Tháng tám đã qua, tháng chín cũng sắp hết. Điều không thể đảo ngược vẫn lơ lửng đe doạ. Mùa đông đã gần kề, còn trong thế giới loài người thì có một cái gì giống như sự tê cóng vì rét mướt, một cái gì đã được tiên quyết, cứ chập chờn trong không khí và ở cửa miệng hết thảy mọi người.
Đã đến lúc phải chuẩn bị đối phó với các đợt giá rét, phải dự trữ thực phẩm và củi. Nhưng trong những ngày thắng thế của chủ nghĩa duy vật, thì vật chất đã biến thành khái niệm, vấn đề lương thực và chất đốt đã thay thế cho thực phẩm và cui Người dân đô thị bất lực như trẻ em bất lực trước một cái gì chúng không hay biết đang tiếp cận chúng và đe doạ lật nhào mọi kỹ năng kỹ xảo đã có và hốt sạch hết thảy mọi thứ trên đường nó đã đi qua, mặc dù bản thân cái ấy cũng là con đẻ của dô thị và do dân đô thị tạo nên.
Xung quanh ngườí ta bàn tán huyên thuyên vì bị lừa dối. Cuộc sống thường ngày vẫn cứ khập khiễng, cố vùng vẫy, thất thểu lê bước đi đâu đó theo thói quen cũ. Nhưng bác sĩ Zhivago nhìn đời đúng chốn tướng của nó. Số phận bị cáo chung của nó không thể trốn đâu cho thoát mắt chàng. Chàng cho rằng bản thân mình và giới của mình đã mất chỗ đứng, chắc sẽ bị diệt vong. Sắp tới là những thử thách, có thể, thậm chí cả cái chết. Những ngày cuối cùng dành cho họ, những ngày ngắn ngủi này đang biến dần trước mắt chàng…
Hẳn chàng đã phát điên, ví thử không có những chuyện lặt vặt trong sinh hoạt, những công việc cần làm và những mối lo toan. Vợ, đứa con thơ, nhu cầu cấp bách phải kiếm ra tiền là những điều đã cứu chàng. Phải, chính cái bức thiết, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, công việc ở bệnh viện và sự đi lại thăm nom bệnh nhân đã cứu chàng.
Chàng hiểu rằng chàng chỉ là ngọn cỏ trước cái bánh xe khổng lồ của tương lai và thầm tự hào về nó; lần cuối cùng, như thể sắp vĩnh biệt, chàng thèm khát và say sưa nhìn các đám mây, nhìn cây lá, nhìn những người qua lại trên đường phố, nhìn cái thành phố Nga rộng lớn đang cố đương đầu với tình thế bất hạnh; chàng sẵn sàng hiến thân làm vật hy sinh để mọi sự trở nên tốt đẹp hơn, song chàng lại không thể làm gì cả.
Cái bầu trời này và những khách bộ hành qua lại kia, chàng thường nhìn thấy từ giữa mặt đường mỗi lần chàng đi cắt ngang đường Arbat, ở góc phố Starokonius (Chuồng Ngựa Cũ), ngay cạnh hiệu thuốc tây của Hội bác sĩ Nga.
Chàng đã trở lại làm việc ở bệnh viện cũ của mình. Người ta vẫn còn gọi nó bằng cái tên cũ: Crestovozdvigien (Xiển Dương Thánh Giá), tuy cái hội mang tên ấy đã bị giải tán. Song người ta vẫn chưa tìm được cái tên thích hợp cho bệnh viện.
Ở bệnh viện này đã bắt đầu sự phân hoá. Những kẻ ôn hoà, mà sự ngu ngốc đần độn của họ khiến bác sĩ Zhivago rất bực bội, coi chàng là một nhân vật nguy hiểm; còn những người đã đi rất xa về phương diện chính trị, thì lại cho là chàng chưa đủ Hồng. Thành thử chàng chẳng ở phe này mà cũng không ở phe kia, đã rời bờ bên này song chưa cập bến bên kia, cứ lơ lửng giữa dòng.
