Khi linh cữu được đưa về nơi cư ngụ cuối cùng của người quá cố ở phố Kamerghe và khi hai anh bạn bị chấn động vì nghe tin Zhivago chết, cùng với Marina từ ngoài cổng chạy vào căn phòng cửa mở toang, thì Marina đã như người mất trí, cô cứ lăn lộn dưới đất, đập đầu vào mép chiếc ghế dài có lưng dựa, dùng làm ghế ngồi ở gần cửa, nơi người ta tạm đặt thi thể Zhivago trong lúc chờ mua quan tài về và thu dọn căn phòng.
Cô vừa khóc như mưa như gió vừa lẩm bẩm hoặc kêu lên những tiếng uất nghẹn. Đến một nửa những tiếng cô nói bật ra ngoài ý muốn của cô. Cô kể lể với người chết như dân chúng vẫn làm khi gia quyến có người qua đời, chẳng ngại ngần ai hoặc để ý đến ai. Cô cứ bám chặt đến người nằm đó, không sao gỡ ra được, để mang xác vào phòng trong tắm rửa và đặt vào quan tài, tức căn phòng ấy đã được dọn dẹp và mang hết các thứ đồ gỗ không cần thiết ra ngoài. Tất cả những chuyện ấy đã thuộc về hôm qua. Hôm nay cơn đau khổ điên dại của cô đã dịu đi nhường chỗ cho sự câm lặng ngây ngô, nhưng cô vẫn như người mất hồn, không nói một lời và cũng không còn nhớ mình là ai nữa.
Cô ngồi trong phòng suốt buổi chiều và cả đêm qua, không đi đâu hết. Người ta phải bế bé Clara vào để cô cho bú và đưa bé Kapa cùng cô vú em ít tuổi vào với cô.
Bên cạnh cô có Misa và Nika cũng đau buồn không kém. Bác Macken cha cô cũng đến ngồi trên chiếc ghế dài cạnh con, vừa khẽ sụt sịt vừa hỉ mũi ầm ĩ. Bà mẹ và các chị gái của Marina cũng tới bên cô khóc lóc rồi lui ra.
Trong số những người ấy, nổi bật lên một người đàn ông và một người phụ nữ. Hai người ấy không tự xưng là họ gần gũi với người chết hơn mấy người vừa kể. Họ cũng không ganh đua đau khổ với ba mẹ con Marina, với hai anh bạn của Zhivago. Họ tỏ ra kín đáo hơn. Hai người ấy không đòi hỏi gì cả, nhưng họ có quyền đối với người quá cố những quyền hết sức đặc biệt. Không một ai động chạm, cũng không một ai phủ nhận những cái quyền khó hiểu và không được nói ra mà cả hai người ấy bằng cách nào đã có được. Chính họ đã rõ ràng đứng ra đảm đương việc chôn cất và lo liệu tất cả mọi việc từ đầu với một thái độ hoàn toàn bình thản, tựa hồ điều đó khiến họ mãn nguyện. Tinh thần cao cả ấy của họ nổi bật trước mắt hết thảy mọi người và tạo ra một ấn tượng lạ lùng. Hai người ấy có dính líu chẳng những tới việc mai táng, mà còn tới cả cái chết này, nhưng không phải như những kẻ có tội trực tiếp hay gián tiếp, mà như những người, sau khi sự việc xảy ra, đành bằng lòng chấp nhận biến cố ấy và coi nó chẳng phải là điều hệ trọng nhất. Một số ít người có biết họ, một số khác đoán được họ là ai, số đông còn lại thì không biết gì về họ cả.
Nhưng khi người đàn ông có cặp mắt him híp, gợi tính hiếu kỳ, của dân Kirgizia và người phụ nữ xinh đẹp dù không mấy trang điểm ấy bước vào gian phòng đặt quan tài, thì hết thảy mọi người đang đứng, ngồi hoặc đi lại trong đó, kể cả Marina, đều không ai bảo ai, bỏ cả ra ngoài, rời những chỗ ngồi trên dãy ghế đẩu kê dọc tường, chen vai nhau bước ra hành lang hoặc gian ngoài; chỉ còn người đàn ông và người phụ nữ ở lại bên trong cánh cửa khép hờ, như hai người am hiểu, có nhiệm vụ thực hiện một công việc gì đó trực tiếp liên quan tới sự chôn cất và vô cùng hệ trọng. Bây giờ cũng vậy. Hai người ấy đang ngồi một mình với nhau trên hai chiếc ghế đẩu kê cạnh tường và họ bắt đầu nói chuyện công việc.
- Vậy chú biết tin gì rồi, chú Epgrap? - Việc hoả táng sẽ được tiến hành vào chiều tối hôm nay.
Nửa giờ nữa công đoàn cán bộ y tế sẽ đến chở quan tài tới câu lạc bộ công đoàn. Tang lễ sẽ cử hành vào lúc bốn giờ chiều. Các thứ giấy tờ chẳng cái nào hợp lệ cả. Sổ lao động đã quá hạn, thẻ công đoàn là loại cũ, chưa được đổi thẻ mới vì đã mấy năm nay anh ấy không đóng công đoàn phí. Phải thu xếp xong xuôi tất cả những việc đó. Vì thế mà dây dưa chậm trễ. Trước giờ di quan, cũng chả bao lâu nữa, ta phải chuẩn bị đi là vừa, tôi sẽ để chị ở đây một mình như chị đề nghị. Xin lỗi chị. Chị nghe thấy chứ? Có điện thoại. Xin chị chờ cho một lát.
