Dọc đường, do phải ngồi bó gối trong ngăn tàu chật hẹp, Zhivago tưởng đâu chỉ có đoàn tàu chuyển động, còn thời gian ngừng lại, và cứ ngỡ bây giờ mới là bữa trưa.
Nhưng trời đã về chiều, khi chiếc xe ngựa chở bác sĩ và hành lý của chàng vất vả len từng bước ra khỏi đám người đông như kiến tụ tập ở khu chợ Smolensk.
Sau này, khi nhớ lại ngày hôm đó, Zhivago có cảm tưởng - chàng không rõ đó là ấn tượng đầu tiên hay nó đã lẫn lộn với kinh nghiệm của những năm sau, - rằng hình như người ta tự tập để họp cái chợ dạo ấy chỉ vì thói quen, chứ chẳng có chút lý do gì hết, bởi vì các sạp hàng đều rỗng tuếch, các mái che đều bị hạ xuống, người ta cũng chẳng buồn khoá lại, và trên khu chợ bẩn thỉu, ngập ngụa rác rưởi từ lâu ngày không được quét dọn kia thì có gì để mua bán đâu.
Và chàng có cảm tưởng rằng, cũng từ thời buổi đó, chàng đã thấy những ông bà già cả ăn mặc lịch sự, gày còm, đứng nép mình trên vỉa hè như thầm trách kẻ qua người lại, lẳng lặng chìa ra bán những thứ chẳng ai buồn mua và cũng chẳng ai cần đến, như hoa giả; đụng cụ nấu nước để pha cà phê đốt bằng cồn, hình tròn, có nắp thuỷ tinh và còi hơi; bộ áo dạ hội may bằng sa đen, trang phục của nhân viên xem xét Bộ đã bị giải thể.
Phần đông những người khác thì bán các đồ hữu dụng hơn: những mẩu bánh mì đen, vừa một suất ăn, bị khô cứng rất nhanh; những mẩu đường đã chảy nước, trông bẩn bẩn, những bịch thuốc sợi makhorka và được cắt giấy bọc ở chính giữa bịch. Và khắp chợ diễn ra cảnh mua đi bán lại những món đồ tầm tầm, mà cứ mỗi lần sang tay lại lên giá.
Chiếc xe ngựa quẹo vào một trong những phố nhỏ nằm bên khu chợ. Mặt trời đang lặn, rọi nắng vào lưng họ. Trước mặt họ, một con ngựa đang kéo một chiếc xe không, chiếc xe cứ nẩy lên nẩy xuống ầm ầm, làm bốc lên từng cột bụi đỏ rực như đồng trong ánh chiều tà.
Cuối cùng, họ cũng vượt được chiếc xe chạy cản trước mặt. Họ bắt đầu phóng xe nhanh hơn. Bác sĩ kinh ngạc thấy ừng đống báo cũ và áp phích, bị xé từ trên tường nhà và hàng rào, nằm ngổn ngang trên vỉa hè và mặt đường. Gió thổi chúng giạt về phía này, vó ngựa, bánh xe và bước chân người lại đẩy chúng sang nẻo khác. Chẳng mấy chốc, sau vài ngã tư, ở góc phố đã hiện ra ngôi nhà thân yêu. Chiếc xe ngựa đỗ lại.
Bác sĩ Zhivago cảm thấy nghẹn ngào, tim dập rộn lên, khi chàng xuống xe, bước tới cửa chính và giật chuông. Không thấy ai ra mở cửa. Chàng giật chuông lần nữa. Vẫn chẳng có tác dụng gì. Với cảm giác lo lắng tăng dần, chàng bèn giật chuông liên hồi với quãng cách nho nhỏ. Mãi đến hồi thứ tư chàng mới nghe thấy bên trong có tiếng bật móc cửa, tiếng gỡ dây xích, rồi khi cánh cửa mở ra một nửa, chàng thấy Tonia đang đứng choán hết cả khoảng trống, một tay còn đang giữ cánh cửa. Vì quá kinh ngạc, giây lát đầu tiên cả hai đứng sững, thậm chí không nghe thấy mình đã kêu lên. Song cái cửa mở một nửa trong tay Tonia đã giống vòng tay giang rộng như nời gọi, khiến họ hết cả sững sờ mà ôm chầm lấy nhau như những người điên. Phút sau, hai vợ chồng cùng nói một lượt, người nọ ngắt lời người kia:
- Trước hết, cả nhà mạnh giỏi cả chứ em? - Vâng, vâng, anh cứ yên tâm. Bình an cả. Em đã viết cho anh lá thứ ngớ ngẩn. Em xin lỗi. Nhưng chuyện đó để sau hãy nói. Sao anh không đánh điện? Cứ để đấy, bác Macken sẽ mang hành lý vào nhà cho anh. À, em hiểu rồi, lúc nãy giật chuông, không thấy chị Egorovna ra mở cửa, anh lo sợ chứ gì? Chị Egorovna đi về quê.
