Bùi Mộng Điệp cũng hay về Huế thăm bà Từ Cung, thân mẫu Bảo Đại. Nàng khéo cư xử, tranh thủ được cảm tình của bà Hoàng thái hậu. Dường như bà già không mấy dễ tính nầy quý trọng cô con dâu tuy không phải là chính thức nhưng cũng xuất thân bình dân như bà, sùng đạo Phật, biết chăm lo thờ phụng tổ tiên, khác hẳn Nam Phương, theo công giáo, tính tình lạnh lùng, thỉnh thoảng lại hay xung khắc với bà. Bà đã nghĩ đến việc “chính thức hoá” quan hệ của người thiếu phụ với con trai bà. Tại sao lại không trở lại tập quán xưa của triều đình An Nam? Trong lúc bà Nam Phương và các con bỏ sang Pháp ở, con trai bà cũng cần có người chăm sóc. Những điều kiện cho cuộc hôn nhân chính thức của con trai bà cách đây gần hai mươi năm phỏng còn mấy giá trị? Mộng Điệp sẽ là vợ thứ hai của con trai bà, là “thứ phi”, được bà Hoàng thái hậu “ban mũ áo” sau khi làm lễ trước bàn thờ tổ tiên trong Đại Nội. Cũng chẳng cần phải khai báo với hộ tịch viên hay làm phép thánh trước linh mục vì Mộng Điệp không phải là con chiên. Tuy “thiên diễm tình” được hoàng tộc và quan chức của Quốc trưởng mặc nhiên nhìn nhận, các con đều được đưa vào tôn phổ, nhưng Bùi Mộng Điệp và các con bà không được phong tước hiệu nào.
***
Hai báu vật thiêng liêng, biểu tượng của một triều đại đã đi theo một hành trình quanh co đến kỳ lạ. Sau khi được long trọng trao cho đại biểu Chính phủ lâm thời chiếc ấn vàng và thanh kiếm nạm ngọc tượng trưng cho quân quyền đã được đưa ra Hà Nội, báo cáo với Chính phủ và quốc dân trong lễ Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình. Chiến tranh nổ ra, không biết làm sao hai báu vật ấy đã được cất giấu trong một chiếc thùng dầu hoả bằng sắt tây, lại lọt vào tay quân đội viễn chinh Pháp. Theo nguồn tin của quân đội viễn chinh thì năm 1951 trong khi đào móng sửa chữa một ngôi nhà ở thị xã Hà Đông, lính Pháp đã tình cờ phát hiện được hai báu vật nầy(10). Người ta không rõ tại sao không chờ Bảo Đại về nước để làm lễ nhận lại ấn kiếm cho long trọng. Có thể chính Bảo Đại cũng không cho việc nhận lại hai báu vật đó có một ý nghĩa quan trọng nào. Theo yêu cầu của ông, hai báu vật được người Pháp trao lại cho người thay mặt ông là “thứ phi” Bùi Mộng Điệp đang có mặt ở Buôn Ma Thuột trước sự chứng kiến của bà Hoàng thái hậu Từ Cung. Năm 1953, sang Paris, Bùi Mộng Điệp không trao lại cho Bảo Đại mà lại trao cho bà Nam Phương và thái tử Bảo Long hai báu vật đó cùng một số kỷ vật khác do bà Thái hậu Từ Cung gửi.
