Người ta cho rằng Kolia Florenko, điện báo viên ở ga Biriuchi phải chịu trách nhiệm gián tiếp về cuộc nổi loạn của binh lính ở nhà ga.
Kolia là con một bác thợ sửa đồng hồ nổi tiếng ở Meliuzev. Dân thị trấn biết cậu ta từ lúc mới lọt lòng. Hồi nhỏ, cậu ở nhà một người đầy tớ trại Razdonoi và thường chơi đùa với hai cô con gái của bà bá tước dưới sự coi sóc của Mazmoaden Flori. Bà Flori biết Kolia rất rõ. Dạo đó, Kolia cũng đã hiểu võ vẽ một ít tiếng Pháp.
Ở Meliuzev người ta quen thấy Kolia tứ thời mặc bộ quần áo phong phanh, đầu để trẩn, chân đi đôi giầy vải đế gai, ngồi chễm chệ trên chiếc xe đạp chẳng thèm cầm tay lái, người ưỡn ra phía sau, hai tay khoanh trước ngực; cậu bé cứ thế đạp xe khắp các phố mắt ngước nhìn các cột điện và đường dây điện thoại xem có hỏng chỗ nào chăng.
Một nhánh điện thoại của sở hoả xa nối một số nhà trong thị trấn với nhà ga. Việc điều khiển hệ thống đó ở trong tay Kolia, trong phòng thiết bị của nhà ga. Công việc của Kolia ngập đầu ngập cổ, đủ thứ điện tín trong ngành đường sắt, rồi điện thoại, và đôi lúc ông sếp ga Povarikhin đi đâu vắng một lát, Kolia lại kiêm cả việc báo hiệu và chắn đường, vì các máy móc điều khiển đặt trong phòng thiết bị.
Do buộc phải theo dõi hoạt động của mấy loại máy cùng một lúc, nên Kolia có một lối nói đặc biệt, khó hiểu, ngắt quãng, nhiều ẩn ngữ, và Kolia thường sử dụng lối nói ấy khi không muốn trả lời hoặc không thiết tiếp chuyện ai. Người ta kể rằng Kolia đã lạm dụng cái lối nói ấy hôm xẩy ra cuộc nổi loạn. Bằng sự cố ý đánh bài lờ, Kolia đã làm cho thiện chí của Galiulin, người cất công gọi điện thoại từ thị trấn, bị mất hết hiệu quả. Và Kolia có lẽ đã vô tình làm cho những việc diễn ra sau đó đi đến kết cục tai hại.
Galiulin yêu cầu được nói chuyện điện thoại với ông uỷ viên quân vụ đang ở đâu đó trong khu vực ga hoặc xung quanh đấy, để báo cho ông uỷ viên biết rằng anh sẽ đến và cùng đi vào rừng, đề nghị ông uỷ viên đợi anh và đừng làm điều gì khi anh chưa tới nơi. Kolia từ chối, không chịu gọi ông Ghinsơ, viện cớ đường dây đang bận, phải truyền tín hiệu cho một chuyến tàu đang chạy đến Biriuchi; trong khi đó cậu ta lại tìm đủ mọi cách ngăn giữ chính chuyến tàu đó ở một đoạn đường tránh gần đó: chuyến tàu này chở đơn vị kỵ binh được điều đến Biriuchi. Dầu vậy, chuyến tàu vẫn cứ tới, và Kolia không thể giấu nỗi bực tức.
Đầu tàu chậm chạp bò dưới mái ga và đỗ lại ngay trước chiếc cửa sổ lớn của phòng thiết bị. Kolia vén hẳn tấm rèm nặng nề bằng dạ màu xanh đậm, chung quanh có thêu những chữ đầu của tên tuyến đường này. Trên bệ cửa sổ xây bằng đá có một bình nước lớn và một chiếc ly thuỷ tinh dày, mặt thuỷ tinh thô thô, đặt trong một cái khay to. Kolia rót nước ra ly, uống mấy ngụm rồi nhìn qua cửa sổ.
