Bệnh viện hậu tuyến đặt tại một thị trấn ở miền Tây, cạnh đường xe lửa, gần Tổng hành dinh. Lúc đó vào cuối tháng hai, thời tiết ấm áp. Trong căn phòng dành cho các sĩ quan đang bình phục, nơi Zhivago nằm điều trị, người ta đã mở cửa sổ gần giường chàng theo đề nghị của chàng.
Đã sắp tới bữa ăn trưa. Trong lúc chờ đợi, bệnh nhân tìm đủ mọi cách giết thì giờ. Nghe đâu có một nữ y tá mới đến và hôm nay là lần đầu tiên cô y tá săn sóc họ. Galiulin nằm đối diện với Zhivago, đang đọc báo "Lời nói" và "Tiếng Nga" mới nhận và bực tức vì những dòng bị kiểm duyệt bỏ trống.
Zhivago đọc một loạt thư của Tonia mà quân bưu chuyển tới cùng một lúc. Gió nô giỡn các trang thư và trang báo. Người ta nghe có tiếng bước chân nhè nhẹ. Zhivago ngước mắt lên. Lara vừa bước vào phòng.
Zhivago và viên trung uý cùng nhận ra nàng, người nọ không ngờ người kia cũng biết nàng, còn Lara thì không biết cả hai. Nàng lên tiếng:
- Chào các ông. Sao lại để mở cửa sổ như thế kia? Các ông không lạnh à? Đoạn nàng tới chỗ Galiulin hỏi:
- Ông đau ở đâu?
Nàng cầm lấy tay anh ta để bắt mạch, nhưng nàng buông ra ngay và ngồi xuống chiếc ghế cạnh giường, vẻ bối rối.
Galiulin đã bảo nàng:
- Chị Lara Phedorovna, thật không ngờ! Tôi đã ở cùng trung đoàn với anh ấy, tôi quen anh ấy từ lâu. Tôi đang giữ đồ dùng của anh ấy để trao cho chị.
- Không thể, không thể nào có chuyện đó? - Lara nhắc đi nhắc lại - Sao có sự ngẫu nhiên lạ lùng thế này? Thế ông biết anh Pasa ư? Ông làm ơn kể ngay cho tôi rõ đầu đuôi câu chuyện đi. Có đúng anh ấy bị chết vùi dưới đất hay không? Ông đừng giấu tôi, đừng ngại gì. Tôi biết cả rồi mà.
Galiulin không đủ can đảm xác nhận những tin đồn nàng đã nghe. Anh quyết định nói dối nàng cho nàng yên lòng:
- Anh Pasa bị bắt làm tù binh. Trong một cuộc tấn công, anh ấy đã đưa đơn vị tiến quá xa, nên bị cô lập, bị bao vây và buộc phải đầu hàng.
Nhưng Lara không tin. Tính bất ngờ ghê gớm của câu chuyện khiến nàng bàng hoàng. Nàng không cầm nổi nước mắt, nhưng nàng chẳng muốn khóc trước mặt người lạ. Nàng vội đứng dậy, đi ra ngoài để trấn tĩnh lại.
Lảt sau nàng trở vào, bề ngoài có vẻ đã bình tĩnh. Nàng tránh không nhìn Galiulin để, khỏi oà lên khóc một lần nữa. Nàng đến thẳng chỗ Zhivago, lơ đãng hỏi câu thường lệ:
- Chào ông, ông đau ở đâu?
Zhivago thấy vẻ xúc động và những giọt nước mắt cửa nàng. Chàng muốn hỏi nàng cho biết duyên cớ và muốn kể rằng chàng từng gặp nàng hai lần, hồi chàng đang học bậc trung học và khi đã là sinh viên, nhưng rồi chàng cho rằng như thế là suồng sã, và rất có thể nàng sẽ hiểu lầm chàng. Bỗng chàng nhớ lại hình ảnh bà Anna Ivanovna nằm trong quan tài và những tiếng kêu khóc của Tonia ở phố Sipsep- Vragiec.