***
Một người tình thứ ba của cựu hoàng, một thiếu nữ con nhà lành, giàu có và nguồn gốc danh giá. Lại chính là Phan Văn Giáo – sau nầy là Thủ hiến Trung phần – đã giới thiệu với Bảo Đại khi ông vừa đặt chân xuống sân bay Đà Lạt. Tên nàng là Phi Ánh, em vợ Phan Văn Giáo. Nàng cũng là một trang nhan sắc, một trong những cô gái đẹp nhất thành phố. Bảo Đại cũng rất yêu nàng, mua cho nàng một biệt thự, có với nàng hai đứa con, một trai một gái. Tên con gái đặt tên đệm là Phương còn con trai có tên đệm là Bảo coi như dòng dõi chính thức của Bảo Đại. Suốt thời gian ở Đà Lạt, Phi Ánh rất được cựu hoàng Quốc trưởng ưu ái. Nhưng khác với Bùi Mộng Điệp, Phi Ánh không dự những buổi tiếp tân, không được gần gũi với bà Thái hậu, không lên Buôn Ma Thuột để cùng đi săn thú với Bảo Đại như Mộng Điệp. Sau nầy khi chiến tranh kết thúc, Phi Ánh ở lại Việt Nam sống cô đơn và chết tại thành phố Hồ Chí Minh, còn con gái là Phương Minh sống với chồng là người Pháp lập nghiệp tại Hoa Kỳ…
Nhờ ân huệ của cựu hoàng, Đà Lạt trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của chính quyền Bảo Đại. Đà Lạt có khí hậu tuyệt vời, nhiều nhà cửa dinh thự theo kiến trúc Pháp lại thuộc Hoàng triều cương thổ được Pháp giao cho Bảo Đại trực tiếp quản lý hành chính. Ông không muốn về Sài Gòn sợ bị lép vế bên cạnh các cơ quan của Cao uỷ Đông Dương còn chiếm dinh Norodom tức Dinh Toàn quyền Đông Dương cũ, tượng trưng cho quyền lực của chính quyền thuộc địa. Dĩ nhiên ông không dám đặt trụ sở Chính phủ Quốc gia tại Hà Nội quá gần khu vực chiến sự, không đảm bảo an toàn, càng không muốn về cố đô Huế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Tại Đà Lạt, cơ quan chính phủ đặt trong một toà nhà kiểu cách và sang trọng trên đỉnh một ngọn đồi cao hơn hẳn xung quanh, được che khuất giữa hàng thông, được các đơn vị vũ trang quân phục chỉnh tề bảo vệ vòng trong vòng ngoài. Nhưng không một ai khi ngắm nhìn cánh cổng sắt nặng nề lại có thể tưởng tượng rằng bên trong lại là nơi hoạch định chính sách quan trọng nhất của chính phủ của cái gọi là “quốc gia Việt Nam”. Nhưng theo các nhà biên niên sử thuộc địa thì đây là một địa điểm đẹp, khá hấp dẫn vào loại nhất nhì của thành phố cao nguyên Đà Lạt.
Toà nhà có dáng vẻ thôn dã và êm ả. Chỉ có khách khứa vào ra, các thành viên nội các đi đi về về, khuấy động bầu không khí tĩnh lặng bao quanh. Các cố vấn thân cận của Bảo Đại lúc nào cũng quây quần quanh ông như người thân trong gia đình. Họ được sử dụng một căn nhà nhỏ gần toà thị chính thành phố. Đây mới là trụ sở đích thực của chính phủ. Làm việc bên trong là ba nhân vật: Hoàng thân Bửu Lộc, luật sư; Nguyễn Đệ, một tỷ phú, con của cựu khâm sai – phó vương Bắc Kỳ và Phan Văn Giáo có lẽ là người thân cận nhất của Bảo Đại trong những ngày lận đận ở Hongkong. Ba nhà trí thức nầy vắt óc nghĩ ra các chiến lược hoặc các đề án cải cách rồi đệ trình lên Quốc trưởng. Có thể coi đây là một chính phủ thực thụ làm việc nghiêm ngặt và mẫn cán. Cả ba người từ lâu nay vẫn luôn luôn là những đệ tử trung thành với cựu hoàng.
***
Trong lúc bà Nam Phương còn ở Cannes bên Pháp thì bà Hoàng thái hậu Từ Cung vẫn còn phát huy ảnh hưởng của mình.
Khi đặt vấn đề phải lập một đội cận vệ để đảm bảo an toàn cho quốc trưởng, chính tay bà đã lựa chọn mười đội gác(11).