Ngoài trách nhiệm trực tiếp về chuyên môn của chàng, giám đốc bệnh viện còn giao cho chàng theo dõi toàn bộ công việc thống kê báo cáo. Biết bao nhiêu là bản bút vấn, phiếu trả lời câu hỏi, phiếu điều tra dư luận chàng phải xem xét, biết bao nhiêu là bản báo cáo thống kê theo yêu cầu của các cơ quan khác nhau chàng phải viết! Nào tỉ lệ tử vong, nào mức tăng số người mắc bệnh, nào hoàn cảnh kinh tế của công nhân viên, nào mức độ giác ngộ ý thức công dân và mức độ tham gia bầy cử của họ, nào nhu cầu không được đáp ứng về chất đốt, lương thực thực phẩm, thuốc men, thôi cái gì Tổng cục Thống kê Trung ương cũng muốn biết và yêu cầu bên dưới báo cáo lên.
Zhivago thực hiện tất cả những công việc đó bên chiếc bàn cũ của chàng kê cạnh cửa sổ, trong phòng bác sĩ điều trị.
Chàng dọn dẹp được một chỗ ngồi giữa những chồng giấy in sẵn đủ cỡ đủ kiểu, cao sừng sững trước mặt và hai bên. Đôi khi hứng lên, ngoài những ghi chép dịnh kỳ dành cho các công trình nghiên cứu y học của mình, chàng còn ngồi viết tại đây cuốn "Trò chơi con người", một thứ Nhật ký đau buồn hoặc "Chuyện thời sự" gồm văn xuôi, thơ và dủ các thể loại linh tinh, xuất phát từ ý thức cho rằng một nửa nhân loại đã hết là chính mình và đang bày ra có trời biết những trò gì.
Căn phòng sáng sủa, tường quét vôi trắng, tràn ngập ánh nắng màu kem của mặt trời mùa thu vàng rực, thường thấy từ sau ngày Lễ Đức Mẹ thăng thiên, khi ánh sáng có giá rét và những chú chim sẻ ngô cùng chim ác là tránh mùa đông cứ bay ra bay vào các cánh rừng rực rỡ sắc vàng đã bắt đầu thưa lá. Những ngày ấy trời cứ cao thăm thẳm và giữa cột không khí trong vắt ngăn cách trời và đất thấy hắt về từ phương Bắc một luồng sáng màu lơ sẫm của băng giá. Tầm nhìn và sức nghè của vạn vật, bất kể đó là cái gì, đều tăng lên. Các khoảng cách có khả năng truyền dẫn âm thanh. Nghe ngân vang, lạnh lẽo rõ ràng và tách bạch. Chân trời bốn phía cứ trong veo như muốn mở ra viễn cảnh xuyên qua toàn bộ cuộc đời, cho người ta thấy trước nhiều năm. Hẳn người ta sẽ không chịu nổi bầu không khí loãng nhạt ấy, nếu nó không ngắn ngủi về thời gian và không đến vào cuối ngày thu ngắn ngủi, ngay trước lúc hoàng hôn ập xuống…
Thứ ánh sáng ấy đang rọi chiếu căn phòng., ánh sáng của mặt trời mùa thu sớm lặn, trong như thuỷ tinh và nước, mọng như một trái táo chín.
Zhivago ngồi bên bàn, chấm chấm ngòi bút vào lọ mực, vừa trầm ngâm suy nghĩ vừa viết. Ngay sát các cửa sổ lớn, có những con chim gì đó lặng lẽ bay qua, hắt vào trong phòng những cái bóng im lặng, phủ lên bàn tay đang di động của chàng, chạy lướt trên các tập phiếu ở trên bàn, trên sàn và tường, rồi biến đi cũng lặng lẽ như thế.
- Cây phong đang rụng lá dữ quá. Viên trợ lý bác sĩ vừa bước vào vừa nói. Ông ta vốn là một người mập mạp, nay đã gầy đi khiến da dẻ nhăn nheo. - Dãi dầu mưa gió bao nhiêu lâu chẳng sao, bây giờ mới gặp một bữa sương giá đã ra thế đấy!
Bác sĩ ngẩng đầu lên. Quả vậy, thì ra những con chim bí ẩn bay qua cửa sổ lúc nãy lại là những chiếc lá phong, màu rượu vang đỏ, rời cành, bay là là trong không khí, rồi như những ngôi sao phồng phồng màu da cam, chúng đáp xuống bãi cỏ của bệnh viện nằm cách rặng cây một quãng.
- Các khe cửa sổ đã được trát kín chưa ạ? - Viên trợ lý hỏi.
