Misa Gordon, cậu học sinh lớp hai, mười một tuổi, có khuôn mặt tư lự và cặp mắt to đen láy, đang ngồi trong coupe toa xe lửa hạng nhì với cha cậu. Ông làm trạng sư ở Orelburg. Ông được bổ nhiệm ở Moskva và cậu chuyển trường theo cha. Mẹ và các chị của cậu đã tới trước lo xếp dọn chỗ ở.
Hai cha con đi tàu đã sang ngày thứ ba.
Qua các đám mây bụi nóng bỏng và như bị ánh nắng quét một lớp vôi trắng, cậu thấy cảnh vật nước Nga diễn qua trước mặt: những cánh đồng và thảo nguyên, những đô thị và làng mạc. Những đoàn xe ngựa nối đuôi nhau trên đường cái, nặng nề quẹo vào các đường rẽ. Ngồi trên xe lửa chạy với tốc độ kinh hồn, ta có cảm tưởng các chiếc xe kia đứng yên, còn bầy ngựa thì như cứ giẫm chân tại chỗ.
Khi xe ngựa đỗ lại ở các ga chính, hành khách lại tranh nhau đổ xô xuống các quán giải khát. Ánh mặt trời đang ngả xuống bên kia rặng cây nhà ga rọi vào chân họ và các gầm toa.
Mọi sự vận động trên thế gian, nếu xem xét riêng, đều được tính toán một cách tỉnh táo; nhưng nhìn toàn diện, gộp lại thì chúng đều là vô ý thức, bị dòng đời cuốn hút, liên kết lại với nhau. Con người hoạt động và bận bịu vất vả vì bị thôi thúc bởi những nỗi lo riêng của họ. Nhưng cái guồng máy ấy hẳn sẽ không chuyển động nổi, ví thử không có cái yếu tố điều tiết chủ chốt là ý thức vô ưu cao cả. Ý thức vô ưu tạo ra cảm giác về sự gắn bó mậ t thiết giữa đời sống của mọi con người, tạo ra niềm tin về sự chuyển hoá từ cuộc sống này sang cuộc sống khác, tạo ra cảm giác hạnh phúc khi nghĩ rằng mọi chuyện đang diễn tiến sẽ được hoàn tất không riêng trên mặt đất này, nơi người ta mai táng những kẻ chết, mà còn ở nơi nào đó khác, nơi mà người thì gọi là nước Chúa Trời, người thì gọi là lịch sử, người thì gọi là cái gì đó.
Trong cái quy tắc ấy, cậu bé là một trường hợp ngoại lệ chua chát và tàn nhẫn. Cái động lực thúc đẩy cuối cùng của cậu vẫn là sự lo toan; cảm giác vô ưu kia không hề nâng đỡ hay làm cho cậu cao thượng hơn. Cậu biết mình thừa hưởng của cha ông cái đặc tính ấy và cứ để ý từng ly từng tí đến những dấu hiệu của nó trong con người mình. Nó khiến cậu buồn khổ và nhục nhã.
Từ ngày có ý thức, cậu vẫn luôn tự hỏi và ngạc nhiên: cớ sao cũng có tay chân như ai, cũng nói một thứ tiếng, cùng sống theo thói quen như mọi người, mà lại có thể khác mọi người, hơn nữa ít được người ưa và nói chung là người ta không ưa.
Cậu không sao hiểu nổi, vì lẽ gì nếu anh hèn kém hơn những người khác, anh lại không thể gắng sức sửa đổi để trở nên khá hơn. Là người Do Thái, điều đó có ý nghĩa gì? Mà sao lại tồn tại điều ấy? Cái gì tán thưởng hoặc biện hộ cho sự thách thức giản đơn, một sự thách thức chẳng đem lại điều gì, trừ sự đau khổ? Khi cậu đem câu chuyện hỏi cha cậu để mong được giải đáp thì cha cậu nói rằng các tiền đề cậu nêu ra là vô lý, rằng không nên lập luận kiểu đó, song ông cũng chẳng đưa ra ý kiến gì khả dĩ sâu sắc khiến cậu phải im lặng cúi đầu chấp nhận điều không thể thay đổi được.
