Cựu hoàng lặng lẽ thắt dây giầy cao su. Ông cẩn thận vuốt thẳng đôi bít tất ngắn trắng. Trái với đối thủ, thay quần áo trong phòng dành riêng ở góc vườn, ông thay quần áo luôn trong buồng ngủ. Một gian phòng đẹp, rộng rãi, thiết bị nội thất theo phong cách âu châu, một tủ quần áo mô-đéc, một tủ đựng khăn, mũ, chân tủ cẩu kỳ. Chiếc giường rộng không có nệm êm như giường nằm ở điện Kiến Trung ở Huế hay ở Hà Nội, nhưng mệt vì chuyến đi xa làm cho ông quên đi độ cứng của cái giường. Vả chăng lúc nầy đang có chiến tranh dù rằng nhìn từ Park Hotel, một khách sạn bị lãng quên ở miền Nam Trung Quốc, những cuộc chiến đấu dường như lùi xa vào quá khứ. Bảo Đại đứng dậy, như cái máy, nhìn vào chiếc gương đứng để kiểm tra bộ đồ của mình. Ông chăm chút dáng chiếc quần vải, chiếc áo sơ mi cộc tay, chọn một cặp kính râm rồi xuống sân quần vợt.
Nghiêm Kế Tổ đối thủ quần vợt của ông đang đợi. Họ trao đổi vài đường ban. Xung quanh dọc hàng rào mắt cáo ngăn sân quần vợt với bãi trước khách sạn, một toán lính Quốc dân đảng canh gác, uể oải như thờ ơ với cảnh khác thường đang diễn ra. Mấy tháng trước đây, không ai chơi ban ở đây. Đã phải dọn dẹp, loại bỏ những đồ linh tinh, ngổn ngang, ghế đẩu, ghế dài, những vỏ chai. Khách sạn lại tìm lại được ít nhiều vẻ lộng lẫy của nó với sự xuất hiện của người khách du lịch không chờ đợi nầy.
Hai người chơi lên lưới. Chiếc vợt của Bảo Đại dựng trên đầu vợt, xoay tròn như một chiếc cù rồi đổ xuống. Bảo Đại được giao ban. Ông bước đến cuối sân sau vạch sơn, đánh một quả ban rất mạnh. Tiếng đập rất căng vào lưới vợt đánh thức khu vườn bao quanh.
Lẩn nầy bọn lính Quốc dân đảng chăm chú theo dõi các đường ban. Hai người chơi tốt, thẳng cánh không e dè. Dù hơi mập, Bảo Đại hầu như chiếm lĩnh sân, lên lưới mỗi khi có thể. Gần như một trận đấu của nhà chuyên nghiệp đến mức lính Quốc dân đảng xuýt xoa thở dài mỗi khi tính điểm hai trái ban đánh lỗi. Không còn phân biệt ai là cựu hoàng, ai là bạn chơi mà chỉ là hai đối thủ mải mê quần nhau qua đường ban, bất chấp thời gian và lịch sử.
Hai bên ngang sức ngang tài nên những người Trung Quốc không hề nói gì đến kết quả trận đấu.
Điều bất ngờ cho tất cả là sự có mặt của một người trẻ tuổi cao lêu đêu theo dõi cảnh tượng từ trước ban công của khách sạn. Ông ta không giống lính Quốc dân đảng cũng không giống hai đối thủ quần vợt trên sân. Cao to, tóc cắt ngắn, quần áo sẫm màu, ông theo dõi không mỉm cười vũ điệu của hai bóng trắng. Người ta gọi ông là Hương, Hà Phú Hương, một nhân vật nổi tiếng, thoát nạn từ nhà ngục Kontum trở về. Hương là một trong hai trăm ba mươi tù nhân của nhà ngục nầy, gồm công nhân, nông dân, sinh viên, phần lớn là tù chính trị. Chúa ngục là Palméséani. Hương bị đày vào đây sau những cuộc biến loạn năm 1930. Cao trào cách mạng năm 1930 đã bị dìm trong bể máu trong những vụ đàn áp tàn khốc chưa từng có, thực hiện bằng lưỡi lê, bằng súng liên thanh, đôi khi bằng cả đại bác.