- Em có phần gầy đi. Nhưng trông thon thả và trẻ hẳn ra. Để anh trả tiền thuê xe đã.
- Chị Egorovna về quê lấy bột. Những người giúp việc khác thì cho thôi cả rồi. Bây giờ chỉ có một người mới là cô bé Niusa lo trông nom bé Xasa thôi, anh chưa biết cô ta đâu. Ở nhà đã báo tin cho mọi người biết là anh sắp về, ai cũng nóng lòng chờ đợi. Misa Gordon này, Nica Dudorov này, tất cả mọi người.
- Còn Xasa, con vẫn khỏe chứ?
- Ơn Chúa, con vẫn bình thường. Nó vừa ngủ dậy. Giá anh không đầy bụi tàu thì chúng mình có thể vào chỗ nó ngay.
- Ba có nhà không?
- Ơ hay, thế chưa ai viết thư cho anh biết hay sao? Từ sáng đến khuya ba ở ngoài trụ sở hội đồng quận. Ba làm chủ tịch. Vâng, anh có tưởng tượng được không? Anh đã trả tiền bác đánh xe rồi phải không? Bác Macken, bác Macken ơi!
Hai vợ chồng đứng giữa vỉa hè, với một cái giỏ và một chiếc va- li, chắn cả lối đi. Khách qua đường vòng tránh họ, tò mò nhìn họ từ đầu đến chân và cứ ngó mãi chiếc xe ngựa đang đi xa, cùng cái cánh cửa chính mở rộng như chờ xem còn chuyện gì sắp xảy ra.
Trong khi đó, Macken, mặc chiếc áo gilê bên ngoài chiếc sơ mi vải sita, tay cầm chiếc mũ cátkét của người lao công, từ cổng chạy ra chỗ ông bà chủ trẻ tuổi reo to:
- Trời ơi! Ông Yuri đây ư? Đúng rồi! Đúng là con chim ưng yêu quý đây rồi! Ông Zhivago - Ánh sáng của chúng tôi, Ông vẫn chưa quên đám đầy tớ vẫn luôn luôn cầu nguyện cho ông, ông đã trở về tổ cũ! Còn các ông bà cần gì? Nào, còn đứng đấy à? Xin mời quý ông bà đi đi cho. Cử đứng trố mắt ra mà ngó mãi!
- Chào bác Macken, chúng ta hôn nhau đi chứ. Bác đội mũ vào đi, cái nhà bác thộn này! Thế nào, có gì mới không, có gì hay không bác? Bác gái và mấy cô con gái của bác thế nào?
- Thế nào ấy à, thì vẫn thế thôi. Vẫn ăn no chóng lớn. Đa tạ ông. Còn có cái gì mới không ạ? Ấy trong khi ông đi làm tráng sĩ ở phương xa, thì bọn tôi ở đây cũng chẳng khoanh tay ngồi ngáp dài đâu ạ? Chúng tôi cũng đã bày ra đủ trò, làm rối tung cả mọi thứ, đến nỗi ma quỷ cũng chẳng biết đằng nào mà lần. Thật là khốn khổ! Phố xá không ai quét, mái nhà không ai sửa, nhà cửa chẳng ai chăm, bụng thì cứ trống như mùa chay, tha hồ mà sạch ruột, tuy chẳng phải đóng thuếnộp sưu cho ai.