Sau khi dành ngoại lệ cho cha và mẹ, Misa dần dần thấy khinh miệt những người lớn, những kẻ đã gây ra tình trạng rối ren mà chính họ không đủ sức tháo gỡ nổi. Cậu tin rằng bao giờ trưởng thành, cậu sẽ tháo gỡ tất cả những chuyện đó.
Thì đây chẳng hạn bây giờ chắc chẳng ai dám nói, rằng cha cậu đã xử sự không đúng khi đuổi theo cái lão điên kia, lúc lão tá phóng chạy ra cửa toa, và rằng không nên kéo thắng cho đoàn tàu dừng lại, lúc lão điên kia gạt mạnh cha cậu sang một bên, mở toang cửa toa, rồi lao đầu xuống vệ đường giữa lúc tàu đang chạy nhanh, cứ y như người đi tắm cắm đầu nhảy từ cầu cao xuống nước để sau đó ngoi lên.
Nhưng người kéo tay thắng tàu không phải ai khác, mà chính là cha cậu, Grigori Oxipovich Gordon, nên kết quả là vì họ mà đoàn tàu phải đỗ lại lâu đến mức vô cớ như vậy.
Chẳng ai hiểu rõ nguyên nhân tại sao tàu đỗ lâu. Người thì bảo vì tàu ngừng lại bất thình lình nên các bộ thắng hơi bị hư, phải sửa chữa người thì cho rằng tàu đang lên dốc mà hãm lại thì không có đà để chạy tiếp. Có người còn đưa ra cách giải thích thứ ba: nạn nhân là một người có địa vị, nên viên trạng sư đi theo ông ta đã yêu cầu phải mời nhân chứng từ ga Kologrivovca gần nhất tới để lập biên bản. Chính vì lẽ đó mà người thợ máy phụ đã leo lên cột dây thép. Chắc là chiếc ô tô ray đã lên đường.
Trong toa tàu thoang thoảng mùi hôi xông ra từ buồng vệ sinh mà người ta cố dùng nước hoa đánh át đi; có cả mùi thịt gà quay đã thiu gói trong những mảnh giấy bẩn thấm vết mỡ.
Trong toa, mấy bà tóc hoa râm người Petersburg vẫn tiếp tục thoa lại phấn, dùng khăn lau mồ hôi tay và trò chuyện với nhau bằng cái giọng ngực nghe rin rít. Khói đầu máy ám vào lớp sáp bôi mặt, khiến bà nào bà ấy giống các mụ di- gan có nước da màu bánh mật. Mỗi lần các bà đi ngang qua ngăn của hai cha con Gordon, các bà đều dùng tấm khăn choàng che đôi vai gầy và biến cái hành lang chật hẹp thành nơi làm dáng lấy điệu, Misa lại có cảm tưởng các bà đang nghiến răng, hoặc căn cứ vào đôi môi mím chặt của họ, - phải nghiến răng mà rít lên - "Này nói nghe xem nào, làm gì mà đa cảm thế! Chúng tôi là những người đặc biệt! Chúng tôi thuộc giới trí thức! Chúng tôi không thể!".
Xác nạn nhân nằm sóng sượt trên cỏ, cạnh vệ đường. Một vệt máu đen đặc vắt qua trán và mắt ông ta như nét gạch xoá bỏ mặt ấy. Thứ máu ấy tựa hồ khống phải máu ông ta, chảy từ trong huyết mạch ông ta ra, mà là một cái gì ở ngoài dính vào, một thứ thuốc cao, một vệt bùn sắp khô hoặc một chiếc lá bạch dương ươn ướt.
Những người tò mò và những kẻ dễ mủi lòng kéo đến vây quanh xác nạn nhân hết tốp này đến tốp khác. Đứng lâu bên xác chết là viên trạng sư cùng đi một ngăn tàu với nạn nhân và là bạn của nạn nhân. Ông ta cao lớn đẫy đà và ngạo mạn, một loài động vật thuần chủng mặc chiếc sơ mi ướt sũng mồ hôi. Vẻ mặt lầm lì, không lộ vẻ thương tiếc người bạn. Ông ta rên rỉ vì trời nóng bức và dùng chiếc nón mềm phe phẩy quạt. Ai hỏi gì ông ta cũng chẳng thèm ngoảnh lại, chỉ nhún vai trả lời làu bàu: "Một gã nghiện rượu. Chẳng lẽ còn phải hỏi vì sao? Hậu quả điển hình nhất của bệnh nghiện rượu".