Bác lái tàu thò đầu ra, thấy Kolia thì gật đầu thân mật.
- Hừ, đồ khốn nạn, quân phá hoại! - Kolia nghĩ thầm, lòng đầy căm tức, cậu lè lưỡi và giơ nắm đấm doạ bác lái tàu. Bác ta không những hiểu rõ trò câm của Kolia, mà còn biết nhún vai và ngoảnh đầu về phía các toa đằng sai, ngụ ý: "Biết làm sao được? Cậu cứ thử xem, sức mạnh ở trong tay chúng nó". Vẫn dùng điệu bộ, Kolia trả lời: "Mặc, đồ khốn kiếp, đồ tồi".
Người ta bắt đầu đưa ngựa ở các toa xe xuống ga. Chúng giằng lại không chịu đi. Tiếp sau những tiếng vó đập khô khốc trên cầu ván gỗ là những tiếng móng sắt gõ vang trên nền đá sân ga. Người ta dắt ngựa qua mấy dãy đường ray. Bầy ngựa cứ luôn luôn muốn chồm lên.
Ở cuối dãy các đường ray ấy, có hai chuỗi toa xe đã bị thải đỗ trên những thanh ray han gỉ, cỏ mọc đầy, che cả tà vẹt.
Những tấm gỗ hư nát, bị mưa gió làm long lở cả sơn, bị mối mọt, ẩm thấp gậm nhấm, đã trả lại cho các toa xe đó mối liên lạc họ hàng của chúng với khu rừng xanh mọc ở phía bên kia hai chuỗi toa xe, với thứ nấm lỗ ăn loang lổ trên thân cây bạch dương, với những đám mây đè nặng phía trên khu rừng.
Dẫn ngựa tới bìa rừng, nghe lệnh, các kỵ binh nhảy lên yên và phi vào rừng. Họ bao vây quân phiến loạn thuộc trung đoàn 212. Ở trong rừng, các kỵ sĩ trông bao giờ cũng có vẻ cao lớn và oai vệ hơn là ở chỗ bãi đất trống. Họ gây được ấn tượng đối với quân phiến loạn, dù bọn này cũng có súng ống để trong hầm. Cánh kỵ binh tuốt gươm ra.
Ở giữa vòng kỵ binh, Ghinsơ nhẩy lên một đống củi xếp chặt và diễn thuyết cho đám quân bị bao vây.
Một lần nữa, theo thói quen, Ghinsơ lại nói đến nghĩa vụ quân nhân, đến ý nghĩa của Tổ quốc và nhiều vấn đề cao siêu khác ở đây các tư tưởng đó không được hưởng ứng. Đám người đông quá, và họ từng chịu đủ thứ trong mấy năm chiến tranh, họ đã trở nên thô lỗ và mệt mỏi. Những lời lẽ của Ghinsơ, họ đã nghe chán tai từ lâu. Bốn tháng trời phiêu bạt đã làm họ hư hỏng. Họ là những người bình dân, họ không ưa cái tên lạ tai của diễn giả và giọng nói vùng Bantich của anh ta.
Ghinsơ cảm thấy mình nói dài dòng văn tự và tự trách mình, nhưng anh ta tưởng nói như vậy sẽ làm cho thính giả dễ hiểu hơn; họ đã chẳng biết ơn thì chớ, lại còn tỏ ra lạnh nhạt, bực bội, chán ngán. Với cảm giác khó chịu mỗi lúc một tăng, anh quyết định dùng những lời lẽ cứng rắn, đe doạ mà anh ta vẫn để dành sẵn. Chẳng nghe thấy tiếng họ bắt đầu xì xào, anh ta nhắc họ nhớ rằng các toà án quân sự cách mạng đã được thành lập và đang hoạt động, anh ta yêu cầu họ nộp khí giới và tố cáo những tên cầm đầu, nếu không sẽ bị án tử hình. Nếu họ không làm như vậy, Ghinsơ nói, họ sẽ chứng tỏ họ là những tên phản quốc đê hèn, một bọn đạo tặc vô ý thức, những tên vô lại kiêu căng.