- Bác Macken cứ liệu, tôi thì tôi sẽ kể tội bác cho nhà tôi nghe. Anh Yuri yêu quý, cái bác này lúc nào cũng thế. Em không chịu nổi cái giọng ngớ ngẩn của bác ta. Và chắc chắn bác ta còn cố ý làm ra như vậy để mừng anh, tưởng anh thích lắm không bằng. Thực tình thì bác ta cũng không đến nỗi dần độn. Thôi, thôi bác ơi, đừng thanh minh thanh miếc gì nữa. Bác là đần độn lắm. Đã đến lúc bác nên khôn ngoan hơn một chút. Bác thừa hiểu bác đang sống không phải ở một gia đình buôn bán.
Khi Macken mang hành lý vào nhà và đóng cửa chính lại rồi, bác ta còn nói tiếp, giợng thì thầm bí mật:
- Bà Tonia đang giận, ông thấy đấy. Bà nhà lúc nào cũng vậy Bà cứ luôn miệng bảo tôi: Macken, này Macken, bác đần độn lắm, đần độn hết chỗ nói. Bà ấy bảo, bây giờ không cứ gì trẻ con, mà cả đến con mốp 1, con bolonca 2 có lẽ cũng đã bắt đầu hiểu ra. Cố nhiên rồi, ai dám cãi, nhưng ông Yuri ơi, ông tin tôi hay không thì tuỳ, nhiều vị có học đã được thấy cuốn sách sấm truyền của Hội Tam Điểm, cái cuốn sách đã nằm một trăm bốn mươi năm dưới một tảng đá ấy mà; và bây giờ tôi trộm nghĩ rằng ngưòi ta đã bán rẻ chúng ta, ông hiểu không, đúng là họ đã bán rẻ chúng ta không lấy một xu, không lấy nửa xu hay một dúm thuốc sợi. Đấy ông xem, bà nhà lại chẳng cho tôi nói nốt, ông thấy đó, bà đang xua tay kia kìa.
- Không xua tay mà yên được à. Thôi, được rồi. Bác hãy đặt đồ xuống sàn, xong, cám ơn bác. Bác đi được rồi đấy, bác Maken. Nếu cần gì, nhà tôi sẽ gọi bác.
Nhưng trời đã về chiều, khi chiếc xe ngựa chở bác sĩ và hành lý của chàng vất vả len từng bước ra khỏi đám người đông như kiến tụ tập ở khu chợ Smolensk.
Sau này, khi nhớ lại ngày hôm đó, Zhivago có cảm tưởng - chàng không rõ đó là ấn tượng đầu tiên hay nó đã lẫn lộn với kinh nghiệm của những năm sau, - rằng hình như người ta tự tập để họp cái chợ dạo ấy chỉ vì thói quen, chứ chẳng có chút lý do gì hết, bởi vì các sạp hàng đều rỗng tuếch, các mái che đều bị hạ xuống, người ta cũng chẳng buồn khoá lại, và trên khu chợ bẩn thỉu, ngập ngụa rác rưởi từ lâu ngày không được quét dọn kia thì có gì để mua bán đâu.
Và chàng có cảm tưởng rằng, cũng từ thời buổi đó, chàng đã thấy những ông bà già cả ăn mặc lịch sự, gày còm, đứng nép mình trên vỉa hè như thầm trách kẻ qua người lại, lẳng lặng chìa ra bán những thứ chẳng ai buồn mua và cũng chẳng ai cần đến, như hoa giả; đụng cụ nấu nước để pha cà phê đốt bằng cồn, hình tròn, có nắp thuỷ tinh và còi hơi; bộ áo dạ hội may bằng sa đen, trang phục của nhân viên xem xét Bộ đã bị giải thể.
Phần đông những người khác thì bán các đồ hữu dụng hơn: những mẩu bánh mì đen, vừa một suất ăn, bị khô cứng rất nhanh; những mẩu đường đã chảy nước, trông bẩn bẩn, những bịch thuốc sợi makhorka và được cắt giấy bọc ở chính giữa bịch. Và khắp chợ diễn ra cảnh mua đi bán lại những món đồ tầm tầm, mà cứ mỗi lần sang tay lại lên giá.