Mỗi năm 6 tháng hè bà về Đà Lạt giúp Quốc trưởng tổ chức các buổi tiếp tân, lựa chọn gia nhân đầy tớ, mời mọc bạn bè, nhất là bà con thân thuộc. Cố nhiên tiệc tàn là bắt đầu các ván bài mạt chược cùng những trò chơi lành mạnh khác. Ít rượu, ít ma tuý, nhưng vài điếu xì-gà hay đơn giản chỉ thuốc lá Bastos thông thường.
Nhiều hôm đêm đã về khuya cựu hoàng xách súng lên xe Jeep vào rừng săn cọp. Chỉ có hầu cận đi theo, hiếm hoi mới có một bạn gái đi cùng. Ông là một tay săn tẩm cỡ. Trong dinh thự của ông, nền nhà phủ da thú làm thảm. Đôi khi ông vào rừng chỉ để thả bộ và suy tưởng, một mình thưởng thức sự thanh vắng trong rừng khuya.
Tối nào mờ trăng hay trong người thấm mệt thì ông cáo từ trước khi khách ra về. Ông không bao giờ ngủ một mình. Nếu không Mộng Điệp thì Phi Ánh hoặc một cô gái khác nằm bên. Bản liệt kê các nhân tình của ông khá dài. Ít ai ngủ với ông quá một hay hai đêm. Người ta nói đó còn là quy tắc nữa do Thái hậu Từ Cung đặt ra(12). Các cô gái ra khỏi dinh qua một cầu thang nhỏ bên cửa ngách, tránh cửa chính.
Báo chí, nhất là của cánh tả phê phán Bảo Đại không chút nương tay: Tờ Libération (Giải phóng) số tháng 12 năm 1949 viết: “Không nên kéo dài hơn nữa cuộc thí nghiệm về giải pháp Bảo Đại. Hỏng hẳn rồi”. Tờ báo còn tố cáo Bảo Đại đến Paris là để lao vào các “chuyện lẳng lơ”.
Như thường lệ, tên tuổi Bảo Long lại được mọi người nhắc đến, được coi như một vai phụ, một chiếc bánh xe dự phòng sẵn sàng đưa ra làm vai chính một khi người cha thất bại hoàn toàn. Hồi đầu năm, có tin đồn Bảo Long sẽ thay thế cha anh và trong trường hợp đó Phan Văn Giáo trở thành phụ chính(13).
Còn Bảo Đại từ bây giờ trở nên sung túc, hơn thế nữa, rất giàu có. Chắc hẳn hàng tháng ông được cấp một khoản phụ cấp riêng với cương vị quốc trưởng. Ngoài ra ông còn được sử dụng một ngân khoản để chi cho hoạt động tác động tinh thần nhân dân Việt Nam, được ăn chia lợi nhuận từ sòng bạc Đại Thế giới và các bổng lộc linh tinh khác. Sở thích của ông vẫn như trước chiến tranh, đến mức không cần phải mưu mẹo với cơ quan mật vụ, ông tự mình đặt mua từ Anh một chiếc máy bay DC-3, rồi lại một chiếc máy bay Viscount 700 để dùng riêng. Theo một báo cáo gửi đại uý Pháp tên là Jullerot phụ trách việc ghi chép những phương tiện có thể dùng được sau khi Chiến tranh thế giới kết thúc thì các kiểu máy bay nói trên được lắp đặt một cabin làm phòng ngủ (như máy bay Viking của Hoàng đế Anh Georges VI), một phòng ăn có thể chiêu đãi đông người. Đoàn tuỳ tùng nhiều nhất không quá 15 người, như thế để bảo đảm một đường kính hoạt động với những bình chứa nhiên liệu cho sáu nghìn killômét. Và còn một chiếc thuỷ phi cơ nữa kiểu Sealand, chiếc đầu tiên của một loạt sản phẩm có số lượng lớn nếu chất lượng được bảo đảm. Rồi vẫn là những chiếc máy bay Sea Oters và phụ tùng thay thế và có lẽ thêm một máy bay DC-3 thứ hai, thậm chí thứ ba nữa và chắc hẳn những máy bay thể thao Tiger Moth. Tác giả bức thư được cơ quan mật vụ giấu tên, kết thúc bản báo cáo, có vẻ sốt ruột:
“Lúc nầy có những cơ hội đặc biệt để làm việc và làm nhanh. Tôi hy vọng chúng ta sẽ được thấy chúng xuất hiện rất sớm“.(14)
Ít lâu sau, gia nhân của bà Hoàng thái hậu ở Đà Lạt nhẩm tính: “Cựu hoàng có tất cả bốn máy bay DC-3, một máy bay B.24 sáu chỗ, một máy bay B.29 được chính cựu hoàng cho sửa lại, và một máy bay để thi nhào lộn”.