Từ lâu, đám người kia đã không quen nghe cái giọng như vậy . Tiếng gầm từ mấy trăm con người nổi lên. Một số người nói giọng trầm trầm, chưa có vẻ tức giận: "Nói thế đủ rồi. Thôi được rồi đấy". Nhưng cũng có những tiếng thét khản đi vì giận dữ. Người ta lắng nghe những tiếng ấy.
- Các đồng chí đã nghe thấy nó ăn nói với chúng ta thế nào rồi chứ? Cái lối hách dịch đời xưa! Cái lối lên mặt sĩ quan chỉ huy! à, hoá ra chúng tao là bọn phản quốc hả? Thế còn mày, mày là gì hả, thưa quý ngài? Nhưng mất thì giờ với nó làm gì? Các đồng chí thấy chưa, nó là một tên Đức, một tên gián điệp. Ê, quý ông, yêu cầu cho xem giấy tờ, ngài quý tộc? - Còn các bạn đi dẹp loạn, các bạn đứng há hốc mồm ra đấy à?
- Đây trói chúng tôi đi, ăn thịt chúng tôi đi!
Nhưng đám kỵ binh dần dần cũng thấy bực bội với bài diễn thuyết vụng về của Ghinsơ. Họ nói nhỏ với nhau: "Hắn bảo tất cả đều là bọn vô lại, là đồ chó lợn. Sao mà lên mặt ông chủ quá thế". Lúc đầu một vài người, rồi dần dần càng có thêm nhiều người tra gươm vào vỏ. Họ lần lượt xuống ngựa, và khi đã đủ đông, họ liền tiến lộn xộn vào giữa khoảng rừng thưa chỗ tập trung các binh sĩ của trung đoàn 212. Tất cả đứng lẫn lộn vào nhau và bắt tay nhau thân mật.
Các sĩ quan kỵ binh lo ngại bảo Ghinsơ.
- Ông phải liệu mà lẩn đi cho kín đáo. Xe ô tô của ông đậu ở nhà ga. Để chúng tôi sai người ra gọi. Ông biến ngay đi.
Ghinsơ làm theo lời họ, nhưng vì anh ta cảm thấy lủi đi như thế là không xứng đáng, nên anh ta đi về phía nhà ga mà chẳng cẩn thận giữ gìn, cứ gần như công khai. Anh ta bước đi mà bụng lo ngay ngáy, nhưng vì kiêu hãnh, anh ta cố làm ra vẻ bình tĩnh, thong thả.
Đã tới gần nhà ga. Ở bìa rừng, lúc đã trông thấy đưởng tàu anh ta mởi ngoảnh lại lần thứ nhất. Có một tốp lính ôm súng đi theo. "Chúng muốn gì?" - Ghinsơ nghĩ thầm và bước nhanh hơn.
Những kẻ bám theo Ghinsơ cũng rảo bước, khoảng cách giữa đôi bên không thay đổi. Trước mặt Ghinsơ là hai dãy toa xe hư nát. Anh ta bèn vòng ra sau những toa xe ấy rồi bắt đầu chạy. Chuyến tàu chở đơn vị kỵ binh đến lúc trước đã được đưa vào bãi đỗ tàu. Quãng đường sắt khi ấy để trống. Ghinsơ chạy ngang qua.
Sẵn đà chạy, anh ta nhảy lên sân ga. Lúc đó, những kẻ đuổi theo Ghinsơ cũng chạy từ phía sau các toa xe hư nát kia.
Povarikhin và Kolia kêu to điều gì đó với Ghinsơ và làm hiệu bảo anh ta vào nhà ga, nơi họ có thể cứu anh ta.
