- Thế nào cậu? Liệu hôm nay có ngựa không? - Misa hỏi bác sĩ Zhivago, khi chàng về ăn trưa ở căn nhà gỗ xứ Galisi.
- Ngựa với nghẽo gì kia chứ? Đang bị bao vây mà anh đòi đi đâu? Chúng mình đang ở giữa một tình trạng hỗn loạn. Không ai hiểu ra sao cả. Ở phía Nam, quân ta đã vòng ra sau lưng địch hay là chọc thủng trận tuyến địch ở một số điểm, mà cũng vì thế quân ta bị phân tán, đã sa vào vòng vây của địch. Trái lại, ở phía Bắc, quân Đức đã qua sông Sventa, ở một khúc mà người ta vẫn coi là không thể nào vượt qua nổi. Quãng một quân đoàn kỵ binh. Chúng đang phá hoại các tuyến đường sắt, tiêu huỷ các khi quân nhu của ta và theo ý tôi, chúng đang bao vây chúng ta. Đấy, tình hình như thế đấy. Còn ngựa xe gì nữa.
- Thôi, Karpenko, nhanh tay lên, dọn đồ ăn đi chứ! Lẹ lẹ tay lên nào! Hôm nay có món gì vậy? A, món chân bê! Tuyệt!
Đơn vị quân y gồm bệnh viện và các bộ phận phụ thuộc, nằm rải rác trong một cái làng may mắn còn được an toàn. Những ngôi nhà làm theo kiểu miền Tây, có những cửa sổ hẹp, nhiều cánh chạy dài suốt dọc tường, vẫn còn nguyên vẹn cả.
Lúc ấy, đang là những ngày đầu thu nắng vàng oi bức. Ban ngày các bác sĩ và sĩ quan mở toang các cửa sổ là luôn tay giết ruồi. Ruồi bay từng đàn đen đen, bò trên bậu cửa sổ và trên trần nhà thấp quét vôi trắng. Mọi người phanh áo, nhễ nhại mồ hôi, giải khát bằng nưởc trà nóng hoặc món nước canh nóng bỏng cả miệng. Ban đêm, họ ngồi xổm trước cửa bếp lò để mở, thổi mãi vào dúm than bị tắt dưới những thanh củi ẩm không chịu bắt lửa, vừa chảy nước mắt vì khói, họ vừa mắng nhiếc đám lính hầu không biết nhóm lò cho tử tế.
Đêm yên tĩnh. Misa và Yuri nằm đối dịện nhau trên hai tấm ván dài kê sát hai bên tường. Giữa họ là bàn ăn và chiếc cửa sổ hẹp, chạy dài suốt từ tường bên này sang tường bên kia.
Căn buồng quá nóng và mù mịt khói thuốc lá. Họ đã mở mấy khuôn cửa kính ở hai đầu cửa sổ để hít cái không khí mát mẻ đêm thu đang làm cho mặt kính đổ mồ hôi.
Cũng như mấy ngày qua, hai người nằm tán chuyện với nhau. Chân trời phía mặt trận vẫn đỏ rực như mọi khi, xen giữa tiếng đại bác nổ đều đều không ngớt, thỉnh thoảng lại dội lên tiếng nổ nặng nề, trầm mạnh hơn như cày đất đá lên. Mỗi lần như thế, Yuri lại ngắt câu chuyện như kính nể tiếng nổ đó.
Chàng ngừng lời một chút rồi nói: "Đại bác Bectha của bọn Đức cỡ 16 inches, nặng ngót một tấn", và khi trở lại câu chuyện, chàng thường quên mất vấn đề hai người đang bàn.
- Trong làng lúc nào cũng có cái mùi ấy nhỉ? Misa hỏi. - Ngay hôm mới đến, mình đã để ý tới. Mùi lờ lợ, nhạt và lợm như mùi chuột.