Một bà dáng mảnh khảnh mặc chiếc áo váy bằng len và quàng tấm khăn có viền ren đến gần ngó xác chết hai, ba lần.
Đó là bà goá Tiveczina, có chồng và con đều làm thợ lái tàu. Bà và hai nàng dâu được đi vé miễn phí ở toa hạng ba. Hai nàng dâu cũng quàng khăn, lặng lẽ theo sát gót bà như hai dì phước đi theo bà bề trên. Bộ ba xếp đặt như thế khiến ai nấy kính nể và nhường lối cho họ.
Chồng bà Tiveczina bị chết thiêu trong một tai nạn xe lửa. Bà đứng cách xác nạn nhân vài bước, trên một mô đất cao để có thể nhìn qua đám đông vây quanh xác. Bà thở dài như muốn so sánh: "Thật là mỗi người một số phận. Có người chết vì ý muốn của Chúa, còn ông này thì tại ý nghĩ ngông cuồng: chết vì giàu sang và mất trí". thảy hành khách đều đã tới xem xác chết. Họ trở về toa chỉ vì sợ mất cắp hành lý.
Lúc họ nhảy xuống đường, vươn vai, ngắt vài bông hoa và đi đi lại lại cho đỡ tê chân, ai cũng cảm thấy rằng đoàn tàu có đỗ lại họ mới để ý tới cảnh vật trước mắt. Nếu không xảy ra tai nạn, chắc chả ai ngó ngàng đến cái đồng cỏ lầy lội, lô nhô các mô đất kia, đến dòng sông rộng và mái nhà xinh xắn với ngôi nhà thờ ở bờ bên kia.
Thậm chí cả mặt trời về chiều hình như của là cảnh vật của riêng vùng này, nó rụt rè rọi những tia vàng nhạt xuống cảnh tượng bên đường tàu, tựa hồ không dám tới sát chỗ đó, y như con bò cái trong đàn bò ăn cỏ gần đấy đã lân la tới nhìn đám đông.
Misa bị chấn động mạnh vì tai nạn xẩy ra, mấy phút đầu cậu đã khóc vì thương và sợ. Suốt mấy ngày đi tàu, nạn nhân đã nhiều lần vào ngồi trong ngăn của cha con cậu và đã trò chuyện với cha cậu hàng giờ. Ông ta nói rằng ông ta thấy yên tâm và thanh thản, khi ngồi trò chuyện với cha con cậu trong bầu không khí bình yên và trong sáng. Ông ta hỏi kỹ cha cậu về các khía cạnh pháp lý khác nhau, về các vấn đề còn đang tranh luận quanh chuyện khế ước, tặng dữ chứng thư, phá sản và giả mạo.
- Thực thế ư? - ông ta ngạc nhiên trước lời chứng giải của trạng sư Gordon. - Xem ra ông dựa vào những điều luật nhân tạo hơn, còn trạng sư của tôi thì dùng những tài liệu khác. Ông ta có vẻ bi quan hơn ông nhiều.
Cứ mỗi lần ông ta yên tâm lại được một chút, thì cái ông trạng sư cùng đi toa hạng nhất với ông ta lại đến kéo tay ông ta đi uống sâm- banh ở toa ăn. Phải, chính cái tay trạng sư dáng cao lớn đẫy đà, vẻ ngạo mạn, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao đó hiện đang đứng bên xác chết, không ngạc nhiên trước bất cứ chuyện gì trên đời. Thật khó xoá bỏ cái cảm giác rằng tâm trạng lo lắng liên tục của thân chủ ông ta là có lợi cho ông ta về phương diện nào đó.