Nhưng lại chính cái tinh thần đanh dự, thứ tinh thần hy sinh theo kiểu dân thành thị, đã được rèn luyện qua bao thế hệ, song không thể áp dụng ở chỗ này, đã cắt mất đường sống của Ghinsơ. Bằng một nỗ lực phi thường của ý chí, anh ta cố nén những tiếng đập dồn dập của trái tim và nghĩ thầm: "Mình phảí nói to với họ: anh em hãy tỉnh ngộ, đời nào tôi lại là một tên gián điệp? Phải nói vài lời nào đó cho họ khỏi mê muội, vài lời thân ái để ngăn họ lại".
Mấy tháng vừa qua, cảm giác chiến công, tiếng gọi thống thiết của tâm hồn ở anh ta đã vô tình gắn liền với các bục sân khấu các diễn đàn và các chiếc ghế, nơi người ta có thể đứng lên mà tưôn ra những lời kêu gọi, những lời lẽ thiêu đốt tâm can . Gần vào cửa ga, dưới cái chuông có một thùng nước lớn dùng để cứu hoả, được đậy nắp kỹ càng. Ghinsơ nhảy lên nắp thùng và từ chỗ ấy tuôn ra những lời lẽ rời rạc, thống thiết ngoài sức tưởng tượng, với tốp lính đã đuổi tới gần. Thái độ táo bạo điên rồ đó, cách cửa ga đang để mở có vài bước, nơi Ghinsơ cán lẫn vào một cách dễ dàng, đã khiến tốp lính sững sờ đứng lại. Họ hạ mũi súng xuống.
Nhưng Ghinsơ đứng lệch ra mép thùng làm cho cái nắp bị lật. Một chân anh ta tụt xuống nước, còn một chân vướng trên miệng, thành thử anh ta ngồi cưỡi trên mép thùng.
Sự vụng về đó khiến tốp lính thích chí cười rộ lên, tên đứng gần nhất bèn bắn một phát trúng cổ Ghinsơ. Anh ta ngã vật xuống chết liền, mấy tên khác còn xông đến dùng lưỡi lê đâm xỉa vào cái thây.
Kolia là con một bác thợ sửa đồng hồ nổi tiếng ở Meliuzev. Dân thị trấn biết cậu ta từ lúc mới lọt lòng. Hồi nhỏ, cậu ở nhà một người đầy tớ trại Razdonoi và thường chơi đùa với hai cô con gái của bà bá tước dưới sự coi sóc của Mazmoaden Flori. Bà Flori biết Kolia rất rõ. Dạo đó, Kolia cũng đã hiểu võ vẽ một ít tiếng Pháp.
Ở Meliuzev người ta quen thấy Kolia tứ thời mặc bộ quần áo phong phanh, đầu để trẩn, chân đi đôi giầy vải đế gai, ngồi chễm chệ trên chiếc xe đạp chẳng thèm cầm tay lái, người ưỡn ra phía sau, hai tay khoanh trước ngực; cậu bé cứ thế đạp xe khắp các phố mắt ngước nhìn các cột điện và đường dây điện thoại xem có hỏng chỗ nào chăng.
Một nhánh điện thoại của sở hoả xa nối một số nhà trong thị trấn với nhà ga. Việc điều khiển hệ thống đó ở trong tay Kolia, trong phòng thiết bị của nhà ga. Công việc của Kolia ngập đầu ngập cổ, đủ thứ điện tín trong ngành đường sắt, rồi điện thoại, và đôi lúc ông sếp ga Povarikhin đi đâu vắng một lát, Kolia lại kiêm cả việc báo hiệu và chắn đường, vì các máy móc điều khiển đặt trong phòng thiết bị.