Epgrap bước ra hành lang, nơi có rất đông những bạn đồng nghiệp xa lạ của bác sĩ Zhivago, những bạn học từ thời phổ thông, những nhân viên ở bệnh viện, những người từng in và bán sách của Zhivago. Marina cùng hai đứa con cũng ngồi ngoài đó, bên mép chiếc ghế dài, cô ôm chặt hai đứa con và lấy vạt áo măngtô đắp cho chúng (trời hôm nay lạnh, có luồng gió thổi vào từ ngoài cửa chính), chờ người ta mở cửa cho cô vào, y như người vợ tù nhân chờ lính gác cho vào trong phòng khách của nhà tù. Hành lang chật ních những người là người, phải mở cả cửa về phía cầu thang. Rất đông người đứng, đi lại và hút thuốc ở gian phòng ngoài và ở đầu cẩu thang. Ở các bậc cầu thang và càng ra gần cổng, tiếng nói chuyện càng to hơn và tự nhiên hơn. Giữa tiếng rì rầm của đám đông, Epgrap phải căng tai nghe và khum lòng bàn tay che ống nói để trả lời điện thoại bằng giọng nho nhỏ đúng theo phép lịch sự, chắc là về trình tự công việc mai táng và về hoàn cảnh qua đời của bác sĩ Zhivago. Sau đó anh trở vào phòng và công việc lại tiếp tục.
- Chị Lara, xin chị hãy ở lại sau khi hoả táng. Tôi có một đề nghị quan trọng đối với chị. Tôi không biết chị dừng chân ở đâu Rất mong chị cho tôi biết, tôi có thể kiếm chị tại nơi nào. Tôi muốn sắp xếp các thứ giấy tờ của anh tôi càng sớm càng tốt, ngay ngày mai hoặc ngày mốt. Tôi cần sự giúp đỡ của chị. Chị biết rất nhiều điều, có lẽ biết nhiều hơn tất cả mọi người.
Chị có nói sơ sơ rằng chị mới từ Yarkut đến Moskva được hơn một ngày và sẽ lưu lại ở đây lâu, rằng chị đã lên căn phòng này vì một lý do khác, rất tình cờ, chứ không hề biết là anh tôi đã sống ở đây mấy tháng qua và có chuyện gì xảy ra ở đây. Một số câu nói của chị, tôi chưa hiểu rõ, và tôi cũng không dám xin chị giải thích, nhưng mong chị đừng biến đi, vì tôi không biết địa chỉ của chị. Tốt nhất là chúng ta dành một vài ngày để xếp đặt các bản thảo trong cùng một căn nhà hoặc gần nhà nhau, chẳng hạn ở ngay hai phòng khác thuộc khu nhà này. Việc đó thu xếp được thôi. Tôi biết người quản lý ở đây.
- Chú nói rằng chú không hiểu lời tôi. Có gì khó hiểu đâu? Tôi đến Moskva, tôi gửi hành lý ở kho bảo quản ngoài ga, rồi đi một vòng những đường phố cũ mà tôi đã quên đến một nửa. Tôi cứ đi đi mãi, sau khi xuôi đường Kuznesky Most và ngược lên phố Kuznesky Pereulok, thì đột nhiên nhận ra con đường Kamerghe vô cùng quen thuộc này. Chính căn phòng này là nơi xưa kia, anh Pasa chồng tôi, nay đã mất, từng ở trọ hồi anh ấy học đại học, vâng, chính căn phòng mà tôi và chú đang ngồi này. Lúc ấy tôi nghĩ, ừ, thì mình thử lên xem, biết đâu chả gặp lại các chủ cũ còn sống. Nhưng phải hôm sau, tức là ngày hôm nay, tôi mới biết rằng chủ cũ không còn nữa và mọi chuyện ở đây đã khác hẳn, sau khi hỏi thăm mọi người.
Mà tôi kể thêm làm gì khi chính tôi lúc hỏi thăm, chú cũng có mặt? Tôi ngạc nhiên vô cùng, y như sét đánh ngang tai: cửa phòng mở toang, trong phòng đông người, một chiếc quan tài, trong quan tài có một xác người. Tôi bước vào, đến gần, tôi tưởng lúc ấy tôi phát điên hoặc đang mê sảng, nhưng thôi, chú đã chứng kiến tất cả cảnh đó, phải vậy không chú, tôi chả cần kể thêm.
- Xin lỗi chị Lara, tôi mạn phép ngắt lời chị. Tôi đã nói với chị, rằng hai anh em tôi không ngờ căn phòng này lại gắn với nhiều kỷ niệm lạ lùng trong quá khứ như vậy. Chẳng hạn có thời anh Pasa đã ở đây. Nhưng lạ hơn là một câu chị đã buột miệng nói ra. Câu gì ư, vâng, tôi xin thưa ngay. Về Pasa Antipop, dưới bí danh hoạt động quân sự cách mạng là Strelnikov, tôi từng nghe nhắc đến thời kỳ đầu cuộc.Nội chiến, nghe gần như hàng ngày, và cũng đã một, hai lần gặp anh ấy mà không ngờ rằng một ngày kia anh ấy lại có liên quan đến tôi vì lý do gia đình. Nhưng xin lỗi chị, có lẽ tôi nghe nhầm chăng, tôi cảm thấy hình như chị bảo là Pasa bị bắn chết. Lẽ nào chị không biết rằng anh ấy đã tự sát?
- Có giả thuyết nói như vậy, nhưng tôi không tin. Không bao giờ Pasa lại tự sát cả.
- Nhưng đó lại là sự thực hoàn toàn. Pasa đã tự bắn vào đầu trong ngôi nhà mà chị đã bỏ đi, để về Yuratin và đi Vladivostok. Việc đó xảy ra ít hôm, sau khi chị mang con gái ra đi. Anh tôi đã thấy xác Pasa và chôn cất tử tế. Lẽ nào những tin đó lại không đến tai chị?