Chàng nén lòng, chỉ nói:
- Cám ơn, tôi là bác sĩ, tôi tự săn sóc cho tôi. Tôi chẳng cần gì hết.
"Sao cái nhà ông này lại tự ái với mình nhỉ?" - Lara thầm nghĩ và ngạc nhiên nhìn người lạ mặt mũi hếch, chẳng có gì đáng để ý đấy. Mấy ngày nay thời tiết luôn luôn thay đổi. Ban đêm một làn gió ấm áp cứ thổi lao xao không biết chán, mùi đất ướt lúc nào cũng thoang thoảng.
Suốt mấy ngày đó, Tổng hành dinh đưa ra toàn những tin tức lạ lùng, và mọi người nhận được thư nhà báo cho biết những tin đồn đáng lo ngại. Liên lạc điện tín với Petersburg cứ bị ngắt quãng luôn. Khắp nơi, chỗ nào người ta cũng bàn chuyện chính trị.
Mỗi phiên trực, nữ y tá Lara thường đi thăm thương binh hai lần, vào buổi sáng và buổi chiều, trao đổi vài lời vô vị với thương bệnh binh các phòng, với Galiulin và Zhivago. "Ông ta thật là kỳ dị", - nàng nghĩ - Trẻ trung, thiếu nhã nhặn. Mũi thì hếch, không thể gọi là điển trai được. Nhưng thật là thông mình với cái nghĩa đẹp nhất của danh từ ấy, một trí thông minh lanh lợi, dễ khiến người ta cảm mến. Nhưng nghĩ đến chuyện ấy làm gì kia chứ? Việc cần lúc này là mau chóng chấm dứt nhiệm vụ ở đây, rồi xin thuyên chuyển lên Moskva để được gần bé Katenka. Và trở về Yuratin dạy học. Về phần Pasa, thế là rõ lắm rồi, không còn hy vọng gì nữa, chẳng nên tiếp tục thủ cái vai nữ anh hùng ngoài mặt trận. Cũng chỉ vì muốn tìm chàng mà mình đã bày ra tất cả những trò này.
Bé Katenka độ rày không biết ra sao nhỉ? Tội nghiệp con bé sớm mồ côi cha (nghĩ đến đây, nàng lại khóc). Biết bao thay đổi trong thời gian qua! Mới đây nghĩa vụ đối với Tổ quốc, tinh thần dũng cảm của người lính, tình cảm cao cả của người công dân còn được coi là thiêng liêng. Nhưng chúng ta đã thua trận. Đó là tai hoạ chủ yếu, và cũng vì thế mà mọi sự đều đảo lộn, chẳng còn gì là thiêng liêng nữa.
Đùng một cái, mọi sự thay đổi, giọng nói, thái độ, không khí chẳng còn biết nghĩ thế nào và nghe lời ai. Cứ y như có người cầm tay dắt mình suốt cả đời, như dắt một đứa bé gái, rồi đột nhiên buông tay ra bảo: Tập mà đi lấy một mình! Và chẳng còn ai ở xung quanh, không còn những người thân, những người có uy tín. Lúc ấy ta muốn phó thác cho điều cốt yếu nhất, cho sức mạnh của đời sống, hoặc cho cái đẹp, hoặc cho chân lý, để những thứ đó, chứ không phải những chế định của loài người đã bị lật đổ, sẽ dẫn dắt ta, một cách trọn vẹn và không chút hối hếc, trọn vẹn hơn so với trong cuộc sống thanh bình quen thuộc mà nay không còn nữa. Trong trường hợp của mình đây (Lara trở lại chuyện riêng đúng lúc) chính bé
Katenka phải là mục đích, là cái tất nhiên đó. Bây giờ Pasa đã hy sinh, nàng chỉ làm mẹ, nàng sẽ dành toàn bộ sức lực cho Katenka, cho đứa con tội nghiệp sớm bị mất cha.