Misa được cha kể cho biết, rằng người khách ghé chơi ấy là một triệu phú có tên tuổi, tốt bụng và ngớ ngẩn, không có đủ trí xét đoán nữa. Ông khách chẳng ngại sự có mặt của Misa, về bà vợ quá cố, sau đó kể về gia đình thứ hai của ông mà ông cũng đã từ bỏ. Vừa nói đến đó, đột nhiên ông nhớ lại một điều gì mới mẻ, mặt ông tái đi hoảng hết và bắt đầu nói câu nọ xọ câu kia, mất cả mạch lạc.
Đối với Misa, ông bày tỏ sự âu yếm khó hiểu, một sự âu yếm có lẽ không phải để dành cho cậu. Cứ mỗi lần tàu đỗ ở các ga chính, ông lại xuống tàu tìm mua quà tặng cho cậu; trong phòng đợi của hành khách hạng nhất, thường có những quầy hàng bán sách báo, đồ chơi và các đặc sản trong vùng.
Ông uống rượu liên miên và kêu ca đã hơn hai tháng nay bị mất ngủ, những lúc tỉnh rượu được một lúc là ông lại bị giày vò bởi những nỗi khổ tâm mà một người bình thường không bao giờ biết đến.
Một phút trước khi chết, ông chạy vào ngăn tàu của cha con Misa, nắm chặt tay trạng sư Gordon muốn nói điều gì, nhưng không thốt ra lời, thế rồi ông chạy ra cửa toa mà đâm đầu xuống đường.
Misa đang mở xem cái hộp gỗ nhỏ đựng các mẫu đá miền núi Uran - quà tặng cuối cùng của người quá cố, thì có tiếng xôn xao bên ngoài. Bên kia đường, chiếc ô tô ray đã chạy tới.
Từ trên xe bước vuống viên dự thẩm đội mũ lưỡi trai có gắn huy hiệu, một bác sĩ và hai viên cảnh sát. Những giọng nói công vụ lạnh lùng vang lên. Họ đặt các câu hỏi và ghi chéềp gì đó. Mấy nhân viên soát vé phụ lực với hai viên cảnh sát vụng về kéo sát nạn nhân lên nền đường sắt, chân họ chốc chốc lại trượt tựt trong cát. Một bà già kêu tường lên. Người ta đề nghị hành khách lên tàu và kéo còi. Đoàn tàu chuyển bánh.
Hai cha con đi tàu đã sang ngày thứ ba.
Qua các đám mây bụi nóng bỏng và như bị ánh nắng quét một lớp vôi trắng, cậu thấy cảnh vật nước Nga diễn qua trước mặt: những cánh đồng và thảo nguyên, những đô thị và làng mạc. Những đoàn xe ngựa nối đuôi nhau trên đường cái, nặng nề quẹo vào các đường rẽ. Ngồi trên xe lửa chạy với tốc độ kinh hồn, ta có cảm tưởng các chiếc xe kia đứng yên, còn bầy ngựa thì như cứ giẫm chân tại chỗ.
Khi xe ngựa đỗ lại ở các ga chính, hành khách lại tranh nhau đổ xô xuống các quán giải khát. Ánh mặt trời đang ngả xuống bên kia rặng cây nhà ga rọi vào chân họ và các gầm toa.
Mọi sự vận động trên thế gian, nếu xem xét riêng, đều được tính toán một cách tỉnh táo; nhưng nhìn toàn diện, gộp lại thì chúng đều là vô ý thức, bị dòng đời cuốn hút, liên kết lại với nhau. Con người hoạt động và bận bịu vất vả vì bị thôi thúc bởi những nỗi lo riêng của họ. Nhưng cái guồng máy ấy hẳn sẽ không chuyển động nổi, ví thử không có cái yếu tố điều tiết chủ chốt là ý thức vô ưu cao cả. Ý thức vô ưu tạo ra cảm giác về sự gắn bó mậ t thiết giữa đời sống của mọi con người, tạo ra niềm tin về sự chuyển hoá từ cuộc sống này sang cuộc sống khác, tạo ra cảm giác hạnh phúc khi nghĩ rằng mọi chuyện đang diễn tiến sẽ được hoàn tất không riêng trên mặt đất này, nơi người ta mai táng những kẻ chết, mà còn ở nơi nào đó khác, nơi mà người thì gọi là nước Chúa Trời, người thì gọi là lịch sử, người thì gọi là cái gì đó.
