Một người bộ dạng lem luốc, hốc hác, dơ dáy vì từ lâu không tắm rửa, nên trông đen sạm đi, vai đeo bị, tay chống gậy, bước tới chỗ tốp người đang đọc thông báo. Mái tóc bù xù, dài trùm gáy chưa có sợi bạc, nêng bộ râu màu nâu sẫm để dài thì đã chớm bạc. Đó là bác sĩ Yuri Zhivago. Chiếc áo lông của chàng chắc đã bị lột mất từ lâu dọc đường hoặc bị đem đổi lấy thức ăn. Chàng mặc chiếc áo cũ rách của kẻ khác, hai ống tay áo quá ngắn, không đủ giữ hơi ấm cho chàng.
Trong cái bị đeo sau lưng, còn một mẩu nhỏ bánh mì mà người ta bố thí cho chàng ở một làng ngoại ô và một miếng mỡ muối. Cách đây gần một giờ, chàng đi vào thành phố từ phía đường xe lửa, và phải mất đứt ngần ấy thời gian mới từ đồn canh phòng cửa ô tới được cái ngã tư này, bởi chàng đã kiệt sức vì những ngày cuốc bộ cuối cùng. Chàng thường dừng chân, cố giữ cho khỏi quỳ xuống ôm hôn những hòn đá của thành phố này, nơi chàng vốn không còn hy vọng được thấy lại bao giờ, và khi thấy lại, chàng mừng vui như gặp người thân còn sống.
Chàng đã đi bộ dọc đường rầy xe lửa rất lâu, suốt nửa cuộc hành trình của mình. Cả tuyến đường ấy đã bị phế bỏ, ngừng hoạt động và bị tuyết phủ dày. Dọc đường, chàng đã đi qua hàng đoàn tàu khách và tàu hàng mà bọn bạch vệ bỏ lại, vì gặp bão tuyết vùi lấp đường, vì hết chất đốt và vì sự bại trận trầm trọng của bọn Konchak. Những đoàn tàu bị tắc đường, phải dừng bánh vĩnh viễn và bị chôn vùi dưới tuyết kia nối liền thành từng chuỗi gần như liên tiếp hàng vài chục dặm. Chúng trở thành chiến luỹ của các toán vũ trang ăn cướp dọc các đường lớn, thành nơi ẩn náu của các chính trị phạm và tù thường phạm vượt ngục, vô tình hoá ra kẻ lang thang thời ấy, nhưng phổ biến hơn cả là trở thành nấm mồ chung của những người chết vì rét, vì bệnh sốt phát ban từng hoành hành suốt dọc tuyến đường và từng cướp hết sinh mạng của nhiều thôn xóm trong vùng.
Giai đoạn vừa qua thật đúng với câu ngạn ngữ cổ: người là chó sói với người. Thấy bóng kẻ khác trên đường, người lữ hành phải vội vã lẩn tránh. Một trong hai khách lữ hành gặp nhau thì kẻ này giết người kia để mình khỏi bị giết. Cá biệt có những trường hợp ăn thịt người. Các luật pháp nhân đạo của xã hội văn minh hết hiệu lực. Luật hiện hành là luật rừng. Người ta nằm mơ thấy mình trở lại thời tiền sử, thời còn ăn lông ở lỗ.
Những bóng người đơn độc, đôi khi lẩn lút hai bên vệ đường hoặc sợ sệt băng qua con đường mòn xa xa, phía trước bác sĩ Zhivago. Chàng cố tránh họ nếu có thể được. Nhiều kẻ thấy chàng quen quen như đã gặp ở đâu. Chàng có cảm tưởng tất cả bọn họ đều từng ở khu căn cứ du kích. Trong phần lớn trường hợp, chàng đã lầm; nhưng một lần chàng quyết không thể nhìn sai. Một gã thiếu niên chui từ trong các ụ tuyết phủ kín một toa tàu hạng nhất dành cho khách quốc tế, ra ngoài đi cầu xong lại chui trở vào, đúng là một chiến sĩ thuộc đoàn quân ở rừng. Ấy là Teresa Galudin mà người ta tưởng đã chết trong cuộc xử bắn hôm nào. Thực ra gã chỉ bị thương và nằm ngất rất lâu, sau đó tỉnh lại, bò khỏi nơi hành hình, lẩn trốn trong rừng sâu, cho đến khi lành vết thương. Bây giờ gã đội tên người khác, bí mật né tránh mọi người, ẩn mình trong các toa tàu bị vùi dưới tuyết, tìm cách về gặp gia quyến ở thành phố Crestovodvigien.