Người ta viết cho Zhivago biết rằng Misa Gordon và Nica Dudorov đã xuất bản cuốn sách nhỏ của chàng tuy chưa xin phép chàng; rằng mọi người khen cuốn sách và tiên đoán tác giả sau này sẽ có một sự nghiệp văn chương xán lạn; rằng hiện giờ ở Moskva tình hình vừa hấp dẫn, vừa đáng ngại, sự phẫn nộ ngấm ngầm của các tầng lớp dưới mỗi ngày một tăng và chúng ta đang ở đêm trước của một cái gì hệ trọng những biến cố chính trị lớn lao đã gần kề.
Đêm về khuya. Zhivago buồn ngủ díp mắt. Trong lúc mơ mơ màng màng chàng tưởng rằng sau những xúc cảm ban ngày chàng sẽ không thể ngủ được. Ngoài kia làn gió ngái ngủ cứ quanh quẩn ngáp dài. Tiếng gió than khóc và thầm thì: "Tonia, bé Xasa, ta nhớ mẹ con em, ta muốn trở về nhà ta, về với công việc của ta biết mấy?". Và tiếng gió thầm thì như ru đã giúp Zhivago chợp mắt được một lúc, chàng tỉnh dậy rồi lại thiếp đi trong sự chuyển tiếp mau lẹ giữa hạnh phúc và đau khổ, một sự chuyển tiếp nhanh chóng và đáng ngại, như cái tiết trời thay đổi xoành xoạch, như cái đêm bất ổn định này.
Lara nghĩ bụng: "Anh ấy đã có lòng tốt nhớ đến chồng mình và tốn công bảo quản đồ dùng cho chồng mình, thế mà mình vô ý và đáng ghét quá, chẳng mở miệng hỏi xem anh ấy tên là gì và quê ở đâu".
Sáng hôm sau, lúc đi thăm thương binh, Lara đã sửa lại sự vô ý, xoá dấu vết vô ơn bằng cách hỏi thăm Galiulin mấy điều nói trên. Và nàng cứ luôn miệng à lên sửng sốt:
"Trời, sao lại có sự tình cờ đến thế nhỉ? Số nhà 28, đường Brescơ, gia đình Tiverzin, mùa đông cách mạng 1905! Yuxupka à? Không, tôi không biết cậu Yuxupka nào cả, hay là có lẽ tôi chưa nhớ ra, xin lỗi ông. Nhưng cái năm đó, vâng, năm đó, và cái sân ấy. Đúng, quả thực có cái năm đó và cái sân ấy. Trời, nàng đang hồi tưởng tất cả một cách sống động biết mấy! Cả tiếng súng bắn nhau lúc bấy giờ. Cả (cả cái gì nữa nhỉ, à phảij mình nhớ ra rồi) "Lời Chúa Kitô". Trời ơi, những cảm giác tuổi thơ, những cảm giác đầu tiên mới mạnh mẽ và sâu sắc biết chừng nào! Xin lỗi, xin lỗi trung uý, tên trung uý là gì nhỉ? À phải, trung uý vừa bảo tôi xong. Cám ơn trung uý, trung uý Yosif Ghimazetdinovich Galiulin, trung uý đã gợi cho tôi bao kỷ niệm, bao ý nghĩ.
Suốt hôm đó, cảnh "cái sân" thời niên thiếu không rời trí óc nàng. Nàng cứ luôn miệng thốt ra tiếng kêu kinh ngạc và gần như nói thành tiếng các ý nghĩ của mình.
- À, nhà số 28, đường Brescơ! Và bây giờ lại những tiếng súng bắn nhau, nhưng kinh khủng hơn biết bao lần! Không còn là "những cậu bé đang bắn" nữa. Các cậu đã lớn, và đang ở đây tất cả đã thành những người lính, toàn bộ những thường dân ở các chiếc sân như thế, các làng mạc như thế cả! Lạ lùng, lạ lùng thật!
