Mùa hè năm một ngàn chín trăm lẻ ba, hai cậu cháu Yuri đáp chiếc xe song mã đến Dublianka, trang trại của Kologrivov một vị mạnh thường quân, chủ nhà máy sợi. Họ đến đây thăm giáo sư Ivan Ivanovich Voskoboinikov, người chủ trương truyền bá những kiến thức hữu ích cho quần chúng.
Con đường chạy qua các cánh đồng. Đúng là ngày lễ Đức Trinh nữ thành Cadan 2, đúng giữa mùa gặt. Có lẽ lúc này đang giờ ăn trưa hoặc là vì ngày lễ, nên không một bóng người ở ngoài đồng. Ánh nắng thiêu đốt những dải ruộng đang gặt dở trông như những cái gáy cạo nửa chừng của tù nhân. Các bầy chim bay lượn trên cánh đồng. Những bông lúa mạch nặng trĩu xếp thành hàng dài thẳng tắp giữa cảnh trời hoàn toàn lặng gió hoặc nổi cao lên giữa thân cây, lúa ở xa hai bên dường, nếu nhìn kỹ ta tưởng đấy là những bóng người đang chuyển dịch, tựa hồ các nhân viên đạc điền vừa đi ven đường chân trời vừa ghi chép điều gì.
Cha Nicolai hỏi chuyện bác Pavel, người gác cửa kiêm lao công cho nhà xuất bản. Bác ngồi nghiêng trên ghế xà ích, lưng khom khom, hai chân bắt chéo để tỏ ý bác không phải là người đánh xe thực thụ và, nếu có điều khiển xe, thì cái đó chẳng phải là nghề của bác..
- Này bác, những thửa ruộng kia là của điền chủ hay của dân cày? - Của điền chủ, - bác Pavel trả lời và châm thuốc - Còn những thửa ruộng bên này, - bác ngừng lại, đốt cho xong điếu thuốc và rít một hơi dài rồi mới đưa ngọn roi chỉ về phía khác, - còn những thửa bên này mới là của chúng tôi. Ơ hay, chúng mày ngủ à? - chốc chốc bác lại mắng cặp ngựa: bác cứ luôn luôn liếc nhìn đuôi và mông của chúng y hệt người tài xế xe lửa để mắt đến cái áp lực kế.
Nhưng cặp ngựa vẫn kéo như trăm ngàn con ngựa khác trên thế gian, nghĩa là con được thắng vào càng thì chạy tử tế theo đúng bản tính trời sinh thành thạo của nó, còn con bên cạnh thì ai không hiểu sẽ tưởng là đồ vô tích sự, chỉ biết vươn cổ nhảy múa theo tiếng trống nhịp do chính bước chạy của nó phát ra.
Lần này Nicolai mang đến cho giáo sư Voskoboinikov bản thảo cuốn sách nhỏ của giáo sư về vấn đề ruộng đất mà cha đã sửa chữa. Vì lý do kiểm duyệt ngày càng gắt gao, nhà xuất bản đã đề nghị cha xem lại.
- Dân chúng ở huyện này có lắm trò vui, - cha Nicolai nhận xét. - ở tổng Palkovo, có một nhà buôn bị cắt cổ, trại ngựa giống của viên quản hạt bị thiêu trụi. Bác nghĩ thế nào? Ở làng bác, dân chúng bàn tán ra sao?
Nhưng hoá ra bác Pavel nhìn nhận sự việc còn bi quan hơn cả vị duyệt sách có nhiệm vụ kiềm chế bớt các chủ trương quá hăng hái về điền địa của giáo sư Voskoboinikov.
- Bàn tán ra sao ấy à? Người ta đã để dân chúng tự do quá trớn. Họ gọỉ đấy là những trò quậy phá. Đám dân quê chúng tôi có được phép làm thế không? Để họ tự do thì họ ăn sống nuốt tươi nhau ngay, lạy Chúa, quả có thế. Ơ hay, chúng mày ngủ à?
Đây là lần thứ hai cậu cháu Yuri đến Dublianka, Yuri cứ tưởng cậu còn nhớ đường, nên cứ mỗi lần cánh đồng trải rộng ra, các cánh rừng chỉ còn là lớp viền mỏng ở phía trước và phía sau, thì Yuri lại ngỡ sắp tới chỗ quẹo sang tay mặt, rồi sau đó sẽ hiện ra để rồi lại bị khuất đi khu trang trại rộng mênh mông của Kologrivov với dòng sông lấp lánh đằng xa và con đường xe lửa ở bờ bên kia. Nhưng lần nào cậu cũng lầm. Hết cánh đồng này đến cánh đồng khác lần lượt bị các dải rừng vây bọc. Sự thay đổi các khoảng không gian ấy gợi ra tầm suy xét rộng lớn, khiến người ta muốn mơ ước và nghĩ đến tương lai.