- Không hề. Tôi nghe những tin khác kia. Như vậy, quả thật anh ấy tự sát à? Nhiều người nói thế, song tôi không tin. Ngay trong ngôi nhà ấy ư? Không thể có chuyện đó? Chú đã cho tôi biết một chi tiết vô cùng quan trọng? Xin lỗi chú, chú có biết là Pasa và Zhivago có gặp nhau không? Có nói chuyện với nhau hay không?
- Theo lời anh Yuri kể cho tôi, thì họ đã trò chuyện rất lâu với nhau.
-Thực thế ư? Lạy Chúa. Như thế thì hơn (Lara thong thả làm dấu thánh). Sự ngẫu nhiên hoàn cảnh mới kỳ lạ xiết bao, đúng là theo sự sắp đặt của đấng Tối cao? Chú cho phép tôi sẽ trở câu chuyện đó và hỏi rõ chú về mọi chi tiết chứ? Đối với tôi, mọi chi tiết nhỏ nhặt của câu chuyện ấy đều vô cùng quý báu.
Còn bây giờ thì tôi không đủ sức. Phải vậy không chú? Tôi bị xúc động quá. Để tôi im lặng, ngồi nghỉ một lát cho tỉnh trí đã. Phải vậy không chú?
- Dĩ nhiên, vâng, dĩ nhiên, xin chị cứ tự nhiên.
- Phải vậy không chú?
- Hẳn thế rồi.
- Ôi, suýt nữa tôi quên. Chú đề nghị tôi đừng bỏ đi sau khi hoả táng. Được. Tôi hứa sẽ không biến đi đâu. Tôi sẽ trở lại phòng này gặp chú và sẽ ở chỗ chú chỉ cho tôi, bao nhiêu lâu là tùy chú. Chúng ta sẽ xếp đặt các bản thảo của anh Yuri. Tôi sẽ giúp chú. Quả thật có lẽ tôi sẽ giúp được chú ít nhiều. Điều đó sẽ an ủi tôi xiết bao? Tôi cảm nhận được từng nét chữ của anh ấy bằng dòng máu của trái tim và bằng từng đường gân thớ thịt. Và rồi tôi cũng có việc phải nhờ chú giúp, phải vậy không chú? Hình như chú là luật sư, hoặc ít ra là người thông thạo các thể lệ hiện hành, các thể lệ cũ và mới. Ngoài ra, tôi rất cần biết nên đến cơ quan nào để xin loại giấy chứng nhận gì. Không phải ai cũng biết, phải vậy không chú? Tôi cần lời khuyên của chú về một chuyện khổ tâm ghê gớm. Đó là chuyện một đứa bé. Nhưng để sau khi đến nơi hoả táng trở về, ta sẽ nói chuyện đó. Suốt đời tôi cứ phải tìm kiếm một người nào đó, phải vậy không chú. Chú thử nói xem, giả dụ cần tìm dấu vết một đứa con đã giao cho người lạ nuôi dưỡng, thì có cơ quan nào lưu trữ, ở cấp toàn liên bang, hồ sơ các trại trẻ mồ côi hay không? Người ta có kê khai số trẻ em bị bỏ rơi trong cả nước hay không? Nhưng xin chú đừng trả lời ngay bây giờ, tôi van chú. Để sau, để sau. Ôi khủng khiếp, khủng khiếp quá! Cuộc đời đáng sợ quá, phải vậy không chú. Tôi không biết sự việc sẽ ra sao khi con gái tôi lên Moskva, nhưng hiện thời tôi có thể ở lại căn phòng này ít lâu. Cháu Katenka có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc và kịch. Nó bắt chước tất cả các vai rất tài tình và diễn trọn từng màn kịch do nó tự nghĩ ra. Hơn nữa, chỉ nghe qua một lần, nó có thể hát thuộc lòng từng bè trong nhạc kịch, một đứa bé kỳ lạ, phải vậy không chú. Tôi muốn gửi cháu vào lớp dự bị trường nghệ thuật sân khấu hoặc nhạc viện, chỗ nào bằng lòng nhận nó vào nội trú. Chính vì thế mà tôi đã lên Moskva trước một mình để thu xếp, sau đó tôi sẽ rời Moskva. Nhưng kể hết sao được, phải vậy không chú? Để sau hẵng hay. Còn bây giờ tôi sẽ đợi một lát cho cơn xúc động lắng xuống, tôi sẽ im lặng, tập trung tư tưởng, xua đuổi nỗi hoảng sợ. Hơn nữa, ta đã bắt gia quyến của anh Yuri phải chờ quá lâu ngoài hành lang. Ngoài ấy đang có tiếng xôn xao đi lại. Chắc người của Sở mai táng đã tới. Trong lúc tôi ngồi suy nghĩ một lát chú hãy mở cửa cho người ta vào. Đến giờ rồi, phải vậy không chú, khoan, khoan đã. Phải để một chiếc ghế dài bên cạnh quan tài, kẻo không thể với tới anh Yuri được. Tôi đã thủ kiễng chân, nhưng vẫn khó lắm. Cần có chỗ cho ba mẹ con cô Marina chứ. Ngoài ra, còn phải theo đúng tục lệ. "Hãy hôn tôi, cái hôn cuối cùng". Ôi, tôi không thể, tôi không thể. Đau đớn quá! Phải vậy không.
- Bây giờ tôi sẽ để tất cả mọi người vào phòng. Nhưng trước hết, xin chị hãy nghe đây. Chị vừa nói nhiều điều bí ẩn và nêu ra hàng loạt câu hỏi rõ ràng đang khiến chị khổ tâm, nên tôi khó trả lời ngay. Song tôi muốn chị biết cho điều này. Tôi sẵn sàng và thành tâm giúp chị làm tất cả những gì chị cần. Và mong chị nhớ cho rằng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên tuyệt vọng. Hy vọng và hành động là bổn phận của chúng ta trong cơn hoạn nạn. Bó tay thất vọng tức là quên lãng và trốn tránh bổn phận. Bây giờ tôi sẽ để mọi người vào vĩnh biệt anh Yuri. Về chiếc ghế dài, chị nói đúng, tôi sẽ kiếm một chiếc đặt ở đó.