Do buộc phải theo dõi hoạt động của mấy loại máy cùng một lúc, nên Kolia có một lối nói đặc biệt, khó hiểu, ngắt quãng, nhiều ẩn ngữ, và Kolia thường sử dụng lối nói ấy khi không muốn trả lời hoặc không thiết tiếp chuyện ai. Người ta kể rằng Kolia đã lạm dụng cái lối nói ấy hôm xẩy ra cuộc nổi loạn. Bằng sự cố ý đánh bài lờ, Kolia đã làm cho thiện chí của Galiulin, người cất công gọi điện thoại từ thị trấn, bị mất hết hiệu quả. Và Kolia có lẽ đã vô tình làm cho những việc diễn ra sau đó đi đến kết cục tai hại.
Galiulin yêu cầu được nói chuyện điện thoại với ông uỷ viên quân vụ đang ở đâu đó trong khu vực ga hoặc xung quanh đấy, để báo cho ông uỷ viên biết rằng anh sẽ đến và cùng đi vào rừng, đề nghị ông uỷ viên đợi anh và đừng làm điều gì khi anh chưa tới nơi. Kolia từ chối, không chịu gọi ông Ghinsơ, viện cớ đường dây đang bận, phải truyền tín hiệu cho một chuyến tàu đang chạy đến Biriuchi; trong khi đó cậu ta lại tìm đủ mọi cách ngăn giữ chính chuyến tàu đó ở một đoạn đường tránh gần đó: chuyến tàu này chở đơn vị kỵ binh được điều đến Biriuchi. Dầu vậy, chuyến tàu vẫn cứ tới, và Kolia không thể giấu nỗi bực tức.
Đầu tàu chậm chạp bò dưới mái ga và đỗ lại ngay trước chiếc cửa sổ lớn của phòng thiết bị. Kolia vén hẳn tấm rèm nặng nề bằng dạ màu xanh đậm, chung quanh có thêu những chữ đầu của tên tuyến đường này. Trên bệ cửa sổ xây bằng đá có một bình nước lớn và một chiếc ly thuỷ tinh dày, mặt thuỷ tinh thô thô, đặt trong một cái khay to. Kolia rót nước ra ly, uống mấy ngụm rồi nhìn qua cửa sổ.
Bác lái tàu thò đầu ra, thấy Kolia thì gật đầu thân mật.
- Hừ, đồ khốn nạn, quân phá hoại! - Kolia nghĩ thầm, lòng đầy căm tức, cậu lè lưỡi và giơ nắm đấm doạ bác lái tàu. Bác ta không những hiểu rõ trò câm của Kolia, mà còn biết nhún vai và ngoảnh đầu về phía các toa đằng sai, ngụ ý: "Biết làm sao được? Cậu cứ thử xem, sức mạnh ở trong tay chúng nó". Vẫn dùng điệu bộ, Kolia trả lời: "Mặc, đồ khốn kiếp, đồ tồi".
Người ta bắt đầu đưa ngựa ở các toa xe xuống ga. Chúng giằng lại không chịu đi. Tiếp sau những tiếng vó đập khô khốc trên cầu ván gỗ là những tiếng móng sắt gõ vang trên nền đá sân ga. Người ta dắt ngựa qua mấy dãy đường ray. Bầy ngựa cứ luôn luôn muốn chồm lên.
Ở cuối dãy các đường ray ấy, có hai chuỗi toa xe đã bị thải đỗ trên những thanh ray han gỉ, cỏ mọc đầy, che cả tà vẹt.
Những tấm gỗ hư nát, bị mưa gió làm long lở cả sơn, bị mối mọt, ẩm thấp gậm nhấm, đã trả lại cho các toa xe đó mối liên lạc họ hàng của chúng với khu rừng xanh mọc ở phía bên kia hai chuỗi toa xe, với thứ nấm lỗ ăn loang lổ trên thân cây bạch dương, với những đám mây đè nặng phía trên khu rừng.
Dẫn ngựa tới bìa rừng, nghe lệnh, các kỵ binh nhảy lên yên và phi vào rừng. Họ bao vây quân phiến loạn thuộc trung đoàn 212. Ở trong rừng, các kỵ sĩ trông bao giờ cũng có vẻ cao lớn và oai vệ hơn là ở chỗ bãi đất trống. Họ gây được ấn tượng đối với quân phiến loạn, dù bọn này cũng có súng ống để trong hầm. Cánh kỵ binh tuốt gươm ra.