Những cảnh tượng ấy gây ra ấn tượng về một cái gì không phải ở dưới trần gian này, mà là những mảnh vụn của sự sống trên các hành tinh khác bị đưa đến trái đất do một sự lầm lẫn nào đó. Và chỉ có thiên nhiên là vẫn trung thành với lịch sử, phô ra trước tầm mắt đúng như các hoạ sĩ thời hiện đại vẫn miêu tả.
Những buổi chiều mùa đông êm ả, màu xám bạc, màu hồng sẫm. Những ngọn bạch dương đen và mảnh như các nét vẽ trên nền trời hoàng hôn. Những dòng suối đen chảy dưới lớp băng mỏng màu khói xám, giữa hai bờ tuyết chất cao như núi đang bị dòng nước đen chảy bên dưới xói mòn. Một buổi chiều như thế, một buổi chiều lạnh giá, màu xám nhạt, buồn như liễu rủ, hứa hẹn sẽ buông xuống, trước toà nhà có tượng ở thành phố Yuratin.
Bác sĩ Zhigavo đã định bước tới sát bức tường đá của toà nhà để đọc các bản cáo thị của chính phủ. Nhưng mắt chàng lại cứ luôn luôn hướng sang phía đối diện, ngước lên nhìn mấy ô cửa sổ tầng hai của ngôi nhà bên ấy. Mấy cái cửa sổ nhìn ra đường ấy có dạo đã được quét phấn trắng. Trong hai căn phòng ở phía sau các cửa sổ ấy kê đầy các thứ đồ gỗ của người chủ cũ.
Mặc dù giá rét vẫn còn phủ một lớp băng mỏng trong suốt ở phần dưới cửa kính, song rõ ràng hiện giờ lớp phấn đã được chùi sạch. Sự thay đổi ấy có nghĩa gì? Chủ cũ đã về chăng? Hay Lara đã dọn đi, bây giờ nhà ấy có những người khác ở và mọi thứ không còn như trước? Zhivago không thể yên tâm khi chưa biết những điều đó. Chàng không chế ngự được sự hồi hộp. Chàng bèn qua đường, bước vô cổng chính vào nhà và bắt đầu leo lên cái cầu thang quen thuộc, vô cùng thân thiết đối với tâm hồn chàng. Đã bao lần, ở khu căn cứ du kích, chàng vẫn hình dung các bậc thang đúc bằng gang, với các lỗ trống hình hoa văn mà chàng không sao quên được. Ngày xưa đến khúc quanh, khi nhìn xuống chân, qua các lỗ trống ấy, chàng thấy dưới gầm cầu thang những chiếc thùng xách nước và chậu thau hư cùng mấy cái ghế gãy chân vứt lăn lóc. Bây giờ chàng thấy vẫn y nguyên như vậy. Không có gì thay đổi, tất cả vẫn như cũ. Zhivago gần như biết ơn cái cầu thang vì sự trung thành của nó với quá khứ.
Dạo trước, ngoài cửa sổ có một cái chuông, nhưng nó đã hư, không còn kêu nữa từ hồi chàng chưa bị du kích bắt vào rừng. Chàng định gõ cửa, nhưng thấy bây giờ nó được khoá theo kiểu mới, bằng một chiếc khoá treo nặng chình chịch, luồn qua hai cái đinh khuy được vặn ốc rất vụng về vào cánh cửa gỗ sồi mà lớp trang trí mỹ thuật đã bị tróc đi đôi chỗ. Ngày xưa, không ai chấp nhận sự dã man kiểu này. Người ta toàn sử dụng ổ khoá ngầm, rất chắc chắn, và khi hư sẽ mời thợ đến chữa cẩn thận. Chi tiết nhỏ mọn này đã chứng tỏ, theo cách nói riêng của nó, sự thoái bộ chung khá rõ ràng bây giờ.