- Chưa. - Zhivago trả lời rồi lại cúi xuống viết tiếp.
- Sao vậy? Đã đến lúc phải bịt kín rồi.
Zhivago không nói gì vì đang mải viết.
- Đáng tiếc lão Tarasuc không còn ở đây nữa, - Viên trợ lý nói tiếp. - Lão ta có đôi tay quý như vàng. Nào chữa giẩy, sửa đồng hồ. Việc gì cũng làm được tất. Làm giỏi là đằng khác. Dầu sao cũng đã đến lúc phải bịt các cửa sổ lại rồi. Thôi ta đành tự làm lấy vậy…
- Không có mát- tít đâu.
- Thì bác sĩ tự chế ra. Đây, cách chế thế này này. - Và viên trợ lý cắt nghĩa cách làm mát- tít từ dầu gai và phấn viết. - À mà thôi, tôi chỉ quấy rầy ông.
Đoạn ông ta đi sang chỗ cửa sổ khác và loay hoay với các thứ chai lọ cùng tiêu bản giải phẫu của mình. Trời bắt đầu chạng vạng. Được một phút, ông ta lại nói:
- Ông đến hư mắt mất thôi. Tối thế này mà họ chẳng cho ông đèn đóm gì ráo. Ta về thôi.
- Tôi còn làm việc một chút, chừng hai mươi phút nữa.
- Vợ lão ta làm khán hộ ở đây đấy ông ạ.
- Vợ ai kia? - Vợ lão Tarasuc.
- Tôi biết.
- Còn lão ta, chả ai biết lão ta ở đâu. Lão ta chạy rông khắp thiên hạ. Mùa hè vừa rồi, lão ta có đến thăm tôi hai lần. Có ghé qua bệnh viện. Bây giờ lão ta đang ở một làng quê nào đó. Đang xây dựng đời sống mới. Lão giống như những người lính bolsevich mà ta thường gặp ở ngoài đường phố và trên xe lửa. Bác sĩ có muốn biết nguyên do câu chuyện không? Chuyện lão Tarasuc chẳng hạn? Nó như thế này. Đó là một người thợ hết sức khéo tay và cẩn thận. Chạm tay vào bất cứ việc gì là việc đó trôi chảy, thành công. Ở ngoài mặt trận, lão ta cũng là người đúng như vậy. Lão học đánh nhau như học bất cứ nghề thủ công nào. Lão tỏ ra là một xạ thụ kỳ tài. Trong chiến hào, ở địa điểm phục kích… lúc nào cũng tinh mắt, nhanh tay vào bậc nhất! Lão được thưởng đủ thứ huân chương, không phải vì can trường, mà vì tài bách phát bách trúng. Nói chung, lão ta làm gì cũng làm một cách say mê. Trận mạc lão ta cũng mê. Lão thấy vũ khí là sức mạnh, nên lúc nào lão cũng kè kè khẩu súng. Bản thân lão cũng muốn là một sức mạnh. Người được trang bị khí giới đã không còn giống như mọi người khác. Ngày xưa, những tay thiện xạ như thế dễ trở thành kẻ cướp. Bây giờ cuộc sống thử tước súng của lão xem có tước nổi hay không! Ấy thế mà vừa nghe thấy người ta hô khẩu hiệu "Hãy quay lưỡi lê về phía các ông chủ" và vân vân, lão ta liền quay luôn. Đấy, tất cả nguyên do câu chuyện là ở đấy. Toàn bộ chủ nghĩa Marx là ở đấy. Mà là chủ nghĩa Marx chính cống, chủ nghĩa Marx trăm phần trăm, được rút từ bản thân cuộc sống. Thế ông nghĩ sao?
Viên trợ lý quay lại chỗ của mình và lại loay hoay lắc lắc các loại ống nghiệm. Sau đó ông ta hỏi:
- À, còn tay thợ sửa bếp lò ra sao?
- Cảm ơn ông đã giới thiệu. Một người hết sức lý thú. Chúng tôi đã đàm đạo với nhau gần một tiếng đồng hồ về Hegen 6 và Benedetto Crose 7.
- Có gì lạ đâu! Ông ấy đã đỗ tiến sĩ triết học ở Đại học Tổng hợp Haidenberg. Nhưng còn cái bếp lò?
