem mới và cũng để tiết kiệm, vẫn dùng lại những con tem cũ, đóng dấu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và giá cước mới theo thời giá.
Trong những ngày đầu tiên, với tư cách cố vấn chính phủ, Vĩnh Thuỵ sống thoải mái trong khu phố vào loại sang trọng nhất thủ đô. Trước mặt ngôi biệt thự là trại bảo an binh cũ. Một tiểu đội độ mười người đã được phái đến canh gác toà nhà và bảo vệ ông. Trong hai chiếc xe đem từ Huế ra, ông biếu một chiếc cho ông bộ trưởng Lao động Lê Văn Hiến, cựu chính trị phạm, người đã tháp tùng ông ra Hà Nội.
Chỉ mấy tháng sau Vĩnh Thuỵ đã gặp lại Lý Lệ Hà, người tình cũ của ông. Ông quan hệ công khai với ả, đêm đêm đi dạo, ăn nhậu, lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy bất chấp dị nghị của mọi người xung quanh đang sống khắc khổ đạm bạc.
Cách mạng thành công, không khí phấn khởi hồ hởi những ngày đầu mới giành được chính quyền rồi cũng qua đi, không đủ che lấp nhưng khó khăn chồng chất trong cuộc sống. Nhân dân nhiều địa phương thiếu ăn, hậu quả của nạn đói đầu năm chưa khắc phục xong, nhiều đoạn đê không chống nổi mức nước dâng cao trong mùa lũ tháng 8. Việc tiếp tế gạo từ miền Nam gặp nhiều trở ngại do phương tiện vận chuyển thiếu, nhiều cầu cổng bị bom Mỹ phá huỷ chưa chữa xong. Hàng vạn quân Nhật chưa hồi hương hết thì gần hai chục vạn quân Tưởng tràn vào. Tiếng súng chống xâm lăng dã nổ ở miền Nam.
Giải quyết vấn đề cái ăn của nhân dân là một trong những khẩu hiệu chính của chính phủ mới. Gần hai triệu nông dân chết đói trong những tháng trước đó, có nghĩa là bằng hay gần bằng con số người chết trong bốn mươi năm chiến tranh mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng..
Từ khi rời bỏ ngai vàng, Vĩnh Thuỵ cùng một lúc mất phần lớn tài sản của ông. Tất cả những gì ông có đều gắn với địa vị của ông. Ông chẳng có gì: nhà cửa, cung điện, ngựa, xe, tất cả là của Triều đình. Rời bỏ ngai vàng cũng có nghĩa là ông cũng dứt bỏ luôn cuộc sống xa hoa của một vị đế vương.
Chỉ vài tuần sau ngày thoái vị, ông không còn lo nhân dân và chính quyền cách mạng trả thù, mạng sống được bảo đảm nhưng cuộc sống đời thường khiến ông như tỉnh lại sau một cơn mê dài. Ông thấy mình đang giữ một vai trò chính trị thực sự, chứ không phải làm vì, mà cũng là để bảo đảm cho tính hợp pháp của chính quyền mới. Sắc lệnh ngày 10 tháng 9 năm 1945 đã chính thức cử ông vào chức vụ Cố vấn của chính phủ lâm thời. Sau này cứ mỗi lần thay đổi thành phần chính phủ, từ chính phủ lâm thời sang chính phủ liên hiệp, rồi chính phủ chính thức do Quốc hội trong phiên họp đầu tiên mồng 2 tháng 3 năm 1946, ông đều được cử làm Trưởng đoàn cố vấn tối cao, cho đến những lần cải tổ chính phủ sau này, dù ông vắng mặt, chức vụ cố vấn tối cao của ông không hề thay đổi.
