Cha Nicolai đã rời Petersburg lên đây từ mùa thu. Ở Moskva cha không có nhà riêng, mà thuê khách sạn thì cha chẳng muốn. Cha bèn đến ở nhà ông bà Sventitski, có họ xa với cha. Họ đã nhường cho cha một buồng làm việc ở góc tầng lầu trong căn nhà của họ.
Căn nhà lầu này đối với cặp vợ chồng Sventitski không có con là quá rộng. Bố mẹ của Sventitski nay đã khuất, vốn thuê nó của công tước Dolgoruki từ thuở nào. Khu nhà của công tước Dolgoruki quá rộng lớn, có ba cái sân, một cái vườn với vô số căn nhà xây lộn xộn đủ kiểu, trông ra ba mặt phố và đến bây giờ vẫn giữ cái tên ngày xưa là khu cư xá Hàng Bột.
Phòng làm việc của cha Nicolai tuy có bốn cửa sổ nhưng vẫn không đủ ánh sáng. Bên trong ngổn ngang những sách vở, giấy má, các tấm thảm và các bức chạm. Bên ngoài có hàng lan can hình bán nguyệt bao quanh góc nhà. Cái cửa lắp hai lần kính mở ra ban côl g được trát kín các mép để chống rét.
Nhìn qua hai cửa sổ và cửa kính mở ra ban công, có thể thấy suốt chiều dài hẻm phố - một con đường cho xe trượt tuyết chạy tít về phía xa những ngôi nhà nhỏ bố trí nghiêng nghiêng, những hàng giậu xiêu vẹo.
Vườn cây hắt những cái bóng màu tím vào phòng. Cây cối nhòm vào đây với dáng dấp tựa hồ chúng muốn ngả xuống sàn nhà những cành lá bị phủ một lớp tuyết nặng trĩu, lớp tuyết trông tương tự các vệt nến chảy màu tím nhợt.
Cha Nicolai nhìn xuống con hẻm và nhớ lại mùa đông năm ngoái ở Petersburg, nhớ đến Gapon, Gorki, cuộc viếng thăm của Vitte, những nhà văn thời danh. Cha đã trốn thứ sinh hoạt bận rộn đó để về đây, nơi đô thành yên tĩnh này, để có thể viết cuốn sách mình đang thai nghén. Nhưng thật là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa! Ngày nào người ta cũng tới tấp mời cha đi thuyết giảng và báo cáo. Bữa thì ở trường Cao đẳng nữ sinh, lúc thì ở Câu lạc bộ Triết học - Tôn giáo, hôm thì ở Hội đồng thập tự lúc thì để giúp Quỹ ban thợ thuyền đình công. Cứ điệu này, khéo phải sang Thuỵ Sĩ, tới một vùng núi non heo hút, sống bên một cái hồ yên tĩnh và đầy ánh sáng, làm bạn với trời mây, rừng núi, với thứ không khí thoãng đãng, dễ lan truyền tiếng vang và lúc nào cũng như chờ đợi.
Cha Nicolai quay vào buồng. Cha muốn đi thăm một người bạn hoặc tha thẩn ngoài phố một lát. Nhưng cha sực nhớ triết gia Vyvotosnov, một vị theo chủ thuyết Tolstoy, có hẹn đến gặp cha, cha không thể bỏ đi được. Cha bèn đi đi lại lại trong phòng. Cha nghĩ đến đứa cháu ruột.
Khi rời cái xó hẻo lánh miền Volga lên Petersburg, cha đã mang Yuri tới Moskva, cho cậu đến thăm các gia đình bà con thân thuộc như gia đình Vedeniapin (đằng ngoại của Yuri), Ostromyslenski, Seliavin, Mikhaelit, Sventitski, và Gromeko.