Chiếc xe ngựa quẹo vào một trong những phố nhỏ nằm bên khu chợ. Mặt trời đang lặn, rọi nắng vào lưng họ. Trước mặt họ, một con ngựa đang kéo một chiếc xe không, chiếc xe cứ nẩy lên nẩy xuống ầm ầm, làm bốc lên từng cột bụi đỏ rực như đồng trong ánh chiều tà.
Cuối cùng, họ cũng vượt được chiếc xe chạy cản trước mặt. Họ bắt đầu phóng xe nhanh hơn. Bác sĩ kinh ngạc thấy ừng đống báo cũ và áp phích, bị xé từ trên tường nhà và hàng rào, nằm ngổn ngang trên vỉa hè và mặt đường. Gió thổi chúng giạt về phía này, vó ngựa, bánh xe và bước chân người lại đẩy chúng sang nẻo khác. Chẳng mấy chốc, sau vài ngã tư, ở góc phố đã hiện ra ngôi nhà thân yêu. Chiếc xe ngựa đỗ lại.
Bác sĩ Zhivago cảm thấy nghẹn ngào, tim dập rộn lên, khi chàng xuống xe, bước tới cửa chính và giật chuông. Không thấy ai ra mở cửa. Chàng giật chuông lần nữa. Vẫn chẳng có tác dụng gì. Với cảm giác lo lắng tăng dần, chàng bèn giật chuông liên hồi với quãng cách nho nhỏ. Mãi đến hồi thứ tư chàng mới nghe thấy bên trong có tiếng bật móc cửa, tiếng gỡ dây xích, rồi khi cánh cửa mở ra một nửa, chàng thấy Tonia đang đứng choán hết cả khoảng trống, một tay còn đang giữ cánh cửa. Vì quá kinh ngạc, giây lát đầu tiên cả hai đứng sững, thậm chí không nghe thấy mình đã kêu lên. Song cái cửa mở một nửa trong tay Tonia đã giống vòng tay giang rộng như nời gọi, khiến họ hết cả sững sờ mà ôm chầm lấy nhau như những người điên. Phút sau, hai vợ chồng cùng nói một lượt, người nọ ngắt lời người kia:
- Trước hết, cả nhà mạnh giỏi cả chứ em? - Vâng, vâng, anh cứ yên tâm. Bình an cả. Em đã viết cho anh lá thứ ngớ ngẩn. Em xin lỗi. Nhưng chuyện đó để sau hãy nói. Sao anh không đánh điện? Cứ để đấy, bác Macken sẽ mang hành lý vào nhà cho anh. À, em hiểu rồi, lúc nãy giật chuông, không thấy chị Egorovna ra mở cửa, anh lo sợ chứ gì? Chị Egorovna đi về quê.
- Em có phần gầy đi. Nhưng trông thon thả và trẻ hẳn ra. Để anh trả tiền thuê xe đã.
- Chị Egorovna về quê lấy bột. Những người giúp việc khác thì cho thôi cả rồi. Bây giờ chỉ có một người mới là cô bé Niusa lo trông nom bé Xasa thôi, anh chưa biết cô ta đâu. Ở nhà đã báo tin cho mọi người biết là anh sắp về, ai cũng nóng lòng chờ đợi. Misa Gordon này, Nica Dudorov này, tất cả mọi người.
- Còn Xasa, con vẫn khỏe chứ?
- Ơn Chúa, con vẫn bình thường. Nó vừa ngủ dậy. Giá anh không đầy bụi tàu thì chúng mình có thể vào chỗ nó ngay.
- Ba có nhà không?
- Ơ hay, thế chưa ai viết thư cho anh biết hay sao? Từ sáng đến khuya ba ở ngoài trụ sở hội đồng quận. Ba làm chủ tịch. Vâng, anh có tưởng tượng được không? Anh đã trả tiền bác đánh xe rồi phải không? Bác Macken, bác Macken ơi!
Hai vợ chồng đứng giữa vỉa hè, với một cái giỏ và một chiếc va- li, chắn cả lối đi. Khách qua đường vòng tránh họ, tò mò nhìn họ từ đầu đến chân và cứ ngó mãi chiếc xe ngựa đang đi xa, cùng cái cánh cửa chính mở rộng như chờ xem còn chuyện gì sắp xảy ra.