Để đếm tù Palméséani gõ một chiếc ba toong vào đầu mỗi tù nhân, miệng đếm một hai ba, v.v… Những kẻ bị hạ ngục có nhiệm vụ hoàn thành xây dựng một con đường thuộc địa 14, từ Dakpao đến Dakxut, trong sáu tháng từ tháng chạp năm 1930 đến tháng sáu 1931, một trăm bảy mươi tù nhân bỏ mạng.
Không phải vì khí hậu vì sốt rét mà bị giết.
Palméséani loại bỏ những ai không chịu đựng nổi nhịp độ tiến trình công việc. Ngày 12 tháng Chạp năm 1931, tù khổ sai từ chối không chịu rời ngục Kontum đi Dakpek nơi họ bị chết nhiều, lính canh ngục liền nổ súng. Mười sáu người chết trong số những người cứng đầu nhất. Lịch sử không nói cuối cùng họ có chịu đi không. Chính quyền Pháp biết tất cả những sự kiện đó.
Ngay sau khi Việt Minh cướp chính quyền, Hương thoát ngục trở về tham gia ngay công tác cách mạng là uỷ viên phụ trách văn hoá và tuyên truyền trong Uỷ ban nhân dân Trung Bộ. Tháng 3 năm 1946 ông được triệu tập đến dinh chủ tịch chính phủ tại Bắc Bộ phủ, trước đây là dinh thống sứ Bắc Kỳ. Ông đến bằng xe đạp, phương tiện đi lại quen thuộc của ông.
Giáp, người bạn học cũ tại trường Quốc học Huế, đón tiếp ông và đưa đến gặp chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dầu cấp bậc khác nhau, do công việc bận rộn, những năm đau yếu, hôm nay lần đầu tiên người cựu chính trị phạm nhà ngục Kontum mới gặp lại bạn cũ. Ông Hồ Chí Minh nói với Hương: “Anh phải đi Trùng Khánh gặp Tưởng Giới Thạch nói với ông ta rằng chúng ta cần vũ khí để đánh đuổi quân Pháp”. Ông Hồ giải thích thêm: quân Pháp đã chiếm Nam Bộ, đang đe doạ Hà Nội. Ông Hương kinh ngạc vì lời yêu cầu, vì sự tín nhiệm của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch đã giao phó cho ông sứ mệnh quan trọng nầy. Ông chẳng biết gì về chính trị đối ngoại, về những chuyến công cán ngoại giao. Nhưng ông biết rằng thời gian cấp bách và hiểu rằng vị lãnh tụ cách mạng tìm cách phân hoá Trung Hoa và Pháp, lúc nầy đang thoả hiệp thu xếp với nhau trên lưng Việt Minh.
Hôm sau, ý thức sâu sắc tầm quan trọng của sứ mạng của mình, Hương trở lại phủ chủ tịch thì gặp một nhóm người, nguồn gốc chính trị rất khác nhau, người ta bảo sẽ đi với ông. Có những bộ trưởng cộng sản, cả những người của các đảng phái quốc gia thân Trung Quốc. Thời đó, chính phủ “liên hiệp quốc gia” tập hợp những người có ý thức hệ rất khác nhau. Dù có những cuộc hội họp, đón tiếp, nhưng chính là nhờ đài phát thanh Pháp mà ông Hương được biết cố vấn Vĩnh Thuỵ cũng tham gia phái đoàn. Ông không ưa cựu hoàng lắm nhưng cũng hiểu cựu hoàng không phải cùng loại với những người kia.