- À tôi hiểu anh định nói cái gì rồi. Đó là mùi cây gai. Ở đây nhiều ruộng gai lắm. Bản thân cây gai cũng đã có mùi xác chết, dai dẳng khó chịu. Hơn nữa, trong khu vực chiến sự, có những người lính bị chết nằm giữa đám cây gai, lúc xác đã rữa mới phát hiện ra. Ở đây chỗ nào cũng có mùi xác chết, đó là điều dĩ nhiên thôi. Đấy, lại có tiếng pháo Bectha. Anh nghe thấy chứ? Trong mấy ngày đó, họ đã đề cập đủ mọi chuyện trên đời Misa đã biết quan niệm của bạn về chiến tranh, về tinh thần của thời đại. Yuri kể rằng chàng đã phải cố gắng lắm mới quen dần với thứ lô gíc đẫm máu của sự tiêu diệt lẫn nhau, với hình dạng của các thương binh, nhất là trước một số vết thương ghê sợ do tiến bộ kỹ thuật quân sự thời nay gây ra, làm cho những người sống sót bị tàn phế hoặc trở thành một đống thịt bầy nhầy.
Mỗi ngày Misa lại theo bác sĩ Zhivago đến một khu vực nào đó và cũng nhờ bác sĩ mà anh được thấy đôi điều. Hẳn là Misa cũng ý thức được tính chất vô luân của một kẻ nhàn rỗi đi xem sự can đảm của người khác, xem họ, những người khác ấy bằng sự cố gắng phi thường của ý chí, đang chiến thắng nỗi sợ chết, đang hy sinh và liều mình như thế nào. Nhưng cứ ngồi thở dài thì cũng chẳng cao thượng gì hơn. Anh cho rằng cần phải xử sự phù hợp với cái hoàn cảnh mà cuộc sống đẩy mình vào xử sự một cách tự nhiên và trung thực.
Về chuyện có thể ngất đi khi nhìn thấy thương binh, anh đã nghiệm thấy qua chính bản thân mình, khi đi thăm một chi đội lưu động của Hội chữ thập đỏ đang hoạt động xa hơn về phía Tây, tại một trạm cứu thương đặt gần tiền duyên.
Họ tới ven một cánh rừng lớn đã bị đại bác tàn phá mất một nửa. Cạnh một bụi cây bị giẫm nát, có cái giá pháo bị bẻ quằn vứt chỏng chơ. Một con ngựa buộc bên gốc cây. Ngôi nhà gỗ của trạm kiểm lâm ở sâu phía trong rừng đã bay mất nửa mái. Trạm cứu thương đặt trong văn phòng trạm kiểm lâm và hai căn lều lớn bằng vải bạt, dựng bên kia đường, giữa rừng.
- Đáng lẽ tôi không nên đưa anh tới đây, - bác sĩ Zhivago nói. - Các chiến hào chỉ cách chỗ này độ một dặm rưỡi hay hai dặm, còn các khẩu đội pháo của ta bố trí ở đằng kia, sau khu rừng này. Anh có nghe thấy gì không? Xin đừng làm bộ anh hùng nữa. Anh đang sợ hết hồn, điều đó tự nhiên thôi. Tình hình có thể biến đổi bất cứ lúc nào. Đạn pháo bay đến tận đây cho mà xem.