Trong khi đó, Macken, mặc chiếc áo gilê bên ngoài chiếc sơ mi vải sita, tay cầm chiếc mũ cátkét của người lao công, từ cổng chạy ra chỗ ông bà chủ trẻ tuổi reo to:
- Trời ơi! Ông Yuri đây ư? Đúng rồi! Đúng là con chim ưng yêu quý đây rồi! Ông Zhivago - Ánh sáng của chúng tôi, Ông vẫn chưa quên đám đầy tớ vẫn luôn luôn cầu nguyện cho ông, ông đã trở về tổ cũ! Còn các ông bà cần gì? Nào, còn đứng đấy à? Xin mời quý ông bà đi đi cho. Cử đứng trố mắt ra mà ngó mãi!
- Chào bác Macken, chúng ta hôn nhau đi chứ. Bác đội mũ vào đi, cái nhà bác thộn này! Thế nào, có gì mới không, có gì hay không bác? Bác gái và mấy cô con gái của bác thế nào?
- Thế nào ấy à, thì vẫn thế thôi. Vẫn ăn no chóng lớn. Đa tạ ông. Còn có cái gì mới không ạ? Ấy trong khi ông đi làm tráng sĩ ở phương xa, thì bọn tôi ở đây cũng chẳng khoanh tay ngồi ngáp dài đâu ạ? Chúng tôi cũng đã bày ra đủ trò, làm rối tung cả mọi thứ, đến nỗi ma quỷ cũng chẳng biết đằng nào mà lần. Thật là khốn khổ! Phố xá không ai quét, mái nhà không ai sửa, nhà cửa chẳng ai chăm, bụng thì cứ trống như mùa chay, tha hồ mà sạch ruột, tuy chẳng phải đóng thuếnộp sưu cho ai.
- Bác Macken cứ liệu, tôi thì tôi sẽ kể tội bác cho nhà tôi nghe. Anh Yuri yêu quý, cái bác này lúc nào cũng thế. Em không chịu nổi cái giọng ngớ ngẩn của bác ta. Và chắc chắn bác ta còn cố ý làm ra như vậy để mừng anh, tưởng anh thích lắm không bằng. Thực tình thì bác ta cũng không đến nỗi dần độn. Thôi, thôi bác ơi, đừng thanh minh thanh miếc gì nữa. Bác là đần độn lắm. Đã đến lúc bác nên khôn ngoan hơn một chút. Bác thừa hiểu bác đang sống không phải ở một gia đình buôn bán.
Khi Macken mang hành lý vào nhà và đóng cửa chính lại rồi, bác ta còn nói tiếp, giợng thì thầm bí mật:
- Bà Tonia đang giận, ông thấy đấy. Bà nhà lúc nào cũng vậy Bà cứ luôn miệng bảo tôi: Macken, này Macken, bác đần độn lắm, đần độn hết chỗ nói. Bà ấy bảo, bây giờ không cứ gì trẻ con, mà cả đến con mốp 1, con bolonca 2 có lẽ cũng đã bắt đầu hiểu ra. Cố nhiên rồi, ai dám cãi, nhưng ông Yuri ơi, ông tin tôi hay không thì tuỳ, nhiều vị có học đã được thấy cuốn sách sấm truyền của Hội Tam Điểm, cái cuốn sách đã nằm một trăm bốn mươi năm dưới một tảng đá ấy mà; và bây giờ tôi trộm nghĩ rằng ngưòi ta đã bán rẻ chúng ta, ông hiểu không, đúng là họ đã bán rẻ chúng ta không lấy một xu, không lấy nửa xu hay một dúm thuốc sợi. Đấy ông xem, bà nhà lại chẳng cho tôi nói nốt, ông thấy đó, bà đang xua tay kia kìa.
- Không xua tay mà yên được à. Thôi, được rồi. Bác hãy đặt đồ xuống sàn, xong, cám ơn bác. Bác đi được rồi đấy, bác Maken. Nếu cần gì, nhà tôi sẽ gọi bác.
Danh sách chương