- Thôi nhắc đến làm gì.
- Vẫn khói lắm à?
- Khói đến là khổ.
- Chắc ông ấy không biết đặt ống khói. Phải gắn kín vào trong lò sưởi, đằng này ông ấy lại đem chĩa ra chỗ cửa sổ thông hơi chứ gì.
- Thì đúng là ông ấy đã gắn vào lò sưởi rồi mà. Nhưng vẫn cứ khói mù mịt.
- Nghĩa là ông ấy không tìm thấy chỗ thoát khói, lại đem lắp vào ống thông gió hoặc ống lấy không khí. Ôi, giá lão Tarasuc còn ở đây thì hay biết mấy! Thôi, bác sĩ đành chịu đựng ít lâu vậy. Cái gì cũng phải có thời gian. Nhóm lò đâu có dễ như chơi dương cầm. Phải học cách nhóm. Bác sĩ đã tích trữ được nhiều củi chưa?
- Lấy đâu ra củi mà tích trữ?
- Tôi sẽ bảo một lão bõ nhà thờ đến gặp bác sĩ. Lão ta chuyên ăn trộm củi. Lão gỡ hàng rào của người ta đem đi bán làm củi đốt. Nhưng tôi dặn trước là phải mặc cả hẳn hoi. Lão ta đòi đắt đấy. Hay là để tôi bảo một mụ chuyên diệt trùng đến.
Họ xuống phòng gửi áo, mặc áo choàng và bước ra đường.
- Tại sao lại một bà chuyên diệt trùng? - Zhivago hỏi. - Nhà tôi chả có rệp đâu.
Rệp thì dính dáng gì đến chuyện này. Thật là ông nói gà, bà nói vịt. Đây là vấn đề củi, chứ không phải vấn đề rệp. Cái mụ chuyên diệt trùng ấy kinh doanh hết thảy mọi thứ. Mụ ta mua nhà và các vách gỗ, kèo cột để dỡ ra làm củi. Một nhà thầu làm ăn đàng hoàng. ấy, bác sĩ cẩn thận kẻo vấp bây giờ. Tối mò mò ra thế này. Ngày trước tôi có thể nhắm mắt đi bất cứ chỗ nào trong khu phố này cũng được. Tôi biết rõ từng viên đá nhỏ. Tôi vốn sinh rương và là thổ công ở đây mà. Nhưng từ dạo người ta bắt đầu phá bỏ các hàng rào thì dù có mở mắt thao láo cũng chả còn biết đâu vào đâu, cứ y như đang ở một thành phố lạ. Được cái là phát hiện ra nhiều thứ lạ. Những ngôi nhà nhỏ kiểu cổ cách đấy hàng trăm năm, nằm giữa các rặng cây, những cái bàn tròn đặt ngoài vườn, những chiếc ghế dài mục nát. Hôm vừa rồi tôi có đi ngang qua một nơi hoang tàn kiểu đó, ở chỗ ngã ba, thấy một bà cụ già ơi là già đang dùng gậy bới đất. Tôi bèn nói: "Chào cố ạ. Lạy Chúa phù hộ cho cố. Cố đào giun đi câu đấy à?" Dĩ nhiên là tôi hỏi đùa. Bà cụ trả lời rất nghiêm trang: "Thưa ông, tôi tìm nấm, chứ không phải đào giun". Mà thực thế thưa bác sĩ, ở thành phố mà như ở nơi rừng rú. Toàn mùi lá mục, mùi nấm.
- Tôi biết chỗ ông nói. Có đúng ở giữa hai phố Serebrianyi (Hàng Bạc) và Monachanovka không nào? Bao giờ đi qua đấy tôi cũng gặp toàn chuyện bất ngờ. Hoặc là gặp một người quen đã hai chục năm chưa thấy mặt, hoặc là bắt được một cái gì đấy. Nghe đồn, ở góc phố người qua lại thường bị chặn đường ăn cướp. Cũng dễ hiểu thôi, chỗ ấy tiện tẩu thoát mà. Tụi bất lương có đến trăm lối dẫn về sào huyệt của chúng ở chợ Smolensk, bây giờ vẫn còn cả đấy. Chúng chỉ việc xông ra cướp giật rồi chạy biến, ở đó mà đuổi!