Trong cái quy tắc ấy, cậu bé là một trường hợp ngoại lệ chua chát và tàn nhẫn. Cái động lực thúc đẩy cuối cùng của cậu vẫn là sự lo toan; cảm giác vô ưu kia không hề nâng đỡ hay làm cho cậu cao thượng hơn. Cậu biết mình thừa hưởng của cha ông cái đặc tính ấy và cứ để ý từng ly từng tí đến những dấu hiệu của nó trong con người mình. Nó khiến cậu buồn khổ và nhục nhã.
Từ ngày có ý thức, cậu vẫn luôn tự hỏi và ngạc nhiên: cớ sao cũng có tay chân như ai, cũng nói một thứ tiếng, cùng sống theo thói quen như mọi người, mà lại có thể khác mọi người, hơn nữa ít được người ưa và nói chung là người ta không ưa.
Cậu không sao hiểu nổi, vì lẽ gì nếu anh hèn kém hơn những người khác, anh lại không thể gắng sức sửa đổi để trở nên khá hơn. Là người Do Thái, điều đó có ý nghĩa gì? Mà sao lại tồn tại điều ấy? Cái gì tán thưởng hoặc biện hộ cho sự thách thức giản đơn, một sự thách thức chẳng đem lại điều gì, trừ sự đau khổ? Khi cậu đem câu chuyện hỏi cha cậu để mong được giải đáp thì cha cậu nói rằng các tiền đề cậu nêu ra là vô lý, rằng không nên lập luận kiểu đó, song ông cũng chẳng đưa ra ý kiến gì khả dĩ sâu sắc khiến cậu phải im lặng cúi đầu chấp nhận điều không thể thay đổi được.
Sau khi dành ngoại lệ cho cha và mẹ, Misa dần dần thấy khinh miệt những người lớn, những kẻ đã gây ra tình trạng rối ren mà chính họ không đủ sức tháo gỡ nổi. Cậu tin rằng bao giờ trưởng thành, cậu sẽ tháo gỡ tất cả những chuyện đó.
Thì đây chẳng hạn bây giờ chắc chẳng ai dám nói, rằng cha cậu đã xử sự không đúng khi đuổi theo cái lão điên kia, lúc lão tá phóng chạy ra cửa toa, và rằng không nên kéo thắng cho đoàn tàu dừng lại, lúc lão điên kia gạt mạnh cha cậu sang một bên, mở toang cửa toa, rồi lao đầu xuống vệ đường giữa lúc tàu đang chạy nhanh, cứ y như người đi tắm cắm đầu nhảy từ cầu cao xuống nước để sau đó ngoi lên.
Nhưng người kéo tay thắng tàu không phải ai khác, mà chính là cha cậu, Grigori Oxipovich Gordon, nên kết quả là vì họ mà đoàn tàu phải đỗ lại lâu đến mức vô cớ như vậy.
Chẳng ai hiểu rõ nguyên nhân tại sao tàu đỗ lâu. Người thì bảo vì tàu ngừng lại bất thình lình nên các bộ thắng hơi bị hư, phải sửa chữa người thì cho rằng tàu đang lên dốc mà hãm lại thì không có đà để chạy tiếp. Có người còn đưa ra cách giải thích thứ ba: nạn nhân là một người có địa vị, nên viên trạng sư đi theo ông ta đã yêu cầu phải mời nhân chứng từ ga Kologrivovca gần nhất tới để lập biên bản. Chính vì lẽ đó mà người thợ máy phụ đã leo lên cột dây thép. Chắc là chiếc ô tô ray đã lên đường.
Trong toa tàu thoang thoảng mùi hôi xông ra từ buồng vệ sinh mà người ta cố dùng nước hoa đánh át đi; có cả mùi thịt gà quay đã thiu gói trong những mảnh giấy bẩn thấm vết mỡ.