Zhivago tin rằng hai mẹ con Lara không có nhà; có lẽ cũng chẳng có mặt ở Yuratin, thậm chí chẳng còn trên đời này nữa. Chàng đã sẵn sàng tiếp nhận những nỗi thất vọng ghê gớm nhất. Chỉ là vì muốn cho yên lòng, mà chàng quyết định thò tay vào cái lỗ hổng vẫn khiến cả chàng lẫn bé Katenka đều sợ. Chàng đạp chân vào tường, để khỏi chạm tay vào chuột trong cái hốc tường kia. Chàng không hy vọng tìm thấy được cái gì ở chỗ qui ước ấy cả. Lỗ hổng được một hòn gạch chẹn bên ngoài. Zhivago kéo hòn gạch ra và thò tay vào: ồ, kỳ diệu chưa? Chìa khoá và lá thư? Thư khá dài, viết trên một tờ giấy rộng.
Chàng bước ra chỗ cửa sổ đầu cầu thang. Kỳ diệu và khó tin hơn nữa, lá thư ấy viết cho chàng? Chàng đọc ngấu nghiến:
"Lạy chúa, hạnh phúc biết chừng nào? Người ta bảo anh vẫn còn sống và đã trở về. Họ nhìn thấy anh ở quanh đâu đây, bèn chạy đến báo tin cho em biết. Em đoán rằng trước tiên anh sẽ vội về Varykino, nên em tự mang Katenka đến đó. Tuy nhiên, em vẫn cất chìa khoá vào chỗ cũ, để nếu anh có tới… thì anh cứ chờ em quay về, đừng đi đâu anh nhé. À mà anh chưa biết, bây giờ em ở hai phòng đằng trước, chỗ nhìn ra phố ấy. Vả lại anh cũng tự đoán được thôi. Nhà quá rộng, cứ bỏ không mãi, em đành bán bớt một số đồ gỗ của chủ cũ. Em để lại một ít thức ăn, chủ yếu là khoai hầm. Anh nhớ lấy bàn ủi hoặc một vật gì nặng chặn thêm lên nắp xoong, như em đã làm, để chuột khỏi vào. Em sung sướng vô cùng".
Trang thứ nhất chấm hết ở câu này. Zhivago không để ý là mặt sau tờ giấy cũng chi chít chữ. Chàng đưa lá thư lên môi, sau đó không nhìn nó, gấp lại, cất vào túi cùng với chiếc chìa khoá. Một nỗi đau đớn ghê gớm, nhức nhối tâm can xen vào niềm sung sướng điên cuồng của chàng. Nếu nàng không chút ngần ngại đến Varykino và chẳng giải thích thêm một lời nào, tức là gia đình chàng không còn ở đó. Ngoài nỗi lo lắng do chi tiết ấy gây ra, chàng còn cảm thấy đau buồn vô hạn cho những người thân của mình. Tại sao Lara không một lời nhắc đến họ, đến chỗ ở hiện nay của họ, tựa hồ nói chung không hề có họ trên đời.
Trong cái bị đeo sau lưng, còn một mẩu nhỏ bánh mì mà người ta bố thí cho chàng ở một làng ngoại ô và một miếng mỡ muối. Cách đây gần một giờ, chàng đi vào thành phố từ phía đường xe lửa, và phải mất đứt ngần ấy thời gian mới từ đồn canh phòng cửa ô tới được cái ngã tư này, bởi chàng đã kiệt sức vì những ngày cuốc bộ cuối cùng. Chàng thường dừng chân, cố giữ cho khỏi quỳ xuống ôm hôn những hòn đá của thành phố này, nơi chàng vốn không còn hy vọng được thấy lại bao giờ, và khi thấy lại, chàng mừng vui như gặp người thân còn sống.
Chàng đã đi bộ dọc đường rầy xe lửa rất lâu, suốt nửa cuộc hành trình của mình. Cả tuyến đường ấy đã bị phế bỏ, ngừng hoạt động và bị tuyết phủ dày. Dọc đường, chàng đã đi qua hàng đoàn tàu khách và tàu hàng mà bọn bạch vệ bỏ lại, vì gặp bão tuyết vùi lấp đường, vì hết chất đốt và vì sự bại trận trầm trọng của bọn Konchak. Những đoàn tàu bị tắc đường, phải dừng bánh vĩnh viễn và bị chôn vùi dưới tuyết kia nối liền thành từng chuỗi gần như liên tiếp hàng vài chục dặm. Chúng trở thành chiến luỹ của các toán vũ trang ăn cướp dọc các đường lớn, thành nơi ẩn náu của các chính trị phạm và tù thường phạm vượt ngục, vô tình hoá ra kẻ lang thang thời ấy, nhưng phổ biến hơn cả là trở thành nấm mồ chung của những người chết vì rét, vì bệnh sốt phát ban từng hoành hành suốt dọc tuyến đường và từng cướp hết sinh mạng của nhiều thôn xóm trong vùng.