Rồi sau lại một đơn đặt hàng khác: một du thuyền y-át, đúng ra là hai chiếc y-át (ông Jullerot được yêu cầu gửi ngay bảng giá và mẫu mã). Về hai du thuyền nầy, thêm một đòi hỏi cấp bách: phải là loại thật sang trọng.
Còn thái độ của cựu hoàng ra sao trước những lời tố cáo về những món chi tiêu hoang phí của ông? Ông vẫn tỏ ra phớt lờ, không thèm để ý đến. Tháng 6 năm 1949, tờ Le Soir (Buổi chiều) tiết lộ: “Thủ tướng Queuille tặng quốc trưởng Bảo Đại một du thuyền y-át giá một trăm triệu franc. Người dân đóng thuế ở Pháp chắc sẽ sung sướng thấy rằng tình hình tài chính nước nhà không đến nỗi bi đát nên chính phủ mới ăn tiêu rộng rãi như thế. Qua trung gian của tuỳ viên hải quân của chúng ta ở London, chúng tôi được biết chúng ta vừa mua của một nhà công nghiệp Anh một du thuyền y-át Jajusy có động cơ, với sức chứa trọng tải 50 ton (1 ton = 2,83m3), để làm quà biếu”.
Tháng 7 năm 1950, Cựu hoàng Bảo Đại, vốn chỉ thích những xe tốc độ cao, lại đặt mua một chiếc Mercedes lớn, nặng bốn tấn, có kính dày trên 3cm, vỏ thép chống được đạn 8 ly của tiểu liên và súng máy.
Nhưng ông cũng có những ôtô “bình thường” khá ấn tượng với khách đến thăm: Bốn chiếc limousine Mỹ to, một chiếc Citroen dẫn động bánh trước, chiếc nầy hình như ông đã được bạc ở Biarritz, năm 1939. Ngoài ra còn những xe thể thao, những chiếc Ferrari hay Bentley để ở Pháp. Như vua Louis XVI mê các ổ khoá, Bảo Đại thích hí hoáy với các động cơ ôtô. Ông mê mải chuyện nầy đến hàng giờ.
***
Hai báu vật thiêng liêng, biểu tượng của một triều đại đã đi theo một hành trình quanh co đến kỳ lạ. Sau khi được long trọng trao cho đại biểu Chính phủ lâm thời chiếc ấn vàng và thanh kiếm nạm ngọc tượng trưng cho quân quyền đã được đưa ra Hà Nội, báo cáo với Chính phủ và quốc dân trong lễ Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình. Chiến tranh nổ ra, không biết làm sao hai báu vật ấy đã được cất giấu trong một chiếc thùng dầu hoả bằng sắt tây, lại lọt vào tay quân đội viễn chinh Pháp. Theo nguồn tin của quân đội viễn chinh thì năm 1951 trong khi đào móng sửa chữa một ngôi nhà ở thị xã Hà Đông, lính Pháp đã tình cờ phát hiện được hai báu vật nầy(10). Người ta không rõ tại sao không chờ Bảo Đại về nước để làm lễ nhận lại ấn kiếm cho long trọng. Có thể chính Bảo Đại cũng không cho việc nhận lại hai báu vật đó có một ý nghĩa quan trọng nào. Theo yêu cầu của ông, hai báu vật được người Pháp trao lại cho người thay mặt ông là “thứ phi” Bùi Mộng Điệp đang có mặt ở Buôn Ma Thuột trước sự chứng kiến của bà Hoàng thái hậu Từ Cung. Năm 1953, sang Paris, Bùi Mộng Điệp không trao lại cho Bảo Đại mà lại trao cho bà Nam Phương và thái tử Bảo Long hai báu vật đó cùng một số kỷ vật khác do bà Thái hậu Từ Cung gửi.