Những cuốn sách sẽ làm cha Nicolai nổi danh sau này, chưa một cuốn nào được viết xong. Nhưng các tư tưởng của cha đã định hình. Cha không biết rằng thời kỳ của cha đã gần kề. Chẳng bao lâu nữa, trong giới văn chức, giáo sư đại học và triết gia cách mạng thời đó sẽ phải xuất hiện tên tuổi của cha, một người suy nghĩ về tất cả các đề tài của họ và, ngoại trừ hệ thống thuật ngữ ra, cha có cách lý giải hoàn toàn khác họ. Tất cả bọn họ đều khư khư bám giữ một giáo điều nào đó, thoả mãn với những lời nói suông và nông cạn, trong khi cha Nicolai từng là một linh mục đã trải qua chủ thuyết của Tolstoy và trải qua cách mạng, đang tiếp tục đi xa hơn. Cha ước ao một tư tưởng vừa cụ thể vừa cao siêu, một tư tưởng có thể vạch ra con đường rõ ràng, thẳng thắn trong sự vận động của nó; tư tưởng ấy sẽ thay đổi một cái gì đó trên thế giới theo chiều hướng tốt đẹp; ngay một đứa bé hay một kẻ thất học cũng đủ khả năng nhận ra tư tưởng ấy như nhận ra một tia chớp loé hoặc dư âm của một tiếng sấm rền. Cha khao khát cuộc đổi mới.
Yuri rất thoải mái khi ở bên ông cậu. Ông cậu giống như mẹ cậu. Cũng như bà, Nicolai là một người tự do không hề có thành kiến với bất cứ thứ gì chưa quen. Cũng như bà, Nicolai có ý thức bình đẳng của nhà quý tộc đối với hết thảy mọi sinh vật. Cũng như bà, Nicolai hiểu ra tất cả ngay từ cái nhìn đầu tiên và biết diễn đạt các tư tưởng dưới dạng chúng vừa hiện ra trong đầu, khi chúng còn sống động và chưa mất hết ý nghĩa.
Yuri vui sướng được cậu Nicolai dẫn đến Dublianka. Phong cảnh nơi này rất đẹp, và cảnh đẹp cũng nhắc cậu nhớ tới mẹ, một người yêu thiên nhiên và thường đem cậu đi dạo chơi với bà. Ngoài ra cậu thích gặp lại Nica Dudorov, một học sinh trung học ngụ ở nhà giáo sư Ivan. Có lẽ Nica coi khinh Yuri vì hắn hơn cậu hai tuổi. Khi chào cậu, hắn đã lắc mạnh tay mà kéo xuống, đầu cũng chúi theo, thấp đến nỗi các mớ tóc xoã xuống trán che hẳn một nửa mặt.
Con đường chạy qua các cánh đồng. Đúng là ngày lễ Đức Trinh nữ thành Cadan 2, đúng giữa mùa gặt. Có lẽ lúc này đang giờ ăn trưa hoặc là vì ngày lễ, nên không một bóng người ở ngoài đồng. Ánh nắng thiêu đốt những dải ruộng đang gặt dở trông như những cái gáy cạo nửa chừng của tù nhân. Các bầy chim bay lượn trên cánh đồng. Những bông lúa mạch nặng trĩu xếp thành hàng dài thẳng tắp giữa cảnh trời hoàn toàn lặng gió hoặc nổi cao lên giữa thân cây, lúa ở xa hai bên dường, nếu nhìn kỹ ta tưởng đấy là những bóng người đang chuyển dịch, tựa hồ các nhân viên đạc điền vừa đi ven đường chân trời vừa ghi chép điều gì.
Cha Nicolai hỏi chuyện bác Pavel, người gác cửa kiêm lao công cho nhà xuất bản. Bác ngồi nghiêng trên ghế xà ích, lưng khom khom, hai chân bắt chéo để tỏ ý bác không phải là người đánh xe thực thụ và, nếu có điều khiển xe, thì cái đó chẳng phải là nghề của bác..
- Này bác, những thửa ruộng kia là của điền chủ hay của dân cày? - Của điền chủ, - bác Pavel trả lời và châm thuốc - Còn những thửa ruộng bên này, - bác ngừng lại, đốt cho xong điếu thuốc và rít một hơi dài rồi mới đưa ngọn roi chỉ về phía khác, - còn những thửa bên này mới là của chúng tôi. Ơ hay, chúng mày ngủ à? - chốc chốc bác lại mắng cặp ngựa: bác cứ luôn luôn liếc nhìn đuôi và mông của chúng y hệt người tài xế xe lửa để mắt đến cái áp lực kế.
Nhưng cặp ngựa vẫn kéo như trăm ngàn con ngựa khác trên thế gian, nghĩa là con được thắng vào càng thì chạy tử tế theo đúng bản tính trời sinh thành thạo của nó, còn con bên cạnh thì ai không hiểu sẽ tưởng là đồ vô tích sự, chỉ biết vươn cổ nhảy múa theo tiếng trống nhịp do chính bước chạy của nó phát ra.