- Còn những ngọn đèn đường thì quá ư từ mù. Chẳng thế mà người ta vẫn thường nói "đèn với chả đóm". Vấp chân phải, mới biết là cây cột đèn.
Đã đến lúc phải chuẩn bị đối phó với các đợt giá rét, phải dự trữ thực phẩm và củi. Nhưng trong những ngày thắng thế của chủ nghĩa duy vật, thì vật chất đã biến thành khái niệm, vấn đề lương thực và chất đốt đã thay thế cho thực phẩm và cui Người dân đô thị bất lực như trẻ em bất lực trước một cái gì chúng không hay biết đang tiếp cận chúng và đe doạ lật nhào mọi kỹ năng kỹ xảo đã có và hốt sạch hết thảy mọi thứ trên đường nó đã đi qua, mặc dù bản thân cái ấy cũng là con đẻ của dô thị và do dân đô thị tạo nên.
Xung quanh ngườí ta bàn tán huyên thuyên vì bị lừa dối. Cuộc sống thường ngày vẫn cứ khập khiễng, cố vùng vẫy, thất thểu lê bước đi đâu đó theo thói quen cũ. Nhưng bác sĩ Zhivago nhìn đời đúng chốn tướng của nó. Số phận bị cáo chung của nó không thể trốn đâu cho thoát mắt chàng. Chàng cho rằng bản thân mình và giới của mình đã mất chỗ đứng, chắc sẽ bị diệt vong. Sắp tới là những thử thách, có thể, thậm chí cả cái chết. Những ngày cuối cùng dành cho họ, những ngày ngắn ngủi này đang biến dần trước mắt chàng…
Hẳn chàng đã phát điên, ví thử không có những chuyện lặt vặt trong sinh hoạt, những công việc cần làm và những mối lo toan. Vợ, đứa con thơ, nhu cầu cấp bách phải kiếm ra tiền là những điều đã cứu chàng. Phải, chính cái bức thiết, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, công việc ở bệnh viện và sự đi lại thăm nom bệnh nhân đã cứu chàng.
Chàng hiểu rằng chàng chỉ là ngọn cỏ trước cái bánh xe khổng lồ của tương lai và thầm tự hào về nó; lần cuối cùng, như thể sắp vĩnh biệt, chàng thèm khát và say sưa nhìn các đám mây, nhìn cây lá, nhìn những người qua lại trên đường phố, nhìn cái thành phố Nga rộng lớn đang cố đương đầu với tình thế bất hạnh; chàng sẵn sàng hiến thân làm vật hy sinh để mọi sự trở nên tốt đẹp hơn, song chàng lại không thể làm gì cả.
Cái bầu trời này và những khách bộ hành qua lại kia, chàng thường nhìn thấy từ giữa mặt đường mỗi lần chàng đi cắt ngang đường Arbat, ở góc phố Starokonius (Chuồng Ngựa Cũ), ngay cạnh hiệu thuốc tây của Hội bác sĩ Nga.
Chàng đã trở lại làm việc ở bệnh viện cũ của mình. Người ta vẫn còn gọi nó bằng cái tên cũ: Crestovozdvigien (Xiển Dương Thánh Giá), tuy cái hội mang tên ấy đã bị giải tán. Song người ta vẫn chưa tìm được cái tên thích hợp cho bệnh viện.
Ở bệnh viện này đã bắt đầu sự phân hoá. Những kẻ ôn hoà, mà sự ngu ngốc đần độn của họ khiến bác sĩ Zhivago rất bực bội, coi chàng là một nhân vật nguy hiểm; còn những người đã đi rất xa về phương diện chính trị, thì lại cho là chàng chưa đủ Hồng. Thành thử chàng chẳng ở phe này mà cũng không ở phe kia, đã rời bờ bên này song chưa cập bến bên kia, cứ lơ lửng giữa dòng.
Ngoài trách nhiệm trực tiếp về chuyên môn của chàng, giám đốc bệnh viện còn giao cho chàng theo dõi toàn bộ công việc thống kê báo cáo. Biết bao nhiêu là bản bút vấn, phiếu trả lời câu hỏi, phiếu điều tra dư luận chàng phải xem xét, biết bao nhiêu là bản báo cáo thống kê theo yêu cầu của các cơ quan khác nhau chàng phải viết! Nào tỉ lệ tử vong, nào mức tăng số người mắc bệnh, nào hoàn cảnh kinh tế của công nhân viên, nào mức độ giác ngộ ý thức công dân và mức độ tham gia bầy cử của họ, nào nhu cầu không được đáp ứng về chất đốt, lương thực thực phẩm, thuốc men, thôi cái gì Tổng cục Thống kê Trung ương cũng muốn biết và yêu cầu bên dưới báo cáo lên.