Trong toa, mấy bà tóc hoa râm người Petersburg vẫn tiếp tục thoa lại phấn, dùng khăn lau mồ hôi tay và trò chuyện với nhau bằng cái giọng ngực nghe rin rít. Khói đầu máy ám vào lớp sáp bôi mặt, khiến bà nào bà ấy giống các mụ di- gan có nước da màu bánh mật. Mỗi lần các bà đi ngang qua ngăn của hai cha con Gordon, các bà đều dùng tấm khăn choàng che đôi vai gầy và biến cái hành lang chật hẹp thành nơi làm dáng lấy điệu, Misa lại có cảm tưởng các bà đang nghiến răng, hoặc căn cứ vào đôi môi mím chặt của họ, - phải nghiến răng mà rít lên - "Này nói nghe xem nào, làm gì mà đa cảm thế! Chúng tôi là những người đặc biệt! Chúng tôi thuộc giới trí thức! Chúng tôi không thể!".
Xác nạn nhân nằm sóng sượt trên cỏ, cạnh vệ đường. Một vệt máu đen đặc vắt qua trán và mắt ông ta như nét gạch xoá bỏ mặt ấy. Thứ máu ấy tựa hồ khống phải máu ông ta, chảy từ trong huyết mạch ông ta ra, mà là một cái gì ở ngoài dính vào, một thứ thuốc cao, một vệt bùn sắp khô hoặc một chiếc lá bạch dương ươn ướt.
Những người tò mò và những kẻ dễ mủi lòng kéo đến vây quanh xác nạn nhân hết tốp này đến tốp khác. Đứng lâu bên xác chết là viên trạng sư cùng đi một ngăn tàu với nạn nhân và là bạn của nạn nhân. Ông ta cao lớn đẫy đà và ngạo mạn, một loài động vật thuần chủng mặc chiếc sơ mi ướt sũng mồ hôi. Vẻ mặt lầm lì, không lộ vẻ thương tiếc người bạn. Ông ta rên rỉ vì trời nóng bức và dùng chiếc nón mềm phe phẩy quạt. Ai hỏi gì ông ta cũng chẳng thèm ngoảnh lại, chỉ nhún vai trả lời làu bàu: "Một gã nghiện rượu. Chẳng lẽ còn phải hỏi vì sao? Hậu quả điển hình nhất của bệnh nghiện rượu".
Một bà dáng mảnh khảnh mặc chiếc áo váy bằng len và quàng tấm khăn có viền ren đến gần ngó xác chết hai, ba lần.
Đó là bà goá Tiveczina, có chồng và con đều làm thợ lái tàu. Bà và hai nàng dâu được đi vé miễn phí ở toa hạng ba. Hai nàng dâu cũng quàng khăn, lặng lẽ theo sát gót bà như hai dì phước đi theo bà bề trên. Bộ ba xếp đặt như thế khiến ai nấy kính nể và nhường lối cho họ.
Chồng bà Tiveczina bị chết thiêu trong một tai nạn xe lửa. Bà đứng cách xác nạn nhân vài bước, trên một mô đất cao để có thể nhìn qua đám đông vây quanh xác. Bà thở dài như muốn so sánh: "Thật là mỗi người một số phận. Có người chết vì ý muốn của Chúa, còn ông này thì tại ý nghĩ ngông cuồng: chết vì giàu sang và mất trí". thảy hành khách đều đã tới xem xác chết. Họ trở về toa chỉ vì sợ mất cắp hành lý.
Lúc họ nhảy xuống đường, vươn vai, ngắt vài bông hoa và đi đi lại lại cho đỡ tê chân, ai cũng cảm thấy rằng đoàn tàu có đỗ lại họ mới để ý tới cảnh vật trước mắt. Nếu không xảy ra tai nạn, chắc chả ai ngó ngàng đến cái đồng cỏ lầy lội, lô nhô các mô đất kia, đến dòng sông rộng và mái nhà xinh xắn với ngôi nhà thờ ở bờ bên kia.
Thậm chí cả mặt trời về chiều hình như của là cảnh vật của riêng vùng này, nó rụt rè rọi những tia vàng nhạt xuống cảnh tượng bên đường tàu, tựa hồ không dám tới sát chỗ đó, y như con bò cái trong đàn bò ăn cỏ gần đấy đã lân la tới nhìn đám đông.