***
Một người tình thứ ba của cựu hoàng, một thiếu nữ con nhà lành, giàu có và nguồn gốc danh giá. Lại chính là Phan Văn Giáo – sau nầy là Thủ hiến Trung phần – đã giới thiệu với Bảo Đại khi ông vừa đặt chân xuống sân bay Đà Lạt. Tên nàng là Phi Ánh, em vợ Phan Văn Giáo. Nàng cũng là một trang nhan sắc, một trong những cô gái đẹp nhất thành phố. Bảo Đại cũng rất yêu nàng, mua cho nàng một biệt thự, có với nàng hai đứa con, một trai một gái. Tên con gái đặt tên đệm là Phương còn con trai có tên đệm là Bảo coi như dòng dõi chính thức của Bảo Đại. Suốt thời gian ở Đà Lạt, Phi Ánh rất được cựu hoàng Quốc trưởng ưu ái. Nhưng khác với Bùi Mộng Điệp, Phi Ánh không dự những buổi tiếp tân, không được gần gũi với bà Thái hậu, không lên Buôn Ma Thuột để cùng đi săn thú với Bảo Đại như Mộng Điệp. Sau nầy khi chiến tranh kết thúc, Phi Ánh ở lại Việt Nam sống cô đơn và chết tại thành phố Hồ Chí Minh, còn con gái là Phương Minh sống với chồng là người Pháp lập nghiệp tại Hoa Kỳ…
Nhờ ân huệ của cựu hoàng, Đà Lạt trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của chính quyền Bảo Đại. Đà Lạt có khí hậu tuyệt vời, nhiều nhà cửa dinh thự theo kiến trúc Pháp lại thuộc Hoàng triều cương thổ được Pháp giao cho Bảo Đại trực tiếp quản lý hành chính. Ông không muốn về Sài Gòn sợ bị lép vế bên cạnh các cơ quan của Cao uỷ Đông Dương còn chiếm dinh Norodom tức Dinh Toàn quyền Đông Dương cũ, tượng trưng cho quyền lực của chính quyền thuộc địa. Dĩ nhiên ông không dám đặt trụ sở Chính phủ Quốc gia tại Hà Nội quá gần khu vực chiến sự, không đảm bảo an toàn, càng không muốn về cố đô Huế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Tại Đà Lạt, cơ quan chính phủ đặt trong một toà nhà kiểu cách và sang trọng trên đỉnh một ngọn đồi cao hơn hẳn xung quanh, được che khuất giữa hàng thông, được các đơn vị vũ trang quân phục chỉnh tề bảo vệ vòng trong vòng ngoài. Nhưng không một ai khi ngắm nhìn cánh cổng sắt nặng nề lại có thể tưởng tượng rằng bên trong lại là nơi hoạch định chính sách quan trọng nhất của chính phủ của cái gọi là “quốc gia Việt Nam”. Nhưng theo các nhà biên niên sử thuộc địa thì đây là một địa điểm đẹp, khá hấp dẫn vào loại nhất nhì của thành phố cao nguyên Đà Lạt.