Cạnh đường có mấy binh sĩ trẻ tuổi, vẻ mệt mỏi, người đầy bụi cát, áo ướt đẫm mồ hôi dính vào vai và ngực, nằm sấp hoặc nằm ngửa trên mặt đất, chân đi giày ống nặng nề giang ra. Đấy là số còn lại của một tiểu đội đã bị thiệt hại nặng. Họ mới được thay phiên sau bốn ngày đêm chiến đấu, được đưa về hậu tuyến nghỉ ngơi một chút. Họ nằm trơ như gỗ đá, mệt đến nỗi không đủ sức mỉm cười hay tán chuyện tiếu lâm, và chẳng ai ngoảnh đầu nhìn khi nghe có tiếng xe ngựa đang lộc cộc chạy tới. Đó là người ta chở thương binh đến trạm cứu thương trên mấy chiếc xe ngựa không có lò xo, khiến những kẻ bất hạnh nằm trên xe bị xóc nẩy lên, không gãy nốt xương thì cũng lộn từng phèo cả ruột gan. Họ sẽ được sơ cứu băng bó vội vã và trong một vài trường hợp đặc biệt cần thiết, sẽ được giải phẫu chớp nhoáng. Tất cả số thương binh ấy vừa được đưa ra khỏi cánh đồng phía trước chiến hào, cách đây nửa giờ, nhân lúc tiếng súng tạm yên. Quá nửa số người bị thương đã bất tỉnh. Các xe ngựa tới trước thềm văn phòng, người ta mang cáng ra khiêng thương binh trên xe, đưa vào nhà. Một cô y tá ngấp nghé ở cửa một chiếc lều, tay giữ hai vạt cửa lều cho khỏi hé ra. Bây giờ không phải phiên trực của cô, cô được rảnh. Phía sau hai cái lều, có hai người đàn ông đang to tiếng cãi lộn. Cánh rừng thoáng và rộng dội lại tiếng quát tháo của họ, nhưng không nghe rõ lời họ. Khi người ta đưa xe thương binh tới cả hai từ trong rừng đi ra, về phía trạm cứu thương. Đấy là một sĩ quan trẻ tuổi đang nổi xung với bác sĩ của chi đội Chữ thập đỏ: Chàng ta muốn biết mấy khẩu đội pháo binh đặt trong cánh rừng này lúc trước, nay đã chuyển đi đâu. Bác sĩ không biết, vì việc đó chẳng liên quan gì tới ông ta. Ông yêu cầu viên sĩ quan đừng quấy rầy và to tiếng với ông như thế nữa, vì người ta đã chở thương binh tới và ông phải làm việc ngay bây giờ, nhưng viên sĩ quan không chịu yên, lại còn nhiếc mắng cả Hội chữ thập đỏ, cả bộ đội pháo binh lẫn hết thảy mọi người trên đời. Yuri lại gần vị bác sĩ. Họ chào nhau và bước vào nhà. Chàng sĩ quan nói giọng lớ ngớ người Tarta vẫn tiếp tục lớn tiếng chửi bới. Chàng ta cởi dây buộc con ngựa ở gốc cây, nhẩy lên yên và phóng vào sâu trong rừng. Cô y tá nọ cứ nhìn theo chàng ta mãi.
Bỗng mặt cô nhăn nhúm lại vì kinh hãi.
- Các anh làm gì thế? Các anh điên rồi, - cô thét lên với hai thương binh nhẹ đang len lỏi giữa các chiếc cáng đi vào trạm cứu thương, đoạn cô chạy ra ngoài lều đuổi theo hai anh kia.
Trên chiếc cáng có một người bị một vết thương kinh khủng. Bác ta bị một mảnh vỏ đạn đập vào mặt, khiến lưỡi và răng hoá thành một đống máu me be bét, mảnh vỏ đạn nằm kẹt giữa khung xương hàm thay thế cho một bên má đã văng đi mất. Bác ta rên lên những tiếng ngắn, giật cục, è è không còn ra tiếng người, ai nghe cũng phải hiểu đó là lời bác ta van xin người ta hãy làm cho bác chết ngay đi, để chấm dứt cho nhanh cái khổ hình cứ kéo dài mãi ấy.
Cô y tá tưởng hai thương binh nhẹ đi bên cạnh chiếc cáng bác ta, nghe tiếng rên xiết đã động lòng thương, đang định dùng tay lôi cái dằm sắt ghê sợ kia ra.
Này, các anh làm gì thế? Đấy là việc của bác sĩ mổ xẻ, mà phải có dụng cụ riêng mới được! Nếu đáng mổ! (Lạy Chúa, Lạy Chúa, xin Chúa gọi người này về với Chúa, Chúa đừng để con nghi ngờ sự hiện hữu của Người!).
Một phút sau, khi người lính trọng thương kia được khiêng lên thềm nhà, bác ta rú lên một tiếng, rùng mình rồi trút hơi thở cuối cùng.
Người vừa chết đó là binh nhì dự bị Ghimazetdin, chàng sĩ quan to tiếng trong rừng là con trai bác ta, trung uý Galiulin, cô y tá là Lara, còn Misa và bác sĩ Zhivago là hai người mục kích. Tất cả có mặt nơi đó, đứng gần nhau, có những người không nhận ra nhau, có những người chưa biết nhau bao giờ, có cái sẽ mãi mãi nằm trong vòng bí ẩn, có cái phải chờ một dịp khác, một cuộc gặp gỡ khác mới tỏ lộ ra.