Giai đoạn vừa qua thật đúng với câu ngạn ngữ cổ: người là chó sói với người. Thấy bóng kẻ khác trên đường, người lữ hành phải vội vã lẩn tránh. Một trong hai khách lữ hành gặp nhau thì kẻ này giết người kia để mình khỏi bị giết. Cá biệt có những trường hợp ăn thịt người. Các luật pháp nhân đạo của xã hội văn minh hết hiệu lực. Luật hiện hành là luật rừng. Người ta nằm mơ thấy mình trở lại thời tiền sử, thời còn ăn lông ở lỗ.
Những bóng người đơn độc, đôi khi lẩn lút hai bên vệ đường hoặc sợ sệt băng qua con đường mòn xa xa, phía trước bác sĩ Zhivago. Chàng cố tránh họ nếu có thể được. Nhiều kẻ thấy chàng quen quen như đã gặp ở đâu. Chàng có cảm tưởng tất cả bọn họ đều từng ở khu căn cứ du kích. Trong phần lớn trường hợp, chàng đã lầm; nhưng một lần chàng quyết không thể nhìn sai. Một gã thiếu niên chui từ trong các ụ tuyết phủ kín một toa tàu hạng nhất dành cho khách quốc tế, ra ngoài đi cầu xong lại chui trở vào, đúng là một chiến sĩ thuộc đoàn quân ở rừng. Ấy là Teresa Galudin mà người ta tưởng đã chết trong cuộc xử bắn hôm nào. Thực ra gã chỉ bị thương và nằm ngất rất lâu, sau đó tỉnh lại, bò khỏi nơi hành hình, lẩn trốn trong rừng sâu, cho đến khi lành vết thương. Bây giờ gã đội tên người khác, bí mật né tránh mọi người, ẩn mình trong các toa tàu bị vùi dưới tuyết, tìm cách về gặp gia quyến ở thành phố Crestovodvigien.
Những cảnh tượng ấy gây ra ấn tượng về một cái gì không phải ở dưới trần gian này, mà là những mảnh vụn của sự sống trên các hành tinh khác bị đưa đến trái đất do một sự lầm lẫn nào đó. Và chỉ có thiên nhiên là vẫn trung thành với lịch sử, phô ra trước tầm mắt đúng như các hoạ sĩ thời hiện đại vẫn miêu tả.
Những buổi chiều mùa đông êm ả, màu xám bạc, màu hồng sẫm. Những ngọn bạch dương đen và mảnh như các nét vẽ trên nền trời hoàng hôn. Những dòng suối đen chảy dưới lớp băng mỏng màu khói xám, giữa hai bờ tuyết chất cao như núi đang bị dòng nước đen chảy bên dưới xói mòn. Một buổi chiều như thế, một buổi chiều lạnh giá, màu xám nhạt, buồn như liễu rủ, hứa hẹn sẽ buông xuống, trước toà nhà có tượng ở thành phố Yuratin.
Bác sĩ Zhigavo đã định bước tới sát bức tường đá của toà nhà để đọc các bản cáo thị của chính phủ. Nhưng mắt chàng lại cứ luôn luôn hướng sang phía đối diện, ngước lên nhìn mấy ô cửa sổ tầng hai của ngôi nhà bên ấy. Mấy cái cửa sổ nhìn ra đường ấy có dạo đã được quét phấn trắng. Trong hai căn phòng ở phía sau các cửa sổ ấy kê đầy các thứ đồ gỗ của người chủ cũ.
Mặc dù giá rét vẫn còn phủ một lớp băng mỏng trong suốt ở phần dưới cửa kính, song rõ ràng hiện giờ lớp phấn đã được chùi sạch. Sự thay đổi ấy có nghĩa gì? Chủ cũ đã về chăng? Hay Lara đã dọn đi, bây giờ nhà ấy có những người khác ở và mọi thứ không còn như trước? Zhivago không thể yên tâm khi chưa biết những điều đó. Chàng không chế ngự được sự hồi hộp. Chàng bèn qua đường, bước vô cổng chính vào nhà và bắt đầu leo lên cái cầu thang quen thuộc, vô cùng thân thiết đối với tâm hồn chàng. Đã bao lần, ở khu căn cứ du kích, chàng vẫn hình dung các bậc thang đúc bằng gang, với các lỗ trống hình hoa văn mà chàng không sao quên được. Ngày xưa đến khúc quanh, khi nhìn xuống chân, qua các lỗ trống ấy, chàng thấy dưới gầm cầu thang những chiếc thùng xách nước và chậu thau hư cùng mấy cái ghế gãy chân vứt lăn lóc. Bây giờ chàng thấy vẫn y nguyên như vậy. Không có gì thay đổi, tất cả vẫn như cũ. Zhivago gần như biết ơn cái cầu thang vì sự trung thành của nó với quá khứ.