Chuyến đi bắt đầu bằng ôtô ra phi trường. Chiếc Packard mang từ Huế ra, lại lăn bánh chở chủ cũ và những người cách mạng trong chuyến đi không biết trước nầy. Hàng ghế sau hơi chật, Nguyễn Công Truyền, một quan chức Việt Minh, uỷ viên phụ trách tuyên truyền trong Uỷ ban nhân dân Bắc Bộ và Hà Phú Hương ngồi cạnh Bảo Đại. Nghiêm Kế Tổ, người của Quốc dân đảng, thứ trưởng Ngoại giao làm trưởng phái đoàn trên danh nghĩa, sau khi Bảo Đại từ chối không nhận làm trưởng đoàn, sẽ đi sau. Dù còn trẻ nhưng Hương vừa trải qua mười hai năm cấm cố trong xà lim, cổ đeo gông nối với hai chiếc xiềng quanh mắt cá chân khiến cho ông không đứng thẳng được. Ông nổi tiếng là một tù chính trị ngoan cường với kỷ luật hà khắc trong nhà tù thực dân.
Trên xe ra phi trường cố vấn Vĩnh Thuỵ thổ lộ với hai bạn đồng hành, khiến họ sửng sốt: “Tôi chủ yếu là đi du lịch”. Ông ăn mặc tề chỉnh, sang trọng. Một người đi du lịch, tại sao không. Ngoài câu nói trên theo thói quen, ông không nói gì thêm.
Phái đoàn lên máy bay từ phi trường Hà Nội tới Côn Minh trên chiếc máy bay DC-3 chen chúc đám quân nhân Trung Hoa, lỉnh kỉnh hòm xiểng.
Trừ ông Vĩnh Thuỵ cũng biết lái máy bay lại dày dạn trong chuyến đi xa bằng máy bay, còn với những người khác thì đây là lần đầu tiên họ đi máy bay.
Côn Minh chỉ là một trạm trung chuyển. Một quả đồi của Vân Nam, cao hơn hai nghìn mét trên mặt biển. Một khách sạn bị cuộc nội chiến làm hư hại. Họ tạm trú ở đây để chờ thiện ý của Tưởng Giới Thạch.
Tưởng thống chế để mấy ngày mới trả lời. Nghiêm Kế Tổ từ trong nước đi sau đã theo kịp họ ở đây. Không khí trong đoàn thiếu cởi mở đầm ấm. Họ không nói gì với nhau trong cuộc họp chung toàn đoàn, chỉ trao đổi riêng từng nhóm quen biết nhau. Giờ phút trôi qua chậm chạp. Vĩnh Thuỵ, không bỏ lỡ thời cơ, qua đêm với một cô hầu buồng của khách sạn. Ban ngày ông lại mặc quần áo trắng chơi quần vợt dưới con mắt sững sờ của ông Hương.
Bảo Đại, từ nay ta lại trở lại với cái tên quen thuộc của nhân vật, lại thắng ván nữa. Nghiêm Kế Tổ chạy bở hơi tai từ đầu nầy đến đầu kia của sân quần để ứng phó cũng không lại được với Bảo Đại. Cựu hoàng vẫn giữ nguyên vẻ phớt lạnh chỉ hơi đổ mồ hôi, dù trời nắng. Sau trận đấu họ đi tắm. Khách sạn được xây dựng cạnh một suối nước nóng cách đó khoảng bốn mươi cây số. Lần nầy chỉ có hai người với nhau. Không có lính Trung Quốc, không có hai ông cán bộ Việt Minh khắc khổ thường tham dự vào cuộc kiểm điểm của họ. Sau khi tắm là ăn trưa. Bí thư trưởng của tướng Lư Hán, người đã dẫn một trăm sáu mươi ngàn quân Trung Hoa vào Việt Nam mời một bàn tiệc trưa. Chỉ có Bảo Đại đến một mình không ai tháp tùng ông. Cuộc chờ đợi ở Côn Minh bảy ngày. Trong khi Bảo Đại, Nghiêm Kế Tổ, vui thú quần vợt, tắm suối nước nóng thì ông Hương không hề từ bỏ vẻ mặt cứng rắn của ông.
Có một người khác cũng cảm thấy khó chịu. Đó là lãnh sự Pháp tại Côn Minh. Ông không hiểu gì về chuyến đi của cựu hoàng. Ông ta đi tị nạn hay trái lại tham gia một phái đoàn chính thức như người ta nói(1).