Anh em thường phê bình từ các phòng bên cạnh chống gậy chống nạng hoặc khập khiễng đi sang, chạy sang phòng này mà báo tin dồn dập;
- Những sự kiện cực kỳ quan trọng, anh em ơi! Tình hình Petersburg đang rối loạn. Quân đội đồn trú ở đó đã ngả sang phía quân khởi nghĩa. Cách mạng rồi!
--- ------ ------ ------ -------
1 Cương lĩnh Của Đảng xã hội dân chủ Đức, được thông qua năm 1891 tại kỳ đại hội họp ở Erfurg, thay cho Cương lĩnh Gôta năm 1875. Đây là cương lĩnh mác xít đầu tiên và duy nhất của Đảng ấy sau đại hội hợp nhất ở Gôta.
2 G. V. Plekhanov (1856 - 1918), nhà triết học Nga, nhà hoạt động nổi tiếng của phong trào dân chủ xã hội Nga và trên thế giới, người truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga.
3 Loại toa xe do ngựa kéo, chạy trên đưởng ray, ở thành phố, trưởc khi có tàu điện.
4 Một thành phố ở Tây Đức.
5 Một thành phố ở vùng Trung Á, gần Afganistan.
6 Một nhân vật trong truyện dân gian Nga, là nam giới và quý ư mềm yếu.
7 Khoảng cuối tháng 6.
8 Bohem là một vùng đất ở Tiệp Khắc, một số nước dùng chữ bohemien để chỉ tộc người digan (gyps) (chú thích của Nguyễn Học).
9 V. V. Panina (1872 - 1911), ca sĩ giọng nữ trầm nổi tiếng của Nga, thường hát các bài hát digan.
10 Theo tục lệ Nga, khi khách dự tiệc cưởi kêu "đắng quá!" cô dâu chú rể phải hôn nhau.
11 Đalơ V. I (1801 - 1872) nhà văn Nga, tác giả Bộ từ điển tiếng Nga đầu tiên gồm 4 tập, viện sĩ hàn lâm khoa học Petersburg.
Đã sắp tới bữa ăn trưa. Trong lúc chờ đợi, bệnh nhân tìm đủ mọi cách giết thì giờ. Nghe đâu có một nữ y tá mới đến và hôm nay là lần đầu tiên cô y tá săn sóc họ. Galiulin nằm đối diện với Zhivago, đang đọc báo "Lời nói" và "Tiếng Nga" mới nhận và bực tức vì những dòng bị kiểm duyệt bỏ trống.
Zhivago đọc một loạt thư của Tonia mà quân bưu chuyển tới cùng một lúc. Gió nô giỡn các trang thư và trang báo. Người ta nghe có tiếng bước chân nhè nhẹ. Zhivago ngước mắt lên. Lara vừa bước vào phòng.
Zhivago và viên trung uý cùng nhận ra nàng, người nọ không ngờ người kia cũng biết nàng, còn Lara thì không biết cả hai. Nàng lên tiếng:
- Chào các ông. Sao lại để mở cửa sổ như thế kia? Các ông không lạnh à? Đoạn nàng tới chỗ Galiulin hỏi:
- Ông đau ở đâu?
Nàng cầm lấy tay anh ta để bắt mạch, nhưng nàng buông ra ngay và ngồi xuống chiếc ghế cạnh giường, vẻ bối rối.
Galiulin đã bảo nàng:
- Chị Lara Phedorovna, thật không ngờ! Tôi đã ở cùng trung đoàn với anh ấy, tôi quen anh ấy từ lâu. Tôi đang giữ đồ dùng của anh ấy để trao cho chị.