Thực tế ông đã làm công việc ấy và chính thức thay mặt chính phủ trong nhiều dịp. Ba ngày sau ra tới Hà Nội nhậm chức, ngày 7 tháng 9 năm 1945, các báo đã đến phỏng vấn ông tại nhà riêng 51 phố Trần Hưng Đạo. Có lẽ đây là lần đầu tiên kể từ khi về nước cầm quyền bính năm 1982, ông mới có cuộc tiếp xúc với đông đảo các nhà báo. Ông phát biểu khá trơn tru, thành thật và tự tin:“Tôi đã thoái vị, chính phủ lại mời làm cố vấn. Tôi vui lòng ra đây để yên lòng chính phủ… Nói đến chuyện trước kia, người Pháp khi nào cũng muốn tôi ngồi yên một chỗ, không cho ra ngoài thân mật với dân cho nên trong hai mươi năm trời làm vua, tôi ra Bắc có một lần và một lần vào Nam Kỳ, còn xung quanh tôi, họ đặt toàn những người mật thám. Tôi rất buồn hiểu rằng không thể làm việc chi có ích cho đất nước. Họ muốn làm gì thì họ làm phiếu tâu lên lúc tôi được đọc thì Khâm sứ Pháp đã ký rồi thành ra tôi không thi thố được sáng kiến gì cả.
Mục đích của người Tây là ai định tâm giúp ích cho nước thì họ tìm cách làm xa tôi ra, nếu không xa được thì họ phá. Cũng vì có nhiều chuyện buồn như vậy nên tôi chỉ muốn vô núi vô non cho quên hết mọi điều. Vì tôi hay đi chơi nên có lần người Pháp hỏi tôi: “Sao Ngài không làm việc gì mà cứ đi chơi hoài như vậy?”. Tôi trả lời: “Các anh phải bỏ chức khâm sứ toàn quyền ở đây tôi mới làm việc được”.
Tôi lên đường ra Bắc có ghé mấy tỉnh ở phía bắc Trung Bộ và ghé Ninh Bình và Phủ Lý. Tới đâu tôi cũng thấy nhân dân cả quyết hăng hái đề đi đến độc lập hoàn toàn, tôi rất vui lòng.
Đến Hà Nội, tôi được mời qua dinh Bắc Bộ hội đồng gặp anh em trong chính phủ một cách vui vẻ thân mật. Lần trước tôi ra Hà Nội, tôi không thấy rõ ràng một cầi gì. Lần này đi lại tự do, tôi có thể biết rõ được nhiều điều hơn trước.
Ban đầu khi tham dự cuộc lễ, tôi có ý lo lo. Nhưng sau khì thấy đại biểu chính phủ đối đãi đặc biệt nên không lo ngại gì nữa và tôi cũng vui mừng thấy việc hy sinh (ngôi báu) của tôi cũng là một việc có ích cho đất nước.
Sau khi trao quyền, tôi cũng muốn ra khỏi hoàng thành ngay cốt để tránh mọi sự nghi ngờ, vì tôi sợ rằng còn ngồi ở đấy, thì sẽ có người lợi dụng tôi. Tôi ra đây mục đích giúp chính phủ thưc hiện nền độc lập hoàn toàn.
Việc gì tôi cũng hết lòng giúp đỡ. Tôi còn lưu tại đây. Ngày về chưa nhất định. Trước khi đi, tôi dặn mấy ông trong nội các cũ thì ông nào cũng đồng ý. Trong lúc này phải đoàn kết triệt để thì mới sông, nếu chia rẽ thì chết… Lúc trước mọi việc (quan hệ) với người Nhật rất khó, lại phải tổ chức rất nhiều việc. Tuy vậy nội các cũ cũng cố làm mong cho mỗi ngày một khá nhưng sau này không thấy được kết quả gì nên đã mấy lần xin từ chức. Họ là những người hết lòng ra làm việc và biết làm chử không phải là bất lực.
Khi bên ngoài hoàng thành có cuộc khởi nghĩa,… mấy công sở đã bị Việt Minh chiếm cả rồi. Người Nhật phái người đến hỏi tôi nếu muốn đánh quân cách mệnh thì chính phủ (Nam triều) phải làm đơn yêu cầu quân Nhật giúp, quân Nhật sẵn lòng giúp. Tôi có nói rằng không bao giờ chính phủ Việt Nam lại yêu cầu ngoại quốc đánh dân Việt Nam(3).
Danh sách chương