Zhivago thực hiện tất cả những công việc đó bên chiếc bàn cũ của chàng kê cạnh cửa sổ, trong phòng bác sĩ điều trị.
Chàng dọn dẹp được một chỗ ngồi giữa những chồng giấy in sẵn đủ cỡ đủ kiểu, cao sừng sững trước mặt và hai bên. Đôi khi hứng lên, ngoài những ghi chép dịnh kỳ dành cho các công trình nghiên cứu y học của mình, chàng còn ngồi viết tại đây cuốn "Trò chơi con người", một thứ Nhật ký đau buồn hoặc "Chuyện thời sự" gồm văn xuôi, thơ và dủ các thể loại linh tinh, xuất phát từ ý thức cho rằng một nửa nhân loại đã hết là chính mình và đang bày ra có trời biết những trò gì.
Căn phòng sáng sủa, tường quét vôi trắng, tràn ngập ánh nắng màu kem của mặt trời mùa thu vàng rực, thường thấy từ sau ngày Lễ Đức Mẹ thăng thiên, khi ánh sáng có giá rét và những chú chim sẻ ngô cùng chim ác là tránh mùa đông cứ bay ra bay vào các cánh rừng rực rỡ sắc vàng đã bắt đầu thưa lá. Những ngày ấy trời cứ cao thăm thẳm và giữa cột không khí trong vắt ngăn cách trời và đất thấy hắt về từ phương Bắc một luồng sáng màu lơ sẫm của băng giá. Tầm nhìn và sức nghè của vạn vật, bất kể đó là cái gì, đều tăng lên. Các khoảng cách có khả năng truyền dẫn âm thanh. Nghe ngân vang, lạnh lẽo rõ ràng và tách bạch. Chân trời bốn phía cứ trong veo như muốn mở ra viễn cảnh xuyên qua toàn bộ cuộc đời, cho người ta thấy trước nhiều năm. Hẳn người ta sẽ không chịu nổi bầu không khí loãng nhạt ấy, nếu nó không ngắn ngủi về thời gian và không đến vào cuối ngày thu ngắn ngủi, ngay trước lúc hoàng hôn ập xuống…
Thứ ánh sáng ấy đang rọi chiếu căn phòng., ánh sáng của mặt trời mùa thu sớm lặn, trong như thuỷ tinh và nước, mọng như một trái táo chín.
Zhivago ngồi bên bàn, chấm chấm ngòi bút vào lọ mực, vừa trầm ngâm suy nghĩ vừa viết. Ngay sát các cửa sổ lớn, có những con chim gì đó lặng lẽ bay qua, hắt vào trong phòng những cái bóng im lặng, phủ lên bàn tay đang di động của chàng, chạy lướt trên các tập phiếu ở trên bàn, trên sàn và tường, rồi biến đi cũng lặng lẽ như thế.
- Cây phong đang rụng lá dữ quá. Viên trợ lý bác sĩ vừa bước vào vừa nói. Ông ta vốn là một người mập mạp, nay đã gầy đi khiến da dẻ nhăn nheo. - Dãi dầu mưa gió bao nhiêu lâu chẳng sao, bây giờ mới gặp một bữa sương giá đã ra thế đấy!
Bác sĩ ngẩng đầu lên. Quả vậy, thì ra những con chim bí ẩn bay qua cửa sổ lúc nãy lại là những chiếc lá phong, màu rượu vang đỏ, rời cành, bay là là trong không khí, rồi như những ngôi sao phồng phồng màu da cam, chúng đáp xuống bãi cỏ của bệnh viện nằm cách rặng cây một quãng.
- Các khe cửa sổ đã được trát kín chưa ạ? - Viên trợ lý hỏi.
- Chưa. - Zhivago trả lời rồi lại cúi xuống viết tiếp.
- Sao vậy? Đã đến lúc phải bịt kín rồi.