Nhưng Lara đã không nghe thấy Epgrap nữa. Nàng không nghe tiếng Epgrap mở cửa và đám đông ngoài hành lang ùa vào, nàng không nghe thấy tiếng Epgrap điều đình với những nhân viên Sở mai táng và những người chủ yếu sẽ đưa tiễn Zhivago, không nghe thấy tiếng chân đi lại, tiếng nức nở của Marina, tiếng ho húng hắng của những người đàn ông, tiếng kêu khóc của những người đàn bà.
Những âm thanh đều đều từng nhịp cứ đung đưa nàng như sóng khiến nàng nôn nao cả người. Nàng cố hết sức chống lại để khỏi ngất đi. Trái tim nàng như bị xé nát, đầu óc quay cuồng. Nàng cúi gục đầu, đắm mình vào các ức đoán, suy tưởng và hồi ức. Nàng chìm đắm và vùi mình vào trong đó, như thể trong vài giờ đồng hồ nàng sống trước cái lứa tuổi vài chục năm sau, khi nàng đã trở thành một bà già, cái lứa tuổi mà không chắc gì nàng đạt tới. Nàng chìm đắm trong suy tưởng, y như chìm xuống chỗ sâu nhất, xuống tận đáy nỗi bất hạnh của mình. Nàng nghĩ: "Thế là chẳng còn ai. Người thì chết. Người thì tự sát. Chỉ còn sót lại mỗi cái kẻ đáng bị giết, kẻ mà nàng đã ám sát, nhưng lại bắn trượt, cái kẻ tầm thường xa lạ, vô tích sự đã biến cuộc đời nàng thành một chuỗi tội lỗi mà chính nàng không hay biết. Và cái con quái vật tầm thường ấy thì vẫn đang nhởn nhơ, loăng quăng ở các xó xỉnh thần bí của châu Á mà chỉ những người sưu tập tem thư mới biết đến. Không còn ai gần gũi và cần thiết còn lại nữa.
Ôi, đúng hôm lễ Giáng Sinh, trước khi ta nổ súng bắn vào con quái vật đê hèn ấy, ta đã cùng chàng thiếu niên Pasa trò chuyện trong căn phòng này vào buổi tối, còn Yuri mà người ta đang vĩnh biệt kia lúc ấy chưa hề bước vào cuộc đời ta".
Nàng bắt đầu căng óc nhớ lại câu chuyện đêm Giáng Sinh ấy giữa nàng với Pasa, nhưng không sao nhớ ra điều gì, ngoài cây nến nhỏ thắp sáng ở bệ cửa sổ và làm tan chảy lớp băng phủ mặt kính cạnh ngọn lửa, tạo thành một vòng tròn nhỏ.
Nàng có biết rằng người chết nằm trên bàn kia đã nhìn thấy và đã để ý đến ngọn nến như con mắt ấy khi đi xe qua ngoài phố. Nàng có biết rằng chính từ khi nhìn thấy ngọn lửa ấy từ ngoài đường, - "Ngọn nến cháy trên bàn, ngọn nến cháy", sự tiền định của chàng đã bước vào đời chàng?
Các ý nghĩ của nàng bị phân tán dần. Nàng nhủ thầm: "Rất tiếc là người ta không làm tang lễ theo kiểu ở nhà thờ! Làm như thế mới trang trọng? Phần lớn những người đã chết không xứng đáng hưởng. Còn Yuri yêu quý của ta thật xứng đáng sao cho làm tang lễ trọng thể ở nhà thờ, xứng đáng với câu kinh cầu hồn "Tiếng nức nở trên mồ thành khúc Tụng ca!"
Nàng cảm thấy dạt dào hãnh diện và an ủi, cũng như mỗi lần nàng nghĩ đến Zhivago hoặc trong mấy khoảng thời gian ngắn ngủi chung sống với chàng. Cái hơi thở tự do và vô tư luôn luôn toát ra từ chàng lúc này lại bao phủ lấy nàng.
Nàng vội rời ghế đứng dậy. Một cái gì khó híểu vừa xảy ra với nàng. Nàng muốn chàng giúp sức để vượt qua, dù trong một thời gian ngắn, vượt ra khỏi vòng kiềm toả của những nỗi đau khổ, để được tự do, được hít thở không khí trong lành và cảm nhận niềm hạnh phúc của sự giải thoát. Niềm hạnh phúc ấy nàng hằng mơ ước và hình dung, là được vĩnh biệt chàng, được dịp và được quyền một mình khóc chàng thoả thích, không bị ngăn trở. Và với vẻ vội vã của sự khao khát mãnh liệt, nàng đưa mắt nhìn đám đông, một cái nhìn tột cùng đau đớn, không thấy gì hết vì nhoà lệ, y như bị bác sĩ nhãn khoa nhỏ các giọt thuốc cay xé vào mắt, khiến tất cả mọi người xê dịch, sụt sịt tránh ra bên ngoài, cuối cùng để lại một mình nàng trong phòng. Cánh cửa được khép lại. Nàng vừa làm dấu thánh giá rất nhanh, vừa bước tới bên quan tài, đứng trên chiếc ghế mà Epgrap đã kê, chậm rãi đặt ba dấu thánh giá lớn trên xác chết, rồi áp môi vào vầng trán lạnh và hai bàn tay. Nàng không cảm thấy rằng vầng trán lạnh ngắt dường như đã hóp lại như một bàn tay nắm chặt. May là nàng không để ý tới điều đó. Nàng chết sững, trong giây lát không nói, không nghĩ, cũng không khóc, dùng cả con người nàng, đầu nàng, ngực nàng, tâm hồn nàng, và hai cánh tay lớn như tâm hồn của nàng mà phủ xuống giữa lòng quan tài, giữa các bông hoa và xác chết.