- Ngựa với nghẽo gì kia chứ? Đang bị bao vây mà anh đòi đi đâu? Chúng mình đang ở giữa một tình trạng hỗn loạn. Không ai hiểu ra sao cả. Ở phía Nam, quân ta đã vòng ra sau lưng địch hay là chọc thủng trận tuyến địch ở một số điểm, mà cũng vì thế quân ta bị phân tán, đã sa vào vòng vây của địch. Trái lại, ở phía Bắc, quân Đức đã qua sông Sventa, ở một khúc mà người ta vẫn coi là không thể nào vượt qua nổi. Quãng một quân đoàn kỵ binh. Chúng đang phá hoại các tuyến đường sắt, tiêu huỷ các khi quân nhu của ta và theo ý tôi, chúng đang bao vây chúng ta. Đấy, tình hình như thế đấy. Còn ngựa xe gì nữa.
- Thôi, Karpenko, nhanh tay lên, dọn đồ ăn đi chứ! Lẹ lẹ tay lên nào! Hôm nay có món gì vậy? A, món chân bê! Tuyệt!
Đơn vị quân y gồm bệnh viện và các bộ phận phụ thuộc, nằm rải rác trong một cái làng may mắn còn được an toàn. Những ngôi nhà làm theo kiểu miền Tây, có những cửa sổ hẹp, nhiều cánh chạy dài suốt dọc tường, vẫn còn nguyên vẹn cả.
Lúc ấy, đang là những ngày đầu thu nắng vàng oi bức. Ban ngày các bác sĩ và sĩ quan mở toang các cửa sổ là luôn tay giết ruồi. Ruồi bay từng đàn đen đen, bò trên bậu cửa sổ và trên trần nhà thấp quét vôi trắng. Mọi người phanh áo, nhễ nhại mồ hôi, giải khát bằng nưởc trà nóng hoặc món nước canh nóng bỏng cả miệng. Ban đêm, họ ngồi xổm trước cửa bếp lò để mở, thổi mãi vào dúm than bị tắt dưới những thanh củi ẩm không chịu bắt lửa, vừa chảy nước mắt vì khói, họ vừa mắng nhiếc đám lính hầu không biết nhóm lò cho tử tế.
Đêm yên tĩnh. Misa và Yuri nằm đối dịện nhau trên hai tấm ván dài kê sát hai bên tường. Giữa họ là bàn ăn và chiếc cửa sổ hẹp, chạy dài suốt từ tường bên này sang tường bên kia.
Căn buồng quá nóng và mù mịt khói thuốc lá. Họ đã mở mấy khuôn cửa kính ở hai đầu cửa sổ để hít cái không khí mát mẻ đêm thu đang làm cho mặt kính đổ mồ hôi.
Cũng như mấy ngày qua, hai người nằm tán chuyện với nhau. Chân trời phía mặt trận vẫn đỏ rực như mọi khi, xen giữa tiếng đại bác nổ đều đều không ngớt, thỉnh thoảng lại dội lên tiếng nổ nặng nề, trầm mạnh hơn như cày đất đá lên. Mỗi lần như thế, Yuri lại ngắt câu chuyện như kính nể tiếng nổ đó.
Chàng ngừng lời một chút rồi nói: "Đại bác Bectha của bọn Đức cỡ 16 inches, nặng ngót một tấn", và khi trở lại câu chuyện, chàng thường quên mất vấn đề hai người đang bàn.
- Trong làng lúc nào cũng có cái mùi ấy nhỉ? Misa hỏi. - Ngay hôm mới đến, mình đã để ý tới. Mùi lờ lợ, nhạt và lợm như mùi chuột.