Dạo trước, ngoài cửa sổ có một cái chuông, nhưng nó đã hư, không còn kêu nữa từ hồi chàng chưa bị du kích bắt vào rừng. Chàng định gõ cửa, nhưng thấy bây giờ nó được khoá theo kiểu mới, bằng một chiếc khoá treo nặng chình chịch, luồn qua hai cái đinh khuy được vặn ốc rất vụng về vào cánh cửa gỗ sồi mà lớp trang trí mỹ thuật đã bị tróc đi đôi chỗ. Ngày xưa, không ai chấp nhận sự dã man kiểu này. Người ta toàn sử dụng ổ khoá ngầm, rất chắc chắn, và khi hư sẽ mời thợ đến chữa cẩn thận. Chi tiết nhỏ mọn này đã chứng tỏ, theo cách nói riêng của nó, sự thoái bộ chung khá rõ ràng bây giờ.
Zhivago tin rằng hai mẹ con Lara không có nhà; có lẽ cũng chẳng có mặt ở Yuratin, thậm chí chẳng còn trên đời này nữa. Chàng đã sẵn sàng tiếp nhận những nỗi thất vọng ghê gớm nhất. Chỉ là vì muốn cho yên lòng, mà chàng quyết định thò tay vào cái lỗ hổng vẫn khiến cả chàng lẫn bé Katenka đều sợ. Chàng đạp chân vào tường, để khỏi chạm tay vào chuột trong cái hốc tường kia. Chàng không hy vọng tìm thấy được cái gì ở chỗ qui ước ấy cả. Lỗ hổng được một hòn gạch chẹn bên ngoài. Zhivago kéo hòn gạch ra và thò tay vào: ồ, kỳ diệu chưa? Chìa khoá và lá thư? Thư khá dài, viết trên một tờ giấy rộng.
Chàng bước ra chỗ cửa sổ đầu cầu thang. Kỳ diệu và khó tin hơn nữa, lá thư ấy viết cho chàng? Chàng đọc ngấu nghiến:
"Lạy chúa, hạnh phúc biết chừng nào? Người ta bảo anh vẫn còn sống và đã trở về. Họ nhìn thấy anh ở quanh đâu đây, bèn chạy đến báo tin cho em biết. Em đoán rằng trước tiên anh sẽ vội về Varykino, nên em tự mang Katenka đến đó. Tuy nhiên, em vẫn cất chìa khoá vào chỗ cũ, để nếu anh có tới… thì anh cứ chờ em quay về, đừng đi đâu anh nhé. À mà anh chưa biết, bây giờ em ở hai phòng đằng trước, chỗ nhìn ra phố ấy. Vả lại anh cũng tự đoán được thôi. Nhà quá rộng, cứ bỏ không mãi, em đành bán bớt một số đồ gỗ của chủ cũ. Em để lại một ít thức ăn, chủ yếu là khoai hầm. Anh nhớ lấy bàn ủi hoặc một vật gì nặng chặn thêm lên nắp xoong, như em đã làm, để chuột khỏi vào. Em sung sướng vô cùng".
Trang thứ nhất chấm hết ở câu này. Zhivago không để ý là mặt sau tờ giấy cũng chi chít chữ. Chàng đưa lá thư lên môi, sau đó không nhìn nó, gấp lại, cất vào túi cùng với chiếc chìa khoá. Một nỗi đau đớn ghê gớm, nhức nhối tâm can xen vào niềm sung sướng điên cuồng của chàng. Nếu nàng không chút ngần ngại đến Varykino và chẳng giải thích thêm một lời nào, tức là gia đình chàng không còn ở đó. Ngoài nỗi lo lắng do chi tiết ấy gây ra, chàng còn cảm thấy đau buồn vô hạn cho những người thân của mình. Tại sao Lara không một lời nhắc đến họ, đến chỗ ở hiện nay của họ, tựa hồ nói chung không hề có họ trên đời.
Danh sách chương