Ở giữa vòng kỵ binh, Ghinsơ nhẩy lên một đống củi xếp chặt và diễn thuyết cho đám quân bị bao vây.
Một lần nữa, theo thói quen, Ghinsơ lại nói đến nghĩa vụ quân nhân, đến ý nghĩa của Tổ quốc và nhiều vấn đề cao siêu khác ở đây các tư tưởng đó không được hưởng ứng. Đám người đông quá, và họ từng chịu đủ thứ trong mấy năm chiến tranh, họ đã trở nên thô lỗ và mệt mỏi. Những lời lẽ của Ghinsơ, họ đã nghe chán tai từ lâu. Bốn tháng trời phiêu bạt đã làm họ hư hỏng. Họ là những người bình dân, họ không ưa cái tên lạ tai của diễn giả và giọng nói vùng Bantich của anh ta.
Ghinsơ cảm thấy mình nói dài dòng văn tự và tự trách mình, nhưng anh ta tưởng nói như vậy sẽ làm cho thính giả dễ hiểu hơn; họ đã chẳng biết ơn thì chớ, lại còn tỏ ra lạnh nhạt, bực bội, chán ngán. Với cảm giác khó chịu mỗi lúc một tăng, anh quyết định dùng những lời lẽ cứng rắn, đe doạ mà anh ta vẫn để dành sẵn. Chẳng nghe thấy tiếng họ bắt đầu xì xào, anh ta nhắc họ nhớ rằng các toà án quân sự cách mạng đã được thành lập và đang hoạt động, anh ta yêu cầu họ nộp khí giới và tố cáo những tên cầm đầu, nếu không sẽ bị án tử hình. Nếu họ không làm như vậy, Ghinsơ nói, họ sẽ chứng tỏ họ là những tên phản quốc đê hèn, một bọn đạo tặc vô ý thức, những tên vô lại kiêu căng.
Từ lâu, đám người kia đã không quen nghe cái giọng như vậy . Tiếng gầm từ mấy trăm con người nổi lên. Một số người nói giọng trầm trầm, chưa có vẻ tức giận: "Nói thế đủ rồi. Thôi được rồi đấy". Nhưng cũng có những tiếng thét khản đi vì giận dữ. Người ta lắng nghe những tiếng ấy.
- Các đồng chí đã nghe thấy nó ăn nói với chúng ta thế nào rồi chứ? Cái lối hách dịch đời xưa! Cái lối lên mặt sĩ quan chỉ huy! à, hoá ra chúng tao là bọn phản quốc hả? Thế còn mày, mày là gì hả, thưa quý ngài? Nhưng mất thì giờ với nó làm gì? Các đồng chí thấy chưa, nó là một tên Đức, một tên gián điệp. Ê, quý ông, yêu cầu cho xem giấy tờ, ngài quý tộc? - Còn các bạn đi dẹp loạn, các bạn đứng há hốc mồm ra đấy à?
- Đây trói chúng tôi đi, ăn thịt chúng tôi đi!
Nhưng đám kỵ binh dần dần cũng thấy bực bội với bài diễn thuyết vụng về của Ghinsơ. Họ nói nhỏ với nhau: "Hắn bảo tất cả đều là bọn vô lại, là đồ chó lợn. Sao mà lên mặt ông chủ quá thế". Lúc đầu một vài người, rồi dần dần càng có thêm nhiều người tra gươm vào vỏ. Họ lần lượt xuống ngựa, và khi đã đủ đông, họ liền tiến lộn xộn vào giữa khoảng rừng thưa chỗ tập trung các binh sĩ của trung đoàn 212. Tất cả đứng lẫn lộn vào nhau và bắt tay nhau thân mật.
Các sĩ quan kỵ binh lo ngại bảo Ghinsơ.