Viên lãnh sự điện về nước một bài trả lời phỏng vấn của ông Hương với một tờ báo địa phương:”Người ta nói rằng cựu Hoàng đế Bảo Đại không bằng lòng chính phủ Hồ Chí Minh? Không. Ông hoàn toàn tán thành những biện pháp của chính phủ. Nếu người Pháp không tôn trọng hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3, không trao trả độc lập cho các ông, thì các ông sẽ làm gì? Trả lời: Chúng tôi sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng hy sinh một triệu người”(2).
Nghiêm Kế Tổ đối thủ quần vợt của ông đang đợi. Họ trao đổi vài đường ban. Xung quanh dọc hàng rào mắt cáo ngăn sân quần vợt với bãi trước khách sạn, một toán lính Quốc dân đảng canh gác, uể oải như thờ ơ với cảnh khác thường đang diễn ra. Mấy tháng trước đây, không ai chơi ban ở đây. Đã phải dọn dẹp, loại bỏ những đồ linh tinh, ngổn ngang, ghế đẩu, ghế dài, những vỏ chai. Khách sạn lại tìm lại được ít nhiều vẻ lộng lẫy của nó với sự xuất hiện của người khách du lịch không chờ đợi nầy.
Hai người chơi lên lưới. Chiếc vợt của Bảo Đại dựng trên đầu vợt, xoay tròn như một chiếc cù rồi đổ xuống. Bảo Đại được giao ban. Ông bước đến cuối sân sau vạch sơn, đánh một quả ban rất mạnh. Tiếng đập rất căng vào lưới vợt đánh thức khu vườn bao quanh.
Lẩn nầy bọn lính Quốc dân đảng chăm chú theo dõi các đường ban. Hai người chơi tốt, thẳng cánh không e dè. Dù hơi mập, Bảo Đại hầu như chiếm lĩnh sân, lên lưới mỗi khi có thể. Gần như một trận đấu của nhà chuyên nghiệp đến mức lính Quốc dân đảng xuýt xoa thở dài mỗi khi tính điểm hai trái ban đánh lỗi. Không còn phân biệt ai là cựu hoàng, ai là bạn chơi mà chỉ là hai đối thủ mải mê quần nhau qua đường ban, bất chấp thời gian và lịch sử.
Hai bên ngang sức ngang tài nên những người Trung Quốc không hề nói gì đến kết quả trận đấu.
Điều bất ngờ cho tất cả là sự có mặt của một người trẻ tuổi cao lêu đêu theo dõi cảnh tượng từ trước ban công của khách sạn. Ông ta không giống lính Quốc dân đảng cũng không giống hai đối thủ quần vợt trên sân. Cao to, tóc cắt ngắn, quần áo sẫm màu, ông theo dõi không mỉm cười vũ điệu của hai bóng trắng. Người ta gọi ông là Hương, Hà Phú Hương, một nhân vật nổi tiếng, thoát nạn từ nhà ngục Kontum trở về. Hương là một trong hai trăm ba mươi tù nhân của nhà ngục nầy, gồm công nhân, nông dân, sinh viên, phần lớn là tù chính trị. Chúa ngục là Palméséani. Hương bị đày vào đây sau những cuộc biến loạn năm 1930. Cao trào cách mạng năm 1930 đã bị dìm trong bể máu trong những vụ đàn áp tàn khốc chưa từng có, thực hiện bằng lưỡi lê, bằng súng liên thanh, đôi khi bằng cả đại bác.
Để đếm tù Palméséani gõ một chiếc ba toong vào đầu mỗi tù nhân, miệng đếm một hai ba, v.v… Những kẻ bị hạ ngục có nhiệm vụ hoàn thành xây dựng một con đường thuộc địa 14, từ Dakpao đến Dakxut, trong sáu tháng từ tháng chạp năm 1930 đến tháng sáu 1931, một trăm bảy mươi tù nhân bỏ mạng.