Thời gian đầu, Yuri sống ở nhà Ostromyslenski một ông già lẩm cẩm, lắm lời, mà bà con thân thuộc thường gọi bằng cái tên cộc lốc là lão Fetka. Lão Fetka ăn ở với đứa con gái nuôi tên là Motia như vợ chồng. Bằng việc đó, lão tự coi mình là người dám đảo lộn nền tảng xã hội và đấu tranh cho tư tưởng mới. Nhưng lão tỏ ra không xứng đáng với lòng tin cậy người ta dàng cho lão, thậm chí còn đem tiêu phăng cho bản thân số tiền người ta trao để nuôi nấng Yuri. Yuri liền được gửi tới gia đình giáo sư Gromeko và hiện đang sống ở đấy. Tại gia đình Gromeko, Yuri được gặp một bầu không khí thuận lợi đáng thèm muốn.
Cha Nicolai nghĩ thầm: "Nhà ấy có một bộ ba gồm Yuri, Misa Gordon (bạn học cùng lớp với Yuri) và Tonia (cô con gái chủ nhà). Cái liên minh tay ba ấy cứ chúi đầu nghiền ngẫm cuốn "Ý nghĩa của tình yêu" và "Khúc sonat Crâyse", nên trí khôn bị rối loạn bởi các bài giảng về sự trinh trắng.
Tuổi niên thiếu phải trải qua mọi cơn điên của sự trinh trắng. Nhưng chúng nó qua đã đi quá xa, chúng quá khôn mà không ngoan.
Chúng vừa hết sức kỳ cục, vừa hết sức trẻ con. Lĩnh vực cảm giác nhục dục khiến chúng lo ngại, chẳng biết sao bị chúng gọi là "thô lậu" và chúng đã dùng danh từ ấy vừa đúng chỗ, vừa không đúng chỗ. Một sự lựa chọn từ ngữ rất không đạt. Theo ý chúng "thô lậu" vừa là tiếng gọi của bản năng, vừa là thứ sách báo khiêu dâm, vừa là sự bóc lột người đàn bà và gần như là hết thảy những gì liên quan đến phạm vi thể xác. Chúng đỏ mặt và tái mặt khi nhắc đến hai tiếng ấy! Giá thời gian qua mình ở Moskva, mình đã không để chúng đi quá xa như vậy. - Cha Nicolai nghĩ bụng. Biết xấu hổ là cần, nhưng cái gì cũng có giới hạn thôi…
- Kìa ông Nin Feoctistovich, mời ông vào. - Cha Nicolai chào và bước ra đón khách.
Căn nhà lầu này đối với cặp vợ chồng Sventitski không có con là quá rộng. Bố mẹ của Sventitski nay đã khuất, vốn thuê nó của công tước Dolgoruki từ thuở nào. Khu nhà của công tước Dolgoruki quá rộng lớn, có ba cái sân, một cái vườn với vô số căn nhà xây lộn xộn đủ kiểu, trông ra ba mặt phố và đến bây giờ vẫn giữ cái tên ngày xưa là khu cư xá Hàng Bột.
Phòng làm việc của cha Nicolai tuy có bốn cửa sổ nhưng vẫn không đủ ánh sáng. Bên trong ngổn ngang những sách vở, giấy má, các tấm thảm và các bức chạm. Bên ngoài có hàng lan can hình bán nguyệt bao quanh góc nhà. Cái cửa lắp hai lần kính mở ra ban côl g được trát kín các mép để chống rét.
Nhìn qua hai cửa sổ và cửa kính mở ra ban công, có thể thấy suốt chiều dài hẻm phố - một con đường cho xe trượt tuyết chạy tít về phía xa những ngôi nhà nhỏ bố trí nghiêng nghiêng, những hàng giậu xiêu vẹo.
Vườn cây hắt những cái bóng màu tím vào phòng. Cây cối nhòm vào đây với dáng dấp tựa hồ chúng muốn ngả xuống sàn nhà những cành lá bị phủ một lớp tuyết nặng trĩu, lớp tuyết trông tương tự các vệt nến chảy màu tím nhợt.