- Ông phải liệu mà lẩn đi cho kín đáo. Xe ô tô của ông đậu ở nhà ga. Để chúng tôi sai người ra gọi. Ông biến ngay đi.
Ghinsơ làm theo lời họ, nhưng vì anh ta cảm thấy lủi đi như thế là không xứng đáng, nên anh ta đi về phía nhà ga mà chẳng cẩn thận giữ gìn, cứ gần như công khai. Anh ta bước đi mà bụng lo ngay ngáy, nhưng vì kiêu hãnh, anh ta cố làm ra vẻ bình tĩnh, thong thả.
Đã tới gần nhà ga. Ở bìa rừng, lúc đã trông thấy đưởng tàu anh ta mởi ngoảnh lại lần thứ nhất. Có một tốp lính ôm súng đi theo. "Chúng muốn gì?" - Ghinsơ nghĩ thầm và bước nhanh hơn.
Những kẻ bám theo Ghinsơ cũng rảo bước, khoảng cách giữa đôi bên không thay đổi. Trước mặt Ghinsơ là hai dãy toa xe hư nát. Anh ta bèn vòng ra sau những toa xe ấy rồi bắt đầu chạy. Chuyến tàu chở đơn vị kỵ binh đến lúc trước đã được đưa vào bãi đỗ tàu. Quãng đường sắt khi ấy để trống. Ghinsơ chạy ngang qua.
Sẵn đà chạy, anh ta nhảy lên sân ga. Lúc đó, những kẻ đuổi theo Ghinsơ cũng chạy từ phía sau các toa xe hư nát kia.
Povarikhin và Kolia kêu to điều gì đó với Ghinsơ và làm hiệu bảo anh ta vào nhà ga, nơi họ có thể cứu anh ta.
Nhưng lại chính cái tinh thần đanh dự, thứ tinh thần hy sinh theo kiểu dân thành thị, đã được rèn luyện qua bao thế hệ, song không thể áp dụng ở chỗ này, đã cắt mất đường sống của Ghinsơ. Bằng một nỗ lực phi thường của ý chí, anh ta cố nén những tiếng đập dồn dập của trái tim và nghĩ thầm: "Mình phảí nói to với họ: anh em hãy tỉnh ngộ, đời nào tôi lại là một tên gián điệp? Phải nói vài lời nào đó cho họ khỏi mê muội, vài lời thân ái để ngăn họ lại".
Mấy tháng vừa qua, cảm giác chiến công, tiếng gọi thống thiết của tâm hồn ở anh ta đã vô tình gắn liền với các bục sân khấu các diễn đàn và các chiếc ghế, nơi người ta có thể đứng lên mà tưôn ra những lời kêu gọi, những lời lẽ thiêu đốt tâm can . Gần vào cửa ga, dưới cái chuông có một thùng nước lớn dùng để cứu hoả, được đậy nắp kỹ càng. Ghinsơ nhảy lên nắp thùng và từ chỗ ấy tuôn ra những lời lẽ rời rạc, thống thiết ngoài sức tưởng tượng, với tốp lính đã đuổi tới gần. Thái độ táo bạo điên rồ đó, cách cửa ga đang để mở có vài bước, nơi Ghinsơ cán lẫn vào một cách dễ dàng, đã khiến tốp lính sững sờ đứng lại. Họ hạ mũi súng xuống.
Nhưng Ghinsơ đứng lệch ra mép thùng làm cho cái nắp bị lật. Một chân anh ta tụt xuống nước, còn một chân vướng trên miệng, thành thử anh ta ngồi cưỡi trên mép thùng.
Sự vụng về đó khiến tốp lính thích chí cười rộ lên, tên đứng gần nhất bèn bắn một phát trúng cổ Ghinsơ. Anh ta ngã vật xuống chết liền, mấy tên khác còn xông đến dùng lưỡi lê đâm xỉa vào cái thây.
Danh sách chương