Misa bị chấn động mạnh vì tai nạn xẩy ra, mấy phút đầu cậu đã khóc vì thương và sợ. Suốt mấy ngày đi tàu, nạn nhân đã nhiều lần vào ngồi trong ngăn của cha con cậu và đã trò chuyện với cha cậu hàng giờ. Ông ta nói rằng ông ta thấy yên tâm và thanh thản, khi ngồi trò chuyện với cha con cậu trong bầu không khí bình yên và trong sáng. Ông ta hỏi kỹ cha cậu về các khía cạnh pháp lý khác nhau, về các vấn đề còn đang tranh luận quanh chuyện khế ước, tặng dữ chứng thư, phá sản và giả mạo.
- Thực thế ư? - ông ta ngạc nhiên trước lời chứng giải của trạng sư Gordon. - Xem ra ông dựa vào những điều luật nhân tạo hơn, còn trạng sư của tôi thì dùng những tài liệu khác. Ông ta có vẻ bi quan hơn ông nhiều.
Cứ mỗi lần ông ta yên tâm lại được một chút, thì cái ông trạng sư cùng đi toa hạng nhất với ông ta lại đến kéo tay ông ta đi uống sâm- banh ở toa ăn. Phải, chính cái tay trạng sư dáng cao lớn đẫy đà, vẻ ngạo mạn, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao đó hiện đang đứng bên xác chết, không ngạc nhiên trước bất cứ chuyện gì trên đời. Thật khó xoá bỏ cái cảm giác rằng tâm trạng lo lắng liên tục của thân chủ ông ta là có lợi cho ông ta về phương diện nào đó.
Misa được cha kể cho biết, rằng người khách ghé chơi ấy là một triệu phú có tên tuổi, tốt bụng và ngớ ngẩn, không có đủ trí xét đoán nữa. Ông khách chẳng ngại sự có mặt của Misa, về bà vợ quá cố, sau đó kể về gia đình thứ hai của ông mà ông cũng đã từ bỏ. Vừa nói đến đó, đột nhiên ông nhớ lại một điều gì mới mẻ, mặt ông tái đi hoảng hết và bắt đầu nói câu nọ xọ câu kia, mất cả mạch lạc.
Đối với Misa, ông bày tỏ sự âu yếm khó hiểu, một sự âu yếm có lẽ không phải để dành cho cậu. Cứ mỗi lần tàu đỗ ở các ga chính, ông lại xuống tàu tìm mua quà tặng cho cậu; trong phòng đợi của hành khách hạng nhất, thường có những quầy hàng bán sách báo, đồ chơi và các đặc sản trong vùng.
Ông uống rượu liên miên và kêu ca đã hơn hai tháng nay bị mất ngủ, những lúc tỉnh rượu được một lúc là ông lại bị giày vò bởi những nỗi khổ tâm mà một người bình thường không bao giờ biết đến.
Một phút trước khi chết, ông chạy vào ngăn tàu của cha con Misa, nắm chặt tay trạng sư Gordon muốn nói điều gì, nhưng không thốt ra lời, thế rồi ông chạy ra cửa toa mà đâm đầu xuống đường.
Misa đang mở xem cái hộp gỗ nhỏ đựng các mẫu đá miền núi Uran - quà tặng cuối cùng của người quá cố, thì có tiếng xôn xao bên ngoài. Bên kia đường, chiếc ô tô ray đã chạy tới.
Từ trên xe bước vuống viên dự thẩm đội mũ lưỡi trai có gắn huy hiệu, một bác sĩ và hai viên cảnh sát. Những giọng nói công vụ lạnh lùng vang lên. Họ đặt các câu hỏi và ghi chéềp gì đó. Mấy nhân viên soát vé phụ lực với hai viên cảnh sát vụng về kéo sát nạn nhân lên nền đường sắt, chân họ chốc chốc lại trượt tựt trong cát. Một bà già kêu tường lên. Người ta đề nghị hành khách lên tàu và kéo còi. Đoàn tàu chuyển bánh.
Danh sách chương