- Không thể, không thể nào có chuyện đó? - Lara nhắc đi nhắc lại - Sao có sự ngẫu nhiên lạ lùng thế này? Thế ông biết anh Pasa ư? Ông làm ơn kể ngay cho tôi rõ đầu đuôi câu chuyện đi. Có đúng anh ấy bị chết vùi dưới đất hay không? Ông đừng giấu tôi, đừng ngại gì. Tôi biết cả rồi mà.
Galiulin không đủ can đảm xác nhận những tin đồn nàng đã nghe. Anh quyết định nói dối nàng cho nàng yên lòng:
- Anh Pasa bị bắt làm tù binh. Trong một cuộc tấn công, anh ấy đã đưa đơn vị tiến quá xa, nên bị cô lập, bị bao vây và buộc phải đầu hàng.
Nhưng Lara không tin. Tính bất ngờ ghê gớm của câu chuyện khiến nàng bàng hoàng. Nàng không cầm nổi nước mắt, nhưng nàng chẳng muốn khóc trước mặt người lạ. Nàng vội đứng dậy, đi ra ngoài để trấn tĩnh lại.
Lảt sau nàng trở vào, bề ngoài có vẻ đã bình tĩnh. Nàng tránh không nhìn Galiulin để, khỏi oà lên khóc một lần nữa. Nàng đến thẳng chỗ Zhivago, lơ đãng hỏi câu thường lệ:
- Chào ông, ông đau ở đâu?
Zhivago thấy vẻ xúc động và những giọt nước mắt cửa nàng. Chàng muốn hỏi nàng cho biết duyên cớ và muốn kể rằng chàng từng gặp nàng hai lần, hồi chàng đang học bậc trung học và khi đã là sinh viên, nhưng rồi chàng cho rằng như thế là suồng sã, và rất có thể nàng sẽ hiểu lầm chàng. Bỗng chàng nhớ lại hình ảnh bà Anna Ivanovna nằm trong quan tài và những tiếng kêu khóc của Tonia ở phố Sipsep- Vragiec.
Chàng nén lòng, chỉ nói:
- Cám ơn, tôi là bác sĩ, tôi tự săn sóc cho tôi. Tôi chẳng cần gì hết.
"Sao cái nhà ông này lại tự ái với mình nhỉ?" - Lara thầm nghĩ và ngạc nhiên nhìn người lạ mặt mũi hếch, chẳng có gì đáng để ý đấy. Mấy ngày nay thời tiết luôn luôn thay đổi. Ban đêm một làn gió ấm áp cứ thổi lao xao không biết chán, mùi đất ướt lúc nào cũng thoang thoảng.
Suốt mấy ngày đó, Tổng hành dinh đưa ra toàn những tin tức lạ lùng, và mọi người nhận được thư nhà báo cho biết những tin đồn đáng lo ngại. Liên lạc điện tín với Petersburg cứ bị ngắt quãng luôn. Khắp nơi, chỗ nào người ta cũng bàn chuyện chính trị.
Mỗi phiên trực, nữ y tá Lara thường đi thăm thương binh hai lần, vào buổi sáng và buổi chiều, trao đổi vài lời vô vị với thương bệnh binh các phòng, với Galiulin và Zhivago. "Ông ta thật là kỳ dị", - nàng nghĩ - Trẻ trung, thiếu nhã nhặn. Mũi thì hếch, không thể gọi là điển trai được. Nhưng thật là thông mình với cái nghĩa đẹp nhất của danh từ ấy, một trí thông minh lanh lợi, dễ khiến người ta cảm mến. Nhưng nghĩ đến chuyện ấy làm gì kia chứ? Việc cần lúc này là mau chóng chấm dứt nhiệm vụ ở đây, rồi xin thuyên chuyển lên Moskva để được gần bé Katenka. Và trở về Yuratin dạy học. Về phần Pasa, thế là rõ lắm rồi, không còn hy vọng gì nữa, chẳng nên tiếp tục thủ cái vai nữ anh hùng ngoài mặt trận. Cũng chỉ vì muốn tìm chàng mà mình đã bày ra tất cả những trò này.