Zhivago không nói gì vì đang mải viết.
- Đáng tiếc lão Tarasuc không còn ở đây nữa, - Viên trợ lý nói tiếp. - Lão ta có đôi tay quý như vàng. Nào chữa giẩy, sửa đồng hồ. Việc gì cũng làm được tất. Làm giỏi là đằng khác. Dầu sao cũng đã đến lúc phải bịt các cửa sổ lại rồi. Thôi ta đành tự làm lấy vậy…
- Không có mát- tít đâu.
- Thì bác sĩ tự chế ra. Đây, cách chế thế này này. - Và viên trợ lý cắt nghĩa cách làm mát- tít từ dầu gai và phấn viết. - À mà thôi, tôi chỉ quấy rầy ông.
Đoạn ông ta đi sang chỗ cửa sổ khác và loay hoay với các thứ chai lọ cùng tiêu bản giải phẫu của mình. Trời bắt đầu chạng vạng. Được một phút, ông ta lại nói:
- Ông đến hư mắt mất thôi. Tối thế này mà họ chẳng cho ông đèn đóm gì ráo. Ta về thôi.
- Tôi còn làm việc một chút, chừng hai mươi phút nữa.
- Vợ lão ta làm khán hộ ở đây đấy ông ạ.
- Vợ ai kia? - Vợ lão Tarasuc.
- Tôi biết.
- Còn lão ta, chả ai biết lão ta ở đâu. Lão ta chạy rông khắp thiên hạ. Mùa hè vừa rồi, lão ta có đến thăm tôi hai lần. Có ghé qua bệnh viện. Bây giờ lão ta đang ở một làng quê nào đó. Đang xây dựng đời sống mới. Lão giống như những người lính bolsevich mà ta thường gặp ở ngoài đường phố và trên xe lửa. Bác sĩ có muốn biết nguyên do câu chuyện không? Chuyện lão Tarasuc chẳng hạn? Nó như thế này. Đó là một người thợ hết sức khéo tay và cẩn thận. Chạm tay vào bất cứ việc gì là việc đó trôi chảy, thành công. Ở ngoài mặt trận, lão ta cũng là người đúng như vậy. Lão học đánh nhau như học bất cứ nghề thủ công nào. Lão tỏ ra là một xạ thụ kỳ tài. Trong chiến hào, ở địa điểm phục kích… lúc nào cũng tinh mắt, nhanh tay vào bậc nhất! Lão được thưởng đủ thứ huân chương, không phải vì can trường, mà vì tài bách phát bách trúng. Nói chung, lão ta làm gì cũng làm một cách say mê. Trận mạc lão ta cũng mê. Lão thấy vũ khí là sức mạnh, nên lúc nào lão cũng kè kè khẩu súng. Bản thân lão cũng muốn là một sức mạnh. Người được trang bị khí giới đã không còn giống như mọi người khác. Ngày xưa, những tay thiện xạ như thế dễ trở thành kẻ cướp. Bây giờ cuộc sống thử tước súng của lão xem có tước nổi hay không! Ấy thế mà vừa nghe thấy người ta hô khẩu hiệu "Hãy quay lưỡi lê về phía các ông chủ" và vân vân, lão ta liền quay luôn. Đấy, tất cả nguyên do câu chuyện là ở đấy. Toàn bộ chủ nghĩa Marx là ở đấy. Mà là chủ nghĩa Marx chính cống, chủ nghĩa Marx trăm phần trăm, được rút từ bản thân cuộc sống. Thế ông nghĩ sao?
Viên trợ lý quay lại chỗ của mình và lại loay hoay lắc lắc các loại ống nghiệm. Sau đó ông ta hỏi:
- À, còn tay thợ sửa bếp lò ra sao?
- Cảm ơn ông đã giới thiệu. Một người hết sức lý thú. Chúng tôi đã đàm đạo với nhau gần một tiếng đồng hồ về Hegen 6 và Benedetto Crose 7.
- Có gì lạ đâu! Ông ấy đã đỗ tiến sĩ triết học ở Đại học Tổng hợp Haidenberg. Nhưng còn cái bếp lò?
- Thôi nhắc đến làm gì.
- Vẫn khói lắm à?
- Khói đến là khổ.