Không phải vì khí hậu vì sốt rét mà bị giết.
Palméséani loại bỏ những ai không chịu đựng nổi nhịp độ tiến trình công việc. Ngày 12 tháng Chạp năm 1931, tù khổ sai từ chối không chịu rời ngục Kontum đi Dakpek nơi họ bị chết nhiều, lính canh ngục liền nổ súng. Mười sáu người chết trong số những người cứng đầu nhất. Lịch sử không nói cuối cùng họ có chịu đi không. Chính quyền Pháp biết tất cả những sự kiện đó.
Ngay sau khi Việt Minh cướp chính quyền, Hương thoát ngục trở về tham gia ngay công tác cách mạng là uỷ viên phụ trách văn hoá và tuyên truyền trong Uỷ ban nhân dân Trung Bộ. Tháng 3 năm 1946 ông được triệu tập đến dinh chủ tịch chính phủ tại Bắc Bộ phủ, trước đây là dinh thống sứ Bắc Kỳ. Ông đến bằng xe đạp, phương tiện đi lại quen thuộc của ông.
Giáp, người bạn học cũ tại trường Quốc học Huế, đón tiếp ông và đưa đến gặp chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dầu cấp bậc khác nhau, do công việc bận rộn, những năm đau yếu, hôm nay lần đầu tiên người cựu chính trị phạm nhà ngục Kontum mới gặp lại bạn cũ. Ông Hồ Chí Minh nói với Hương: “Anh phải đi Trùng Khánh gặp Tưởng Giới Thạch nói với ông ta rằng chúng ta cần vũ khí để đánh đuổi quân Pháp”. Ông Hồ giải thích thêm: quân Pháp đã chiếm Nam Bộ, đang đe doạ Hà Nội. Ông Hương kinh ngạc vì lời yêu cầu, vì sự tín nhiệm của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch đã giao phó cho ông sứ mệnh quan trọng nầy. Ông chẳng biết gì về chính trị đối ngoại, về những chuyến công cán ngoại giao. Nhưng ông biết rằng thời gian cấp bách và hiểu rằng vị lãnh tụ cách mạng tìm cách phân hoá Trung Hoa và Pháp, lúc nầy đang thoả hiệp thu xếp với nhau trên lưng Việt Minh.
Hôm sau, ý thức sâu sắc tầm quan trọng của sứ mạng của mình, Hương trở lại phủ chủ tịch thì gặp một nhóm người, nguồn gốc chính trị rất khác nhau, người ta bảo sẽ đi với ông. Có những bộ trưởng cộng sản, cả những người của các đảng phái quốc gia thân Trung Quốc. Thời đó, chính phủ “liên hiệp quốc gia” tập hợp những người có ý thức hệ rất khác nhau. Dù có những cuộc hội họp, đón tiếp, nhưng chính là nhờ đài phát thanh Pháp mà ông Hương được biết cố vấn Vĩnh Thuỵ cũng tham gia phái đoàn. Ông không ưa cựu hoàng lắm nhưng cũng hiểu cựu hoàng không phải cùng loại với những người kia.
Chuyến đi bắt đầu bằng ôtô ra phi trường. Chiếc Packard mang từ Huế ra, lại lăn bánh chở chủ cũ và những người cách mạng trong chuyến đi không biết trước nầy. Hàng ghế sau hơi chật, Nguyễn Công Truyền, một quan chức Việt Minh, uỷ viên phụ trách tuyên truyền trong Uỷ ban nhân dân Bắc Bộ và Hà Phú Hương ngồi cạnh Bảo Đại. Nghiêm Kế Tổ, người của Quốc dân đảng, thứ trưởng Ngoại giao làm trưởng phái đoàn trên danh nghĩa, sau khi Bảo Đại từ chối không nhận làm trưởng đoàn, sẽ đi sau. Dù còn trẻ nhưng Hương vừa trải qua mười hai năm cấm cố trong xà lim, cổ đeo gông nối với hai chiếc xiềng quanh mắt cá chân khiến cho ông không đứng thẳng được. Ông nổi tiếng là một tù chính trị ngoan cường với kỷ luật hà khắc trong nhà tù thực dân.