Bé Katenka độ rày không biết ra sao nhỉ? Tội nghiệp con bé sớm mồ côi cha (nghĩ đến đây, nàng lại khóc). Biết bao thay đổi trong thời gian qua! Mới đây nghĩa vụ đối với Tổ quốc, tinh thần dũng cảm của người lính, tình cảm cao cả của người công dân còn được coi là thiêng liêng. Nhưng chúng ta đã thua trận. Đó là tai hoạ chủ yếu, và cũng vì thế mà mọi sự đều đảo lộn, chẳng còn gì là thiêng liêng nữa.
Đùng một cái, mọi sự thay đổi, giọng nói, thái độ, không khí chẳng còn biết nghĩ thế nào và nghe lời ai. Cứ y như có người cầm tay dắt mình suốt cả đời, như dắt một đứa bé gái, rồi đột nhiên buông tay ra bảo: Tập mà đi lấy một mình! Và chẳng còn ai ở xung quanh, không còn những người thân, những người có uy tín. Lúc ấy ta muốn phó thác cho điều cốt yếu nhất, cho sức mạnh của đời sống, hoặc cho cái đẹp, hoặc cho chân lý, để những thứ đó, chứ không phải những chế định của loài người đã bị lật đổ, sẽ dẫn dắt ta, một cách trọn vẹn và không chút hối hếc, trọn vẹn hơn so với trong cuộc sống thanh bình quen thuộc mà nay không còn nữa. Trong trường hợp của mình đây (Lara trở lại chuyện riêng đúng lúc) chính bé
Katenka phải là mục đích, là cái tất nhiên đó. Bây giờ Pasa đã hy sinh, nàng chỉ làm mẹ, nàng sẽ dành toàn bộ sức lực cho Katenka, cho đứa con tội nghiệp sớm bị mất cha.
Người ta viết cho Zhivago biết rằng Misa Gordon và Nica Dudorov đã xuất bản cuốn sách nhỏ của chàng tuy chưa xin phép chàng; rằng mọi người khen cuốn sách và tiên đoán tác giả sau này sẽ có một sự nghiệp văn chương xán lạn; rằng hiện giờ ở Moskva tình hình vừa hấp dẫn, vừa đáng ngại, sự phẫn nộ ngấm ngầm của các tầng lớp dưới mỗi ngày một tăng và chúng ta đang ở đêm trước của một cái gì hệ trọng những biến cố chính trị lớn lao đã gần kề.
Đêm về khuya. Zhivago buồn ngủ díp mắt. Trong lúc mơ mơ màng màng chàng tưởng rằng sau những xúc cảm ban ngày chàng sẽ không thể ngủ được. Ngoài kia làn gió ngái ngủ cứ quanh quẩn ngáp dài. Tiếng gió than khóc và thầm thì: "Tonia, bé Xasa, ta nhớ mẹ con em, ta muốn trở về nhà ta, về với công việc của ta biết mấy?". Và tiếng gió thầm thì như ru đã giúp Zhivago chợp mắt được một lúc, chàng tỉnh dậy rồi lại thiếp đi trong sự chuyển tiếp mau lẹ giữa hạnh phúc và đau khổ, một sự chuyển tiếp nhanh chóng và đáng ngại, như cái tiết trời thay đổi xoành xoạch, như cái đêm bất ổn định này.
Lara nghĩ bụng: "Anh ấy đã có lòng tốt nhớ đến chồng mình và tốn công bảo quản đồ dùng cho chồng mình, thế mà mình vô ý và đáng ghét quá, chẳng mở miệng hỏi xem anh ấy tên là gì và quê ở đâu".
