Có hai đường lớn đi từ Meliuzev, về phía Đông và sang phía Tây. Một là con đường đất chạy qua rừng tới Zybusino, nơi chuyên mua bán bột mì, trực thuộc Meliuzev về phương diện hành chính, nhưng vượt thị trấn này về mọi mặt. Còn con đường kia rải đá sỏi chạy qua những đồng lầy khô cạn vào mùa hè, dẫn tới ga Biriuchi, chỗ hai đường xe lửa gặp nhau, cách Meliuzev không xa.
Vào tháng sáu, nước cộng hoà tự trị do một chủ xưởng xay bột tên là Blazheyko khởi xướng, chỉ tồn tại trong hai tuần lễ.
Cái nước cộng hoà ấy dựa vào đám binh lính đào ngũ thuộc trung đoàn bộ binh 212, đã mang khí giới bỏ trốn, qua Biriuchi mà tới Zybusino vào thời điểm xảy ra cuộc đảo chính.
Nước cộng hoà ấy không công nhận Chính phủ lâm thời và sự tách biệt khỏi nước Nga. Blazheyko, hồi còn trẻ có liên lạc thư từ với Lev Tolstoy, đã tuyên bố một xứ Zybusino mới, có lịch sử hàng ngàn năm, một cộng đồng lao công và tài sản, và gọi các nhân viên phụ trách hành chính trong xã là các Sứ đồ.
Zybusino từ xưa vốn là đầu đề những câu chuyện hoang đường và đầy cường điệu. Nó nằm ở giữa các cánh rừng rậm. Nó đã được nhắc đến trong một vài tài liệu về Thời kỳ loạn lạc 1 và trong thời kỳ tiếp theo, khu vực này đầy rẫy bọn trộm cướp. Đầu đề bàn tán ở cửa miệng dân chúng là sự giàu có của các tay lái buôn và chất đất phì nhiêu kỳ lạ của miền này. Một số điềm lành điềm gở, một vài phong tục tập quán, những đặc điểm tiếng nói riêng, phân biệt cái dải phía tây này của mặt trận, chính đều bắt nguồn từ Zybusino.
Bây giờ thì người ta kể những chuyện không kém phần hoang đường về người phụ tá chính của Blazheyko. Họ quả quyết rằng đấy là một kẻ bị câm điếc từ lúc mới đẻ, khi cao hứng lên thì biết nói, hễ hết hứng lại câm.
Giữa tháng bảy, nước cộng hoà Zybusino sụp đổ. Một đơn vị quân đội trung thành với Chính phủ lâm thời tiến vào vùng này, dánh đuổi số quân nhân đào ngũ phải rút chạy về phía Biriuchi.
Ở đấy suốt mấy dặm, hai bên đường tàu là những cánh rừng bị chặt nham nhở, trong đó rải rác những gốc cây bị đốn đã chằng chịt dây leo, những đống củi bị bỏ lại từ lâu nay đố ngổn ngang, những nhà hầm sụt lở của các thợ đốn củi những mùa trước.
Đám quân nhân đào ngũ đã tới ẩn mình trong khu vực này.
Vào tháng sáu, nước cộng hoà tự trị do một chủ xưởng xay bột tên là Blazheyko khởi xướng, chỉ tồn tại trong hai tuần lễ.
Cái nước cộng hoà ấy dựa vào đám binh lính đào ngũ thuộc trung đoàn bộ binh 212, đã mang khí giới bỏ trốn, qua Biriuchi mà tới Zybusino vào thời điểm xảy ra cuộc đảo chính.
Nước cộng hoà ấy không công nhận Chính phủ lâm thời và sự tách biệt khỏi nước Nga. Blazheyko, hồi còn trẻ có liên lạc thư từ với Lev Tolstoy, đã tuyên bố một xứ Zybusino mới, có lịch sử hàng ngàn năm, một cộng đồng lao công và tài sản, và gọi các nhân viên phụ trách hành chính trong xã là các Sứ đồ.
Zybusino từ xưa vốn là đầu đề những câu chuyện hoang đường và đầy cường điệu. Nó nằm ở giữa các cánh rừng rậm. Nó đã được nhắc đến trong một vài tài liệu về Thời kỳ loạn lạc 1 và trong thời kỳ tiếp theo, khu vực này đầy rẫy bọn trộm cướp. Đầu đề bàn tán ở cửa miệng dân chúng là sự giàu có của các tay lái buôn và chất đất phì nhiêu kỳ lạ của miền này. Một số điềm lành điềm gở, một vài phong tục tập quán, những đặc điểm tiếng nói riêng, phân biệt cái dải phía tây này của mặt trận, chính đều bắt nguồn từ Zybusino.
Bây giờ thì người ta kể những chuyện không kém phần hoang đường về người phụ tá chính của Blazheyko. Họ quả quyết rằng đấy là một kẻ bị câm điếc từ lúc mới đẻ, khi cao hứng lên thì biết nói, hễ hết hứng lại câm.
Giữa tháng bảy, nước cộng hoà Zybusino sụp đổ. Một đơn vị quân đội trung thành với Chính phủ lâm thời tiến vào vùng này, dánh đuổi số quân nhân đào ngũ phải rút chạy về phía Biriuchi.
Ở đấy suốt mấy dặm, hai bên đường tàu là những cánh rừng bị chặt nham nhở, trong đó rải rác những gốc cây bị đốn đã chằng chịt dây leo, những đống củi bị bỏ lại từ lâu nay đố ngổn ngang, những nhà hầm sụt lở của các thợ đốn củi những mùa trước.
Đám quân nhân đào ngũ đã tới ẩn mình trong khu vực này.
Danh sách chương