Cô vừa khóc như mưa như gió vừa lẩm bẩm hoặc kêu lên những tiếng uất nghẹn. Đến một nửa những tiếng cô nói bật ra ngoài ý muốn của cô. Cô kể lể với người chết như dân chúng vẫn làm khi gia quyến có người qua đời, chẳng ngại ngần ai hoặc để ý đến ai. Cô cứ bám chặt đến người nằm đó, không sao gỡ ra được, để mang xác vào phòng trong tắm rửa và đặt vào quan tài, tức căn phòng ấy đã được dọn dẹp và mang hết các thứ đồ gỗ không cần thiết ra ngoài. Tất cả những chuyện ấy đã thuộc về hôm qua. Hôm nay cơn đau khổ điên dại của cô đã dịu đi nhường chỗ cho sự câm lặng ngây ngô, nhưng cô vẫn như người mất hồn, không nói một lời và cũng không còn nhớ mình là ai nữa.
Cô ngồi trong phòng suốt buổi chiều và cả đêm qua, không đi đâu hết. Người ta phải bế bé Clara vào để cô cho bú và đưa bé Kapa cùng cô vú em ít tuổi vào với cô.
Bên cạnh cô có Misa và Nika cũng đau buồn không kém. Bác Macken cha cô cũng đến ngồi trên chiếc ghế dài cạnh con, vừa khẽ sụt sịt vừa hỉ mũi ầm ĩ. Bà mẹ và các chị gái của Marina cũng tới bên cô khóc lóc rồi lui ra.
Trong số những người ấy, nổi bật lên một người đàn ông và một người phụ nữ. Hai người ấy không tự xưng là họ gần gũi với người chết hơn mấy người vừa kể. Họ cũng không ganh đua đau khổ với ba mẹ con Marina, với hai anh bạn của Zhivago. Họ tỏ ra kín đáo hơn. Hai người ấy không đòi hỏi gì cả, nhưng họ có quyền đối với người quá cố những quyền hết sức đặc biệt. Không một ai động chạm, cũng không một ai phủ nhận những cái quyền khó hiểu và không được nói ra mà cả hai người ấy bằng cách nào đã có được. Chính họ đã rõ ràng đứng ra đảm đương việc chôn cất và lo liệu tất cả mọi việc từ đầu với một thái độ hoàn toàn bình thản, tựa hồ điều đó khiến họ mãn nguyện. Tinh thần cao cả ấy của họ nổi bật trước mắt hết thảy mọi người và tạo ra một ấn tượng lạ lùng. Hai người ấy có dính líu chẳng những tới việc mai táng, mà còn tới cả cái chết này, nhưng không phải như những kẻ có tội trực tiếp hay gián tiếp, mà như những người, sau khi sự việc xảy ra, đành bằng lòng chấp nhận biến cố ấy và coi nó chẳng phải là điều hệ trọng nhất. Một số ít người có biết họ, một số khác đoán được họ là ai, số đông còn lại thì không biết gì về họ cả.
Nhưng khi người đàn ông có cặp mắt him híp, gợi tính hiếu kỳ, của dân Kirgizia và người phụ nữ xinh đẹp dù không mấy trang điểm ấy bước vào gian phòng đặt quan tài, thì hết thảy mọi người đang đứng, ngồi hoặc đi lại trong đó, kể cả Marina, đều không ai bảo ai, bỏ cả ra ngoài, rời những chỗ ngồi trên dãy ghế đẩu kê dọc tường, chen vai nhau bước ra hành lang hoặc gian ngoài; chỉ còn người đàn ông và người phụ nữ ở lại bên trong cánh cửa khép hờ, như hai người am hiểu, có nhiệm vụ thực hiện một công việc gì đó trực tiếp liên quan tới sự chôn cất và vô cùng hệ trọng. Bây giờ cũng vậy. Hai người ấy đang ngồi một mình với nhau trên hai chiếc ghế đẩu kê cạnh tường và họ bắt đầu nói chuyện công việc.
- Vậy chú biết tin gì rồi, chú Epgrap? - Việc hoả táng sẽ được tiến hành vào chiều tối hôm nay.
Nửa giờ nữa công đoàn cán bộ y tế sẽ đến chở quan tài tới câu lạc bộ công đoàn. Tang lễ sẽ cử hành vào lúc bốn giờ chiều. Các thứ giấy tờ chẳng cái nào hợp lệ cả. Sổ lao động đã quá hạn, thẻ công đoàn là loại cũ, chưa được đổi thẻ mới vì đã mấy năm nay anh ấy không đóng công đoàn phí. Phải thu xếp xong xuôi tất cả những việc đó. Vì thế mà dây dưa chậm trễ. Trước giờ di quan, cũng chả bao lâu nữa, ta phải chuẩn bị đi là vừa, tôi sẽ để chị ở đây một mình như chị đề nghị. Xin lỗi chị. Chị nghe thấy chứ? Có điện thoại. Xin chị chờ cho một lát.