- À tôi hiểu anh định nói cái gì rồi. Đó là mùi cây gai. Ở đây nhiều ruộng gai lắm. Bản thân cây gai cũng đã có mùi xác chết, dai dẳng khó chịu. Hơn nữa, trong khu vực chiến sự, có những người lính bị chết nằm giữa đám cây gai, lúc xác đã rữa mới phát hiện ra. Ở đây chỗ nào cũng có mùi xác chết, đó là điều dĩ nhiên thôi. Đấy, lại có tiếng pháo Bectha. Anh nghe thấy chứ? Trong mấy ngày đó, họ đã đề cập đủ mọi chuyện trên đời Misa đã biết quan niệm của bạn về chiến tranh, về tinh thần của thời đại. Yuri kể rằng chàng đã phải cố gắng lắm mới quen dần với thứ lô gíc đẫm máu của sự tiêu diệt lẫn nhau, với hình dạng của các thương binh, nhất là trước một số vết thương ghê sợ do tiến bộ kỹ thuật quân sự thời nay gây ra, làm cho những người sống sót bị tàn phế hoặc trở thành một đống thịt bầy nhầy.
Mỗi ngày Misa lại theo bác sĩ Zhivago đến một khu vực nào đó và cũng nhờ bác sĩ mà anh được thấy đôi điều. Hẳn là Misa cũng ý thức được tính chất vô luân của một kẻ nhàn rỗi đi xem sự can đảm của người khác, xem họ, những người khác ấy bằng sự cố gắng phi thường của ý chí, đang chiến thắng nỗi sợ chết, đang hy sinh và liều mình như thế nào. Nhưng cứ ngồi thở dài thì cũng chẳng cao thượng gì hơn. Anh cho rằng cần phải xử sự phù hợp với cái hoàn cảnh mà cuộc sống đẩy mình vào xử sự một cách tự nhiên và trung thực.
Về chuyện có thể ngất đi khi nhìn thấy thương binh, anh đã nghiệm thấy qua chính bản thân mình, khi đi thăm một chi đội lưu động của Hội chữ thập đỏ đang hoạt động xa hơn về phía Tây, tại một trạm cứu thương đặt gần tiền duyên.
Họ tới ven một cánh rừng lớn đã bị đại bác tàn phá mất một nửa. Cạnh một bụi cây bị giẫm nát, có cái giá pháo bị bẻ quằn vứt chỏng chơ. Một con ngựa buộc bên gốc cây. Ngôi nhà gỗ của trạm kiểm lâm ở sâu phía trong rừng đã bay mất nửa mái. Trạm cứu thương đặt trong văn phòng trạm kiểm lâm và hai căn lều lớn bằng vải bạt, dựng bên kia đường, giữa rừng.
- Đáng lẽ tôi không nên đưa anh tới đây, - bác sĩ Zhivago nói. - Các chiến hào chỉ cách chỗ này độ một dặm rưỡi hay hai dặm, còn các khẩu đội pháo của ta bố trí ở đằng kia, sau khu rừng này. Anh có nghe thấy gì không? Xin đừng làm bộ anh hùng nữa. Anh đang sợ hết hồn, điều đó tự nhiên thôi. Tình hình có thể biến đổi bất cứ lúc nào. Đạn pháo bay đến tận đây cho mà xem.
Cạnh đường có mấy binh sĩ trẻ tuổi, vẻ mệt mỏi, người đầy bụi cát, áo ướt đẫm mồ hôi dính vào vai và ngực, nằm sấp hoặc nằm ngửa trên mặt đất, chân đi giày ống nặng nề giang ra. Đấy là số còn lại của một tiểu đội đã bị thiệt hại nặng. Họ mới được thay phiên sau bốn ngày đêm chiến đấu, được đưa về hậu tuyến nghỉ ngơi một chút. Họ nằm trơ như gỗ đá, mệt đến nỗi không đủ sức mỉm cười hay tán chuyện tiếu lâm, và chẳng ai ngoảnh đầu nhìn khi nghe có tiếng xe ngựa đang lộc cộc chạy tới. Đó là người ta chở thương binh đến trạm cứu thương trên mấy chiếc xe ngựa không có lò xo, khiến những kẻ bất hạnh nằm trên xe bị xóc nẩy lên, không gãy nốt xương thì cũng lộn từng phèo cả ruột gan. Họ sẽ được sơ cứu băng bó vội vã và trong một vài trường hợp đặc biệt cần