Sáng hôm sau, lúc đi thăm thương binh, Lara đã sửa lại sự vô ý, xoá dấu vết vô ơn bằng cách hỏi thăm Galiulin mấy điều nói trên. Và nàng cứ luôn miệng à lên sửng sốt:
"Trời, sao lại có sự tình cờ đến thế nhỉ? Số nhà 28, đường Brescơ, gia đình Tiverzin, mùa đông cách mạng 1905! Yuxupka à? Không, tôi không biết cậu Yuxupka nào cả, hay là có lẽ tôi chưa nhớ ra, xin lỗi ông. Nhưng cái năm đó, vâng, năm đó, và cái sân ấy. Đúng, quả thực có cái năm đó và cái sân ấy. Trời, nàng đang hồi tưởng tất cả một cách sống động biết mấy! Cả tiếng súng bắn nhau lúc bấy giờ. Cả (cả cái gì nữa nhỉ, à phảij mình nhớ ra rồi) "Lời Chúa Kitô". Trời ơi, những cảm giác tuổi thơ, những cảm giác đầu tiên mới mạnh mẽ và sâu sắc biết chừng nào! Xin lỗi, xin lỗi trung uý, tên trung uý là gì nhỉ? À phải, trung uý vừa bảo tôi xong. Cám ơn trung uý, trung uý Yosif Ghimazetdinovich Galiulin, trung uý đã gợi cho tôi bao kỷ niệm, bao ý nghĩ.
Suốt hôm đó, cảnh "cái sân" thời niên thiếu không rời trí óc nàng. Nàng cứ luôn miệng thốt ra tiếng kêu kinh ngạc và gần như nói thành tiếng các ý nghĩ của mình.
- À, nhà số 28, đường Brescơ! Và bây giờ lại những tiếng súng bắn nhau, nhưng kinh khủng hơn biết bao lần! Không còn là "những cậu bé đang bắn" nữa. Các cậu đã lớn, và đang ở đây tất cả đã thành những người lính, toàn bộ những thường dân ở các chiếc sân như thế, các làng mạc như thế cả! Lạ lùng, lạ lùng thật!
Anh em thường phê bình từ các phòng bên cạnh chống gậy chống nạng hoặc khập khiễng đi sang, chạy sang phòng này mà báo tin dồn dập;
- Những sự kiện cực kỳ quan trọng, anh em ơi! Tình hình Petersburg đang rối loạn. Quân đội đồn trú ở đó đã ngả sang phía quân khởi nghĩa. Cách mạng rồi!
--- ------ ------ ------ -------
1 Cương lĩnh Của Đảng xã hội dân chủ Đức, được thông qua năm 1891 tại kỳ đại hội họp ở Erfurg, thay cho Cương lĩnh Gôta năm 1875. Đây là cương lĩnh mác xít đầu tiên và duy nhất của Đảng ấy sau đại hội hợp nhất ở Gôta.
2 G. V. Plekhanov (1856 - 1918), nhà triết học Nga, nhà hoạt động nổi tiếng của phong trào dân chủ xã hội Nga và trên thế giới, người truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga.
3 Loại toa xe do ngựa kéo, chạy trên đưởng ray, ở thành phố, trưởc khi có tàu điện.
4 Một thành phố ở Tây Đức.
5 Một thành phố ở vùng Trung Á, gần Afganistan.
6 Một nhân vật trong truyện dân gian Nga, là nam giới và quý ư mềm yếu.
7 Khoảng cuối tháng 6.
8 Bohem là một vùng đất ở Tiệp Khắc, một số nước dùng chữ bohemien để chỉ tộc người digan (gyps) (chú thích của Nguyễn Học).
9 V. V. Panina (1872 - 1911), ca sĩ giọng nữ trầm nổi tiếng của Nga, thường hát các bài hát digan.
10 Theo tục lệ Nga, khi khách dự tiệc cưởi kêu "đắng quá!" cô dâu chú rể phải hôn nhau.
11 Đalơ V. I (1801 - 1872) nhà văn Nga, tác giả Bộ từ điển tiếng Nga đầu tiên gồm 4 tập, viện sĩ hàn lâm khoa học Petersburg.
Danh sách chương