Lần này Nicolai mang đến cho giáo sư Voskoboinikov bản thảo cuốn sách nhỏ của giáo sư về vấn đề ruộng đất mà cha đã sửa chữa. Vì lý do kiểm duyệt ngày càng gắt gao, nhà xuất bản đã đề nghị cha xem lại.
- Dân chúng ở huyện này có lắm trò vui, - cha Nicolai nhận xét. - ở tổng Palkovo, có một nhà buôn bị cắt cổ, trại ngựa giống của viên quản hạt bị thiêu trụi. Bác nghĩ thế nào? Ở làng bác, dân chúng bàn tán ra sao?
Nhưng hoá ra bác Pavel nhìn nhận sự việc còn bi quan hơn cả vị duyệt sách có nhiệm vụ kiềm chế bớt các chủ trương quá hăng hái về điền địa của giáo sư Voskoboinikov.
- Bàn tán ra sao ấy à? Người ta đã để dân chúng tự do quá trớn. Họ gọỉ đấy là những trò quậy phá. Đám dân quê chúng tôi có được phép làm thế không? Để họ tự do thì họ ăn sống nuốt tươi nhau ngay, lạy Chúa, quả có thế. Ơ hay, chúng mày ngủ à?
Đây là lần thứ hai cậu cháu Yuri đến Dublianka, Yuri cứ tưởng cậu còn nhớ đường, nên cứ mỗi lần cánh đồng trải rộng ra, các cánh rừng chỉ còn là lớp viền mỏng ở phía trước và phía sau, thì Yuri lại ngỡ sắp tới chỗ quẹo sang tay mặt, rồi sau đó sẽ hiện ra để rồi lại bị khuất đi khu trang trại rộng mênh mông của Kologrivov với dòng sông lấp lánh đằng xa và con đường xe lửa ở bờ bên kia. Nhưng lần nào cậu cũng lầm. Hết cánh đồng này đến cánh đồng khác lần lượt bị các dải rừng vây bọc. Sự thay đổi các khoảng không gian ấy gợi ra tầm suy xét rộng lớn, khiến người ta muốn mơ ước và nghĩ đến tương lai.
Những cuốn sách sẽ làm cha Nicolai nổi danh sau này, chưa một cuốn nào được viết xong. Nhưng các tư tưởng của cha đã định hình. Cha không biết rằng thời kỳ của cha đã gần kề. Chẳng bao lâu nữa, trong giới văn chức, giáo sư đại học và triết gia cách mạng thời đó sẽ phải xuất hiện tên tuổi của cha, một người suy nghĩ về tất cả các đề tài của họ và, ngoại trừ hệ thống thuật ngữ ra, cha có cách lý giải hoàn toàn khác họ. Tất cả bọn họ đều khư khư bám giữ một giáo điều nào đó, thoả mãn với những lời nói suông và nông cạn, trong khi cha Nicolai từng là một linh mục đã trải qua chủ thuyết của Tolstoy và trải qua cách mạng, đang tiếp tục đi xa hơn. Cha ước ao một tư tưởng vừa cụ thể vừa cao siêu, một tư tưởng có thể vạch ra con đường rõ ràng, thẳng thắn trong sự vận động của nó; tư tưởng ấy sẽ thay đổi một cái gì đó trên thế giới theo chiều hướng tốt đẹp; ngay một đứa bé hay một kẻ thất học cũng đủ khả năng nhận ra tư tưởng ấy như nhận ra một tia chớp loé hoặc dư âm của một tiếng sấm rền. Cha khao khát cuộc đổi mới.
Yuri rất thoải mái khi ở bên ông cậu. Ông cậu giống như mẹ cậu. Cũng như bà, Nicolai là một người tự do không hề có thành kiến với bất cứ thứ gì chưa quen. Cũng như bà, Nicolai có ý thức bình đẳng của nhà quý tộc đối với hết thảy mọi sinh vật. Cũng như bà, Nicolai hiểu ra tất cả ngay từ cái nhìn đầu tiên và biết diễn đạt các tư tưởng dưới dạng chúng vừa hiện ra trong đầu, khi chúng còn sống động và chưa mất hết ý nghĩa.
Yuri vui sướng được cậu Nicolai dẫn đến Dublianka. Phong cảnh nơi này rất đẹp, và cảnh đẹp cũng nhắc cậu nhớ tới mẹ, một người yêu thiên nhiên và thường đem cậu đi dạo chơi với bà. Ngoài ra cậu thích gặp lại Nica Dudorov, một học sinh trung học ngụ ở nhà giáo sư Ivan. Có lẽ Nica coi khinh Yuri vì hắn hơn cậu hai tuổi. Khi chào cậu, hắn đã lắc mạnh tay mà kéo xuống, đầu cũng chúi theo, thấp đến nỗi các mớ tóc xoã xuống trán che hẳn một nửa mặt.
Danh sách chương