thiết, sẽ được giải phẫu chớp nhoáng. Tất cả số thương binh ấy vừa được đưa ra khỏi cánh đồng phía trước chiến hào, cách đây nửa giờ, nhân lúc tiếng súng tạm yên. Quá nửa số người bị thương đã bất tỉnh. Các xe ngựa tới trước thềm văn phòng, người ta mang cáng ra khiêng thương binh trên xe, đưa vào nhà. Một cô y tá ngấp nghé ở cửa một chiếc lều, tay giữ hai vạt cửa lều cho khỏi hé ra. Bây giờ không phải phiên trực của cô, cô được rảnh. Phía sau hai cái lều, có hai người đàn ông đang to tiếng cãi lộn. Cánh rừng thoáng và rộng dội lại tiếng quát tháo của họ, nhưng không nghe rõ lời họ. Khi người ta đưa xe thương binh tới cả hai từ trong rừng đi ra, về phía trạm cứu thương. Đấy là một sĩ quan trẻ tuổi đang nổi xung với bác sĩ của chi đội Chữ thập đỏ: Chàng ta muốn biết mấy khẩu đội pháo binh đặt trong cánh rừng này lúc trước, nay đã chuyển đi đâu. Bác sĩ không biết, vì việc đó chẳng liên quan gì tới ông ta. Ông yêu cầu viên sĩ quan đừng quấy rầy và to tiếng với ông như thế nữa, vì người ta đã chở thương binh tới và ông phải làm việc ngay bây giờ, nhưng viên sĩ quan không chịu yên, lại còn nhiếc mắng cả Hội chữ thập đỏ, cả bộ đội pháo binh lẫn hết thảy mọi người trên đời. Yuri lại gần vị bác sĩ. Họ chào nhau và bước vào nhà. Chàng sĩ quan nói giọng lớ ngớ người Tarta vẫn tiếp tục lớn tiếng chửi bới. Chàng ta cởi dây buộc con ngựa ở gốc cây, nhẩy lên yên và phóng vào sâu trong rừng. Cô y tá nọ cứ nhìn theo chàng ta mãi.
Bỗng mặt cô nhăn nhúm lại vì kinh hãi.
- Các anh làm gì thế? Các anh điên rồi, - cô thét lên với hai thương binh nhẹ đang len lỏi giữa các chiếc cáng đi vào trạm cứu thương, đoạn cô chạy ra ngoài lều đuổi theo hai anh kia.
Trên chiếc cáng có một người bị một vết thương kinh khủng. Bác ta bị một mảnh vỏ đạn đập vào mặt, khiến lưỡi và răng hoá thành một đống máu me be bét, mảnh vỏ đạn nằm kẹt giữa khung xương hàm thay thế cho một bên má đã văng đi mất. Bác ta rên lên những tiếng ngắn, giật cục, è è không còn ra tiếng người, ai nghe cũng phải hiểu đó là lời bác ta van xin người ta hãy làm cho bác chết ngay đi, để chấm dứt cho nhanh cái khổ hình cứ kéo dài mãi ấy.
Cô y tá tưởng hai thương binh nhẹ đi bên cạnh chiếc cáng bác ta, nghe tiếng rên xiết đã động lòng thương, đang định dùng tay lôi cái dằm sắt ghê sợ kia ra.
Này, các anh làm gì thế? Đấy là việc của bác sĩ mổ xẻ, mà phải có dụng cụ riêng mới được! Nếu đáng mổ! (Lạy Chúa, Lạy Chúa, xin Chúa gọi người này về với Chúa, Chúa đừng để con nghi ngờ sự hiện hữu của Người!).
Một phút sau, khi người lính trọng thương kia được khiêng lên thềm nhà, bác ta rú lên một tiếng, rùng mình rồi trút hơi thở cuối cùng.
Người vừa chết đó là binh nhì dự bị Ghimazetdin, chàng sĩ quan to tiếng trong rừng là con trai bác ta, trung uý Galiulin, cô y tá là Lara, còn Misa và bác sĩ Zhivago là hai người mục kích. Tất cả có mặt nơi đó, đứng gần nhau, có những người không nhận ra nhau, có những người chưa biết nhau bao giờ, có cái sẽ mãi mãi nằm trong vòng bí ẩn, có cái phải chờ một dịp khác, một cuộc gặp gỡ khác mới tỏ lộ ra.
Danh sách chương