Toà nhà có dáng vẻ thôn dã và êm ả. Chỉ có khách khứa vào ra, các thành viên nội các đi đi về về, khuấy động bầu không khí tĩnh lặng bao quanh. Các cố vấn thân cận của Bảo Đại lúc nào cũng quây quần quanh ông như người thân trong gia đình. Họ được sử dụng một căn nhà nhỏ gần toà thị chính thành phố. Đây mới là trụ sở đích thực của chính phủ. Làm việc bên trong là ba nhân vật: Hoàng thân Bửu Lộc, luật sư; Nguyễn Đệ, một tỷ phú, con của cựu khâm sai – phó vương Bắc Kỳ và Phan Văn Giáo có lẽ là người thân cận nhất của Bảo Đại trong những ngày lận đận ở Hongkong. Ba nhà trí thức nầy vắt óc nghĩ ra các chiến lược hoặc các đề án cải cách rồi đệ trình lên Quốc trưởng. Có thể coi đây là một chính phủ thực thụ làm việc nghiêm ngặt và mẫn cán. Cả ba người từ lâu nay vẫn luôn luôn là những đệ tử trung thành với cựu hoàng.
***
Trong lúc bà Nam Phương còn ở Cannes bên Pháp thì bà Hoàng thái hậu Từ Cung vẫn còn phát huy ảnh hưởng của mình.
Khi đặt vấn đề phải lập một đội cận vệ để đảm bảo an toàn cho quốc trưởng, chính tay bà đã lựa chọn mười đội gác(11).
Mỗi năm 6 tháng hè bà về Đà Lạt giúp Quốc trưởng tổ chức các buổi tiếp tân, lựa chọn gia nhân đầy tớ, mời mọc bạn bè, nhất là bà con thân thuộc. Cố nhiên tiệc tàn là bắt đầu các ván bài mạt chược cùng những trò chơi lành mạnh khác. Ít rượu, ít ma tuý, nhưng vài điếu xì-gà hay đơn giản chỉ thuốc lá Bastos thông thường.
Nhiều hôm đêm đã về khuya cựu hoàng xách súng lên xe Jeep vào rừng săn cọp. Chỉ có hầu cận đi theo, hiếm hoi mới có một bạn gái đi cùng. Ông là một tay săn tẩm cỡ. Trong dinh thự của ông, nền nhà phủ da thú làm thảm. Đôi khi ông vào rừng chỉ để thả bộ và suy tưởng, một mình thưởng thức sự thanh vắng trong rừng khuya.
Tối nào mờ trăng hay trong người thấm mệt thì ông cáo từ trước khi khách ra về. Ông không bao giờ ngủ một mình. Nếu không Mộng Điệp thì Phi Ánh hoặc một cô gái khác nằm bên. Bản liệt kê các nhân tình của ông khá dài. Ít ai ngủ với ông quá một hay hai đêm. Người ta nói đó còn là quy tắc nữa do Thái hậu Từ Cung đặt ra(12). Các cô gái ra khỏi dinh qua một cầu thang nhỏ bên cửa ngách, tránh cửa chính.
Báo chí, nhất là của cánh tả phê phán Bảo Đại không chút nương tay: Tờ Libération (Giải phóng) số tháng 12 năm 1949 viết: “Không nên kéo dài hơn nữa cuộc thí nghiệm về giải pháp Bảo Đại. Hỏng hẳn rồi”. Tờ báo còn tố cáo Bảo Đại đến Paris là để lao vào các “chuyện lẳng lơ”.
Như thường lệ, tên tuổi Bảo Long lại được mọi người nhắc đến, được coi như một vai phụ, một chiếc bánh xe dự phòng sẵn sàng đưa ra làm vai chính một khi người cha thất bại hoàn toàn. Hồi đầu năm, có tin đồn Bảo Long sẽ thay thế cha anh và trong trường hợp đó Phan Văn Giáo trở thành phụ chính(13).