Epgrap bước ra hành lang, nơi có rất đông những bạn đồng nghiệp xa lạ của bác sĩ Zhivago, những bạn học từ thời phổ thông, những nhân viên ở bệnh viện, những người từng in và bán sách của Zhivago. Marina cùng hai đứa con cũng ngồi ngoài đó, bên mép chiếc ghế dài, cô ôm chặt hai đứa con và lấy vạt áo măngtô đắp cho chúng (trời hôm nay lạnh, có luồng gió thổi vào từ ngoài cửa chính), chờ người ta mở cửa cho cô vào, y như người vợ tù nhân chờ lính gác cho vào trong phòng khách của nhà tù. Hành lang chật ních những người là người, phải mở cả cửa về phía cầu thang. Rất đông người đứng, đi lại và hút thuốc ở gian phòng ngoài và ở đầu cẩu thang. Ở các bậc cầu thang và càng ra gần cổng, tiếng nói chuyện càng to hơn và tự nhiên hơn. Giữa tiếng rì rầm của đám đông, Epgrap phải căng tai nghe và khum lòng bàn tay che ống nói để trả lời điện thoại bằng giọng nho nhỏ đúng theo phép lịch sự, chắc là về trình tự công việc mai táng và về hoàn cảnh qua đời của bác sĩ Zhivago. Sau đó anh trở vào phòng và công việc lại tiếp tục.
- Chị Lara, xin chị hãy ở lại sau khi hoả táng. Tôi có một đề nghị quan trọng đối với chị. Tôi không biết chị dừng chân ở đâu Rất mong chị cho tôi biết, tôi có thể kiếm chị tại nơi nào. Tôi muốn sắp xếp các thứ giấy tờ của anh tôi càng sớm càng tốt, ngay ngày mai hoặc ngày mốt. Tôi cần sự giúp đỡ của chị. Chị biết rất nhiều điều, có lẽ biết nhiều hơn tất cả mọi người.
Chị có nói sơ sơ rằng chị mới từ Yarkut đến Moskva được hơn một ngày và sẽ lưu lại ở đây lâu, rằng chị đã lên căn phòng này vì một lý do khác, rất tình cờ, chứ không hề biết là anh tôi đã sống ở đây mấy tháng qua và có chuyện gì xảy ra ở đây. Một số câu nói của chị, tôi chưa hiểu rõ, và tôi cũng không dám xin chị giải thích, nhưng mong chị đừng biến đi, vì tôi không biết địa chỉ của chị. Tốt nhất là chúng ta dành một vài ngày để xếp đặt các bản thảo trong cùng một căn nhà hoặc gần nhà nhau, chẳng hạn ở ngay hai phòng khác thuộc khu nhà này. Việc đó thu xếp được thôi. Tôi biết người quản lý ở đây.
- Chú nói rằng chú không hiểu lời tôi. Có gì khó hiểu đâu? Tôi đến Moskva, tôi gửi hành lý ở kho bảo quản ngoài ga, rồi đi một vòng những đường phố cũ mà tôi đã quên đến một nửa. Tôi cứ đi đi mãi, sau khi xuôi đường Kuznesky Most và ngược lên phố Kuznesky Pereulok, thì đột nhiên nhận ra con đường Kamerghe vô cùng quen thuộc này. Chính căn phòng này là nơi xưa kia, anh Pasa chồng tôi, nay đã mất, từng ở trọ hồi anh ấy học đại học, vâng, chính căn phòng mà tôi và chú đang ngồi này. Lúc ấy tôi nghĩ, ừ, thì mình thử lên xem, biết đâu chả gặp lại các chủ cũ còn sống. Nhưng phải hôm sau, tức là ngày hôm nay, tôi mới biết rằng chủ cũ không còn nữa và mọi chuyện ở đây đã khác hẳn, sau khi hỏi thăm mọi người.
Mà tôi kể thêm làm gì khi chính tôi lúc hỏi thăm, chú cũng có mặt? Tôi ngạc nhiên vô cùng, y như sét đánh ngang tai: cửa phòng mở toang, trong phòng đông người, một chiếc quan tài, trong quan tài có một xác người. Tôi bước vào, đến gần, tôi tưởng lúc ấy tôi phát điên hoặc đang mê sảng, nhưng thôi, chú đã chứng kiến tất cả cảnh đó, phải vậy không chú, tôi chả cần kể thêm.
- Xin lỗi chị Lara, tôi mạn phép ngắt lời chị. Tôi đã nói với chị, rằng hai anh em tôi không ngờ căn phòng này lại gắn với nhiều kỷ niệm lạ lùng trong quá khứ như vậy. Chẳng hạn có thời anh Pasa đã ở đây. Nhưng lạ hơn là một câu chị đã buột miệng nói ra. Câu gì ư, vâng, tôi xin thưa ngay. Về Pasa Antipop, dưới bí danh hoạt động quân sự cách mạng là Strelnikov, tôi từng nghe nhắc đến thời kỳ đầu cuộc.Nội chiến, nghe gần như hàng ngày, và cũng đã một, hai lần gặp anh ấy mà không ngờ rằng một ngày kia anh ấy lại có liên quan đến tôi vì lý do gia đình. Nhưng xin lỗi chị, có lẽ tôi nghe nhầm chăng, tôi cảm thấy hình như chị bảo là Pasa bị bắn chết. Lẽ nào chị không biết rằng anh ấy đã tự sát?
- Có giả thuyết nói như vậy, nhưng tôi không tin. Không bao giờ Pasa lại tự sát cả.
- Nhưng đó lại là sự thực hoàn toàn. Pasa đã tự bắn vào đầu trong ngôi nhà mà chị đã bỏ đi, để về Yuratin và đi Vladivostok. Việc đó xảy ra ít hôm, sau khi chị mang con gái ra đi. Anh tôi đã thấy xác Pasa và chôn cất tử tế. Lẽ nào những tin đó lại không đến tai chị?
- Không hề. Tôi nghe những tin khác kia. Như vậy, quả thật anh ấy tự sát à? Nhiều người nói thế, song tôi không tin. Ngay trong ngôi nhà ấy ư? Không thể có chuyện đó? Chú đã cho tôi biết một chi tiết vô cùng quan trọng? Xin lỗi chú, chú có biết là Pasa và Zhivago có gặp nhau không? Có nói chuyện với nhau hay không?