Trên xe ra phi trường cố vấn Vĩnh Thuỵ thổ lộ với hai bạn đồng hành, khiến họ sửng sốt: “Tôi chủ yếu là đi du lịch”. Ông ăn mặc tề chỉnh, sang trọng. Một người đi du lịch, tại sao không. Ngoài câu nói trên theo thói quen, ông không nói gì thêm.
Phái đoàn lên máy bay từ phi trường Hà Nội tới Côn Minh trên chiếc máy bay DC-3 chen chúc đám quân nhân Trung Hoa, lỉnh kỉnh hòm xiểng.
Trừ ông Vĩnh Thuỵ cũng biết lái máy bay lại dày dạn trong chuyến đi xa bằng máy bay, còn với những người khác thì đây là lần đầu tiên họ đi máy bay.
Côn Minh chỉ là một trạm trung chuyển. Một quả đồi của Vân Nam, cao hơn hai nghìn mét trên mặt biển. Một khách sạn bị cuộc nội chiến làm hư hại. Họ tạm trú ở đây để chờ thiện ý của Tưởng Giới Thạch.
Tưởng thống chế để mấy ngày mới trả lời. Nghiêm Kế Tổ từ trong nước đi sau đã theo kịp họ ở đây. Không khí trong đoàn thiếu cởi mở đầm ấm. Họ không nói gì với nhau trong cuộc họp chung toàn đoàn, chỉ trao đổi riêng từng nhóm quen biết nhau. Giờ phút trôi qua chậm chạp. Vĩnh Thuỵ, không bỏ lỡ thời cơ, qua đêm với một cô hầu buồng của khách sạn. Ban ngày ông lại mặc quần áo trắng chơi quần vợt dưới con mắt sững sờ của ông Hương.
Bảo Đại, từ nay ta lại trở lại với cái tên quen thuộc của nhân vật, lại thắng ván nữa. Nghiêm Kế Tổ chạy bở hơi tai từ đầu nầy đến đầu kia của sân quần để ứng phó cũng không lại được với Bảo Đại. Cựu hoàng vẫn giữ nguyên vẻ phớt lạnh chỉ hơi đổ mồ hôi, dù trời nắng. Sau trận đấu họ đi tắm. Khách sạn được xây dựng cạnh một suối nước nóng cách đó khoảng bốn mươi cây số. Lần nầy chỉ có hai người với nhau. Không có lính Trung Quốc, không có hai ông cán bộ Việt Minh khắc khổ thường tham dự vào cuộc kiểm điểm của họ. Sau khi tắm là ăn trưa. Bí thư trưởng của tướng Lư Hán, người đã dẫn một trăm sáu mươi ngàn quân Trung Hoa vào Việt Nam mời một bàn tiệc trưa. Chỉ có Bảo Đại đến một mình không ai tháp tùng ông. Cuộc chờ đợi ở Côn Minh bảy ngày. Trong khi Bảo Đại, Nghiêm Kế Tổ, vui thú quần vợt, tắm suối nước nóng thì ông Hương không hề từ bỏ vẻ mặt cứng rắn của ông.
Có một người khác cũng cảm thấy khó chịu. Đó là lãnh sự Pháp tại Côn Minh. Ông không hiểu gì về chuyến đi của cựu hoàng. Ông ta đi tị nạn hay trái lại tham gia một phái đoàn chính thức như người ta nói(1).
Viên lãnh sự điện về nước một bài trả lời phỏng vấn của ông Hương với một tờ báo địa phương:”Người ta nói rằng cựu Hoàng đế Bảo Đại không bằng lòng chính phủ Hồ Chí Minh? Không. Ông hoàn toàn tán thành những biện pháp của chính phủ. Nếu người Pháp không tôn trọng hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3, không trao trả độc lập cho các ông, thì các ông sẽ làm gì? Trả lời: Chúng tôi sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng hy sinh một triệu người”(2).
Danh sách chương