Còn Bảo Đại từ bây giờ trở nên sung túc, hơn thế nữa, rất giàu có. Chắc hẳn hàng tháng ông được cấp một khoản phụ cấp riêng với cương vị quốc trưởng. Ngoài ra ông còn được sử dụng một ngân khoản để chi cho hoạt động tác động tinh thần nhân dân Việt Nam, được ăn chia lợi nhuận từ sòng bạc Đại Thế giới và các bổng lộc linh tinh khác. Sở thích của ông vẫn như trước chiến tranh, đến mức không cần phải mưu mẹo với cơ quan mật vụ, ông tự mình đặt mua từ Anh một chiếc máy bay DC-3, rồi lại một chiếc máy bay Viscount 700 để dùng riêng. Theo một báo cáo gửi đại uý Pháp tên là Jullerot phụ trách việc ghi chép những phương tiện có thể dùng được sau khi Chiến tranh thế giới kết thúc thì các kiểu máy bay nói trên được lắp đặt một cabin làm phòng ngủ (như máy bay Viking của Hoàng đế Anh Georges VI), một phòng ăn có thể chiêu đãi đông người. Đoàn tuỳ tùng nhiều nhất không quá 15 người, như thế để bảo đảm một đường kính hoạt động với những bình chứa nhiên liệu cho sáu nghìn killômét. Và còn một chiếc thuỷ phi cơ nữa kiểu Sealand, chiếc đầu tiên của một loạt sản phẩm có số lượng lớn nếu chất lượng được bảo đảm. Rồi vẫn là những chiếc máy bay Sea Oters và phụ tùng thay thế và có lẽ thêm một máy bay DC-3 thứ hai, thậm chí thứ ba nữa và chắc hẳn những máy bay thể thao Tiger Moth. Tác giả bức thư được cơ quan mật vụ giấu tên, kết thúc bản báo cáo, có vẻ sốt ruột:
“Lúc nầy có những cơ hội đặc biệt để làm việc và làm nhanh. Tôi hy vọng chúng ta sẽ được thấy chúng xuất hiện rất sớm“.(14)
Ít lâu sau, gia nhân của bà Hoàng thái hậu ở Đà Lạt nhẩm tính: “Cựu hoàng có tất cả bốn máy bay DC-3, một máy bay B.24 sáu chỗ, một máy bay B.29 được chính cựu hoàng cho sửa lại, và một máy bay để thi nhào lộn”.
Rồi sau lại một đơn đặt hàng khác: một du thuyền y-át, đúng ra là hai chiếc y-át (ông Jullerot được yêu cầu gửi ngay bảng giá và mẫu mã). Về hai du thuyền nầy, thêm một đòi hỏi cấp bách: phải là loại thật sang trọng.
Còn thái độ của cựu hoàng ra sao trước những lời tố cáo về những món chi tiêu hoang phí của ông? Ông vẫn tỏ ra phớt lờ, không thèm để ý đến. Tháng 6 năm 1949, tờ Le Soir (Buổi chiều) tiết lộ: “Thủ tướng Queuille tặng quốc trưởng Bảo Đại một du thuyền y-át giá một trăm triệu franc. Người dân đóng thuế ở Pháp chắc sẽ sung sướng thấy rằng tình hình tài chính nước nhà không đến nỗi bi đát nên chính phủ mới ăn tiêu rộng rãi như thế. Qua trung gian của tuỳ viên hải quân của chúng ta ở London, chúng tôi được biết chúng ta vừa mua của một nhà công nghiệp Anh một du thuyền y-át Jajusy có động cơ, với sức chứa trọng tải 50 ton (1 ton = 2,83m3), để làm quà biếu”.
Tháng 7 năm 1950, Cựu hoàng Bảo Đại, vốn chỉ thích những xe tốc độ cao, lại đặt mua một chiếc Mercedes lớn, nặng bốn tấn, có kính dày trên 3cm, vỏ thép chống được đạn 8 ly của tiểu liên và súng máy.
Nhưng ông cũng có những ôtô “bình thường” khá ấn tượng với khách đến thăm: Bốn chiếc limousine Mỹ to, một chiếc Citroen dẫn động bánh trước, chiếc nầy hình như ông đã được bạc ở Biarritz, năm 1939. Ngoài ra còn những xe thể thao, những chiếc Ferrari hay Bentley để ở Pháp. Như vua Louis XVI mê các ổ khoá, Bảo Đại thích hí hoáy với các động cơ ôtô. Ông mê mải chuyện nầy đến hàng giờ.
Danh sách chương