- Chắc ông ấy không biết đặt ống khói. Phải gắn kín vào trong lò sưởi, đằng này ông ấy lại đem chĩa ra chỗ cửa sổ thông hơi chứ gì.
- Thì đúng là ông ấy đã gắn vào lò sưởi rồi mà. Nhưng vẫn cứ khói mù mịt.
- Nghĩa là ông ấy không tìm thấy chỗ thoát khói, lại đem lắp vào ống thông gió hoặc ống lấy không khí. Ôi, giá lão Tarasuc còn ở đây thì hay biết mấy! Thôi, bác sĩ đành chịu đựng ít lâu vậy. Cái gì cũng phải có thời gian. Nhóm lò đâu có dễ như chơi dương cầm. Phải học cách nhóm. Bác sĩ đã tích trữ được nhiều củi chưa?
- Lấy đâu ra củi mà tích trữ?
- Tôi sẽ bảo một lão bõ nhà thờ đến gặp bác sĩ. Lão ta chuyên ăn trộm củi. Lão gỡ hàng rào của người ta đem đi bán làm củi đốt. Nhưng tôi dặn trước là phải mặc cả hẳn hoi. Lão ta đòi đắt đấy. Hay là để tôi bảo một mụ chuyên diệt trùng đến.
Họ xuống phòng gửi áo, mặc áo choàng và bước ra đường.
- Tại sao lại một bà chuyên diệt trùng? - Zhivago hỏi. - Nhà tôi chả có rệp đâu.
Rệp thì dính dáng gì đến chuyện này. Thật là ông nói gà, bà nói vịt. Đây là vấn đề củi, chứ không phải vấn đề rệp. Cái mụ chuyên diệt trùng ấy kinh doanh hết thảy mọi thứ. Mụ ta mua nhà và các vách gỗ, kèo cột để dỡ ra làm củi. Một nhà thầu làm ăn đàng hoàng. ấy, bác sĩ cẩn thận kẻo vấp bây giờ. Tối mò mò ra thế này. Ngày trước tôi có thể nhắm mắt đi bất cứ chỗ nào trong khu phố này cũng được. Tôi biết rõ từng viên đá nhỏ. Tôi vốn sinh rương và là thổ công ở đây mà. Nhưng từ dạo người ta bắt đầu phá bỏ các hàng rào thì dù có mở mắt thao láo cũng chả còn biết đâu vào đâu, cứ y như đang ở một thành phố lạ. Được cái là phát hiện ra nhiều thứ lạ. Những ngôi nhà nhỏ kiểu cổ cách đấy hàng trăm năm, nằm giữa các rặng cây, những cái bàn tròn đặt ngoài vườn, những chiếc ghế dài mục nát. Hôm vừa rồi tôi có đi ngang qua một nơi hoang tàn kiểu đó, ở chỗ ngã ba, thấy một bà cụ già ơi là già đang dùng gậy bới đất. Tôi bèn nói: "Chào cố ạ. Lạy Chúa phù hộ cho cố. Cố đào giun đi câu đấy à?" Dĩ nhiên là tôi hỏi đùa. Bà cụ trả lời rất nghiêm trang: "Thưa ông, tôi tìm nấm, chứ không phải đào giun". Mà thực thế thưa bác sĩ, ở thành phố mà như ở nơi rừng rú. Toàn mùi lá mục, mùi nấm.
- Tôi biết chỗ ông nói. Có đúng ở giữa hai phố Serebrianyi (Hàng Bạc) và Monachanovka không nào? Bao giờ đi qua đấy tôi cũng gặp toàn chuyện bất ngờ. Hoặc là gặp một người quen đã hai chục năm chưa thấy mặt, hoặc là bắt được một cái gì đấy. Nghe đồn, ở góc phố người qua lại thường bị chặn đường ăn cướp. Cũng dễ hiểu thôi, chỗ ấy tiện tẩu thoát mà. Tụi bất lương có đến trăm lối dẫn về sào huyệt của chúng ở chợ Smolensk, bây giờ vẫn còn cả đấy. Chúng chỉ việc xông ra cướp giật rồi chạy biến, ở đó mà đuổi!
- Còn những ngọn đèn đường thì quá ư từ mù. Chẳng thế mà người ta vẫn thường nói "đèn với chả đóm". Vấp chân phải, mới biết là cây cột đèn.
Danh sách chương