- Theo lời anh Yuri kể cho tôi, thì họ đã trò chuyện rất lâu với nhau.
-Thực thế ư? Lạy Chúa. Như thế thì hơn (Lara thong thả làm dấu thánh). Sự ngẫu nhiên hoàn cảnh mới kỳ lạ xiết bao, đúng là theo sự sắp đặt của đấng Tối cao? Chú cho phép tôi sẽ trở câu chuyện đó và hỏi rõ chú về mọi chi tiết chứ? Đối với tôi, mọi chi tiết nhỏ nhặt của câu chuyện ấy đều vô cùng quý báu.
Còn bây giờ thì tôi không đủ sức. Phải vậy không chú? Tôi bị xúc động quá. Để tôi im lặng, ngồi nghỉ một lát cho tỉnh trí đã. Phải vậy không chú?
- Dĩ nhiên, vâng, dĩ nhiên, xin chị cứ tự nhiên.
- Phải vậy không chú?
- Hẳn thế rồi.
- Ôi, suýt nữa tôi quên. Chú đề nghị tôi đừng bỏ đi sau khi hoả táng. Được. Tôi hứa sẽ không biến đi đâu. Tôi sẽ trở lại phòng này gặp chú và sẽ ở chỗ chú chỉ cho tôi, bao nhiêu lâu là tùy chú. Chúng ta sẽ xếp đặt các bản thảo của anh Yuri. Tôi sẽ giúp chú. Quả thật có lẽ tôi sẽ giúp được chú ít nhiều. Điều đó sẽ an ủi tôi xiết bao? Tôi cảm nhận được từng nét chữ của anh ấy bằng dòng máu của trái tim và bằng từng đường gân thớ thịt. Và rồi tôi cũng có việc phải nhờ chú giúp, phải vậy không chú? Hình như chú là luật sư, hoặc ít ra là người thông thạo các thể lệ hiện hành, các thể lệ cũ và mới. Ngoài ra, tôi rất cần biết nên đến cơ quan nào để xin loại giấy chứng nhận gì. Không phải ai cũng biết, phải vậy không chú? Tôi cần lời khuyên của chú về một chuyện khổ tâm ghê gớm. Đó là chuyện một đứa bé. Nhưng để sau khi đến nơi hoả táng trở về, ta sẽ nói chuyện đó. Suốt đời tôi cứ phải tìm kiếm một người nào đó, phải vậy không chú. Chú thử nói xem, giả dụ cần tìm dấu vết một đứa con đã giao cho người lạ nuôi dưỡng, thì có cơ quan nào lưu trữ, ở cấp toàn liên bang, hồ sơ các trại trẻ mồ côi hay không? Người ta có kê khai số trẻ em bị bỏ rơi trong cả nước hay không? Nhưng xin chú đừng trả lời ngay bây giờ, tôi van chú. Để sau, để sau. Ôi khủng khiếp, khủng khiếp quá! Cuộc đời đáng sợ quá, phải vậy không chú. Tôi không biết sự việc sẽ ra sao khi con gái tôi lên Moskva, nhưng hiện thời tôi có thể ở lại căn phòng này ít lâu. Cháu Katenka có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc và kịch. Nó bắt chước tất cả các vai rất tài tình và diễn trọn từng màn kịch do nó tự nghĩ ra. Hơn nữa, chỉ nghe qua một lần, nó có thể hát thuộc lòng từng bè trong nhạc kịch, một đứa bé kỳ lạ, phải vậy không chú. Tôi muốn gửi cháu vào lớp dự bị trường nghệ thuật sân khấu hoặc nhạc viện, chỗ nào bằng lòng nhận nó vào nội trú. Chính vì thế mà tôi đã lên Moskva trước một mình để thu xếp, sau đó tôi sẽ rời Moskva. Nhưng kể hết sao được, phải vậy không chú? Để sau hẵng hay. Còn bây giờ tôi sẽ đợi một lát cho cơn xúc động lắng xuống, tôi sẽ im lặng, tập trung tư tưởng, xua đuổi nỗi hoảng sợ. Hơn nữa, ta đã bắt gia quyến của anh Yuri phải chờ quá lâu ngoài hành lang. Ngoài ấy đang có tiếng xôn xao đi lại. Chắc người của Sở mai táng đã tới. Trong lúc tôi ngồi suy nghĩ một lát chú hãy mở cửa cho người ta vào. Đến giờ rồi, phải vậy không chú, khoan, khoan đã. Phải để một chiếc ghế dài bên cạnh quan tài, kẻo không thể với tới anh Yuri được. Tôi đã thủ kiễng chân, nhưng vẫn khó lắm. Cần có chỗ cho ba mẹ con cô Marina chứ. Ngoài ra, còn phải theo đúng tục lệ. "Hãy hôn tôi, cái hôn cuối cùng". Ôi, tôi không thể, tôi không thể. Đau đớn quá! Phải vậy không.
- Bây giờ tôi sẽ để tất cả mọi người vào phòng. Nhưng trước hết, xin chị hãy nghe đây. Chị vừa nói nhiều điều bí ẩn và nêu ra hàng loạt câu hỏi rõ ràng đang khiến chị khổ tâm, nên tôi khó trả lời ngay. Song tôi muốn chị biết cho điều này. Tôi sẵn sàng và thành tâm giúp chị làm tất cả những gì chị cần. Và mong chị nhớ cho rằng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên tuyệt vọng. Hy vọng và hành động là bổn phận của chúng ta trong cơn hoạn nạn. Bó tay thất vọng tức là quên lãng và trốn tránh bổn phận. Bây giờ tôi sẽ để mọi người vào vĩnh biệt anh Yuri. Về chiếc ghế dài, chị nói đúng, tôi sẽ kiếm một chiếc đặt ở đó.