Cha Nicolai nhìn xuống con hẻm và nhớ lại mùa đông năm ngoái ở Petersburg, nhớ đến Gapon, Gorki, cuộc viếng thăm của Vitte, những nhà văn thời danh. Cha đã trốn thứ sinh hoạt bận rộn đó để về đây, nơi đô thành yên tĩnh này, để có thể viết cuốn sách mình đang thai nghén. Nhưng thật là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa! Ngày nào người ta cũng tới tấp mời cha đi thuyết giảng và báo cáo. Bữa thì ở trường Cao đẳng nữ sinh, lúc thì ở Câu lạc bộ Triết học - Tôn giáo, hôm thì ở Hội đồng thập tự lúc thì để giúp Quỹ ban thợ thuyền đình công. Cứ điệu này, khéo phải sang Thuỵ Sĩ, tới một vùng núi non heo hút, sống bên một cái hồ yên tĩnh và đầy ánh sáng, làm bạn với trời mây, rừng núi, với thứ không khí thoãng đãng, dễ lan truyền tiếng vang và lúc nào cũng như chờ đợi.
Cha Nicolai quay vào buồng. Cha muốn đi thăm một người bạn hoặc tha thẩn ngoài phố một lát. Nhưng cha sực nhớ triết gia Vyvotosnov, một vị theo chủ thuyết Tolstoy, có hẹn đến gặp cha, cha không thể bỏ đi được. Cha bèn đi đi lại lại trong phòng. Cha nghĩ đến đứa cháu ruột.
Khi rời cái xó hẻo lánh miền Volga lên Petersburg, cha đã mang Yuri tới Moskva, cho cậu đến thăm các gia đình bà con thân thuộc như gia đình Vedeniapin (đằng ngoại của Yuri), Ostromyslenski, Seliavin, Mikhaelit, Sventitski, và Gromeko.
Thời gian đầu, Yuri sống ở nhà Ostromyslenski một ông già lẩm cẩm, lắm lời, mà bà con thân thuộc thường gọi bằng cái tên cộc lốc là lão Fetka. Lão Fetka ăn ở với đứa con gái nuôi tên là Motia như vợ chồng. Bằng việc đó, lão tự coi mình là người dám đảo lộn nền tảng xã hội và đấu tranh cho tư tưởng mới. Nhưng lão tỏ ra không xứng đáng với lòng tin cậy người ta dàng cho lão, thậm chí còn đem tiêu phăng cho bản thân số tiền người ta trao để nuôi nấng Yuri. Yuri liền được gửi tới gia đình giáo sư Gromeko và hiện đang sống ở đấy. Tại gia đình Gromeko, Yuri được gặp một bầu không khí thuận lợi đáng thèm muốn.
Cha Nicolai nghĩ thầm: "Nhà ấy có một bộ ba gồm Yuri, Misa Gordon (bạn học cùng lớp với Yuri) và Tonia (cô con gái chủ nhà). Cái liên minh tay ba ấy cứ chúi đầu nghiền ngẫm cuốn "Ý nghĩa của tình yêu" và "Khúc sonat Crâyse", nên trí khôn bị rối loạn bởi các bài giảng về sự trinh trắng.
Tuổi niên thiếu phải trải qua mọi cơn điên của sự trinh trắng. Nhưng chúng nó qua đã đi quá xa, chúng quá khôn mà không ngoan.
Chúng vừa hết sức kỳ cục, vừa hết sức trẻ con. Lĩnh vực cảm giác nhục dục khiến chúng lo ngại, chẳng biết sao bị chúng gọi là "thô lậu" và chúng đã dùng danh từ ấy vừa đúng chỗ, vừa không đúng chỗ. Một sự lựa chọn từ ngữ rất không đạt. Theo ý chúng "thô lậu" vừa là tiếng gọi của bản năng, vừa là thứ sách báo khiêu dâm, vừa là sự bóc lột người đàn bà và gần như là hết thảy những gì liên quan đến phạm vi thể xác. Chúng đỏ mặt và tái mặt khi nhắc đến hai tiếng ấy! Giá thời gian qua mình ở Moskva, mình đã không để chúng đi quá xa như vậy. - Cha Nicolai nghĩ bụng. Biết xấu hổ là cần, nhưng cái gì cũng có giới hạn thôi…
- Kìa ông Nin Feoctistovich, mời ông vào. - Cha Nicolai chào và bước ra đón khách.
Danh sách chương