Nhưng Lara đã không nghe thấy Epgrap nữa. Nàng không nghe tiếng Epgrap mở cửa và đám đông ngoài hành lang ùa vào, nàng không nghe thấy tiếng Epgrap điều đình với những nhân viên Sở mai táng và những người chủ yếu sẽ đưa tiễn Zhivago, không nghe thấy tiếng chân đi lại, tiếng nức nở của Marina, tiếng ho húng hắng của những người đàn ông, tiếng kêu khóc của những người đàn bà.
Những âm thanh đều đều từng nhịp cứ đung đưa nàng như sóng khiến nàng nôn nao cả người. Nàng cố hết sức chống lại để khỏi ngất đi. Trái tim nàng như bị xé nát, đầu óc quay cuồng. Nàng cúi gục đầu, đắm mình vào các ức đoán, suy tưởng và hồi ức. Nàng chìm đắm và vùi mình vào trong đó, như thể trong vài giờ đồng hồ nàng sống trước cái lứa tuổi vài chục năm sau, khi nàng đã trở thành một bà già, cái lứa tuổi mà không chắc gì nàng đạt tới. Nàng chìm đắm trong suy tưởng, y như chìm xuống chỗ sâu nhất, xuống tận đáy nỗi bất hạnh của mình. Nàng nghĩ: "Thế là chẳng còn ai. Người thì chết. Người thì tự sát. Chỉ còn sót lại mỗi cái kẻ đáng bị giết, kẻ mà nàng đã ám sát, nhưng lại bắn trượt, cái kẻ tầm thường xa lạ, vô tích sự đã biến cuộc đời nàng thành một chuỗi tội lỗi mà chính nàng không hay biết. Và cái con quái vật tầm thường ấy thì vẫn đang nhởn nhơ, loăng quăng ở các xó xỉnh thần bí của châu Á mà chỉ những người sưu tập tem thư mới biết đến. Không còn ai gần gũi và cần thiết còn lại nữa.
Ôi, đúng hôm lễ Giáng Sinh, trước khi ta nổ súng bắn vào con quái vật đê hèn ấy, ta đã cùng chàng thiếu niên Pasa trò chuyện trong căn phòng này vào buổi tối, còn Yuri mà người ta đang vĩnh biệt kia lúc ấy chưa hề bước vào cuộc đời ta".
Nàng bắt đầu căng óc nhớ lại câu chuyện đêm Giáng Sinh ấy giữa nàng với Pasa, nhưng không sao nhớ ra điều gì, ngoài cây nến nhỏ thắp sáng ở bệ cửa sổ và làm tan chảy lớp băng phủ mặt kính cạnh ngọn lửa, tạo thành một vòng tròn nhỏ.
Nàng có biết rằng người chết nằm trên bàn kia đã nhìn thấy và đã để ý đến ngọn nến như con mắt ấy khi đi xe qua ngoài phố. Nàng có biết rằng chính từ khi nhìn thấy ngọn lửa ấy từ ngoài đường, - "Ngọn nến cháy trên bàn, ngọn nến cháy", sự tiền định của chàng đã bước vào đời chàng?
Các ý nghĩ của nàng bị phân tán dần. Nàng nhủ thầm: "Rất tiếc là người ta không làm tang lễ theo kiểu ở nhà thờ! Làm như thế mới trang trọng? Phần lớn những người đã chết không xứng đáng hưởng. Còn Yuri yêu quý của ta thật xứng đáng sao cho làm tang lễ trọng thể ở nhà thờ, xứng đáng với câu kinh cầu hồn "Tiếng nức nở trên mồ thành khúc Tụng ca!"
Nàng cảm thấy dạt dào hãnh diện và an ủi, cũng như mỗi lần nàng nghĩ đến Zhivago hoặc trong mấy khoảng thời gian ngắn ngủi chung sống với chàng. Cái hơi thở tự do và vô tư luôn luôn toát ra từ chàng lúc này lại bao phủ lấy nàng.
Nàng vội rời ghế đứng dậy. Một cái gì khó híểu vừa xảy ra với nàng. Nàng muốn chàng giúp sức để vượt qua, dù trong một thời gian ngắn, vượt ra khỏi vòng kiềm toả của những nỗi đau khổ, để được tự do, được hít thở không khí trong lành và cảm nhận niềm hạnh phúc của sự giải thoát. Niềm hạnh phúc ấy nàng hằng mơ ước và hình dung, là được vĩnh biệt chàng, được dịp và được quyền một mình khóc chàng thoả thích, không bị ngăn trở. Và với vẻ vội vã của sự khao khát mãnh liệt, nàng đưa mắt nhìn đám đông, một cái nhìn tột cùng đau đớn, không thấy gì hết vì nhoà lệ, y như bị bác sĩ nhãn khoa nhỏ các giọt thuốc cay xé vào mắt, khiến tất cả mọi người xê dịch, sụt sịt tránh ra bên ngoài, cuối cùng để lại một mình nàng trong phòng. Cánh cửa được khép lại. Nàng vừa làm dấu thánh giá rất nhanh, vừa bước tới bên quan tài, đứng trên chiếc ghế mà Epgrap đã kê, chậm rãi đặt ba dấu thánh giá lớn trên xác chết, rồi áp môi vào vầng trán lạnh và hai bàn tay. Nàng không cảm thấy rằng vầng trán lạnh ngắt dường như đã hóp lại như một bàn tay nắm chặt. May là nàng không để ý tới điều đó. Nàng chết sững, trong giây lát không nói, không nghĩ, cũng không khóc, dùng cả con người nàng, đầu nàng, ngực nàng, tâm hồn nàng, và hai cánh tay lớn như tâm hồn của nàng mà phủ xuống giữa lòng quan tài, giữa các bông hoa và xác chết.
Danh sách chương