Ảo ảnh.
Lúc bốn giờ, bốn người bạn lại tụ tập ở nhà Athos. Những băn khoăn lo lắng của họ về việc mua sắm quân trang đã hoàn toàn biến mất. Trên khuôn mặt mỗi người chỉ còn lại những nét ưu tư thầm kín riêng tư nữa mà thôi, vì đằng sau mọi hạnh phục hiện thời lại ẩn giấu một nỗi lo sẽ tới.
Bất thình lình Planchet bước vào mang theo hai bức thư gửi cho D' Artagnan.
Một bức là một thư ngắn gấp rất lịch sự theo chiều dài với dấu xi màu xanh in một con bồ câu ngậm một nhánh cỏ xanh.
Bức kia là một tờ giấy vuông rất to và chói lòa những huy hiệu khủng khiếp của Đức ông Giáo chủ Quận công.
Vừa nhìn thấy bức thư nhỏ trái tim D' Artagnan đã nhảy lên bởi chàng đã nhận ra nét chữ, và cho dù mới chỉ được nhìn nét chữ ấy có một lần, nó vẫn còn được ghi nhớ tận đáy lòng đấy.
Chàng cầm lấy bức thư nhỏ, bóc ngay ra đọc:
"Thứ tư tới, ông hãy đi dạo từ sáu đến bảy giờ tối, trên đưòng Sayô, và chú ý nhìn vào những xe ngựa bốn bánh đi qua nhưng nếu ông quan tâm đến tính mạng của mình và đến tính mạng của những con người yêu ông, thì đừng nói một câu, đừng làm một hành động gì để có thể làm người ta tin rằng ông đã nhận ra người đang dám hứng chịu mọi điều để được nhìn thấy ông một lát".
Không ký tên.
Một cái bẫy đấy - Athos nói - Đừng đi, D' Artagnan.
- Thế nhưng hình như tôi nhận ra nét chữ.
- Có thể là giả mạo thôi - Athos nói tiếp - Vào lúc sáu bảy giờ, lúc đó đường Sayô vắng ngắt, chả khác gì cậu đi dạo ở rừng Bôngđy.
- Nhưng nếu đi tất cả chúng ta? - D' Artagnan nói - Mẹ kiếp!
- Chả lẽ chúng ăn tươi nuốt sống được cả bốn chúng ta, lại còn bốn người hầu, rồi ngựa, rồi vũ khí nữa? - Mà cũng sẽ là dịp để cho biết quân trang của ta chứ - Porthos nói.
- Nhưng nếu đúng là một người đàn bà viết - Athos nói - và người đàn bà ấy lại không muốn bị nhìn thấy, thử nghĩ xem như vậy có phải là làm hại người ta không, D' Artagnan, cái đó không xứng với tư cách một nhà quý tộc.
- Thì chúng ta sẽ đứng ở phía sau, một mình D' Artagnan tiến lên trước.
- Nhưng nhỡ một phát súng ngắn sẽ bắn ra từ một eỗ xe phi nước đại phóng qua.
- Ồ, - D' Artagnan nói - Bắn trúng thế nào được tôi, và chúng ta sẽ đuổi kịp chiếc xe, sẽ giết sạch những đứa trong xe. Như thế lại càng bớt đi kẻ thù.
- Cậu ấy nói đúng đấy - Porthos nói - Đánh nhau thôi! Ta thử vũ khí một thể.
- Ờ thì vui vẻ một chút vậy? - Aramis nhẹ nhàng và uể oải nói.
- Tùy các cậu thôi - Athos nói.
- Thưa các vị - D' Artagnan nói - Bây giờ là bốn giờ rưỡi. Chúng ta còn kịp vào lúc sáu giờ đã ở trên đường Sayô.
- Mà, nếu chúng ta ra đấy muộn quá, họ sẽ không gặp chúng ta, thế thì tiếc lắm. Vậy chuẩn bị đi là vừa.
- Nhưng còn bức thư thứ hai - Athos nói - cậu quên rồi à, tôi thấy hình như dấu xi cũng tỏ ra đáng bóc ra xem rồi. Còn như tôi, D' Artagnan thân mến ạ, tôi tuyên bố với cậu là mình quan tâm đến nó hơn là mẩu giấy lăng nhăng cậu vừa luồn nhẹ vào ngực cậu đấy.
D' Artagnan đỏ mặt nói:
- Thôi được. Để xem Đức ông muốn gì ở tôi nào.
Rồi bóc thư đọc:
"Ông D' Artagnan, vệ binh của nhà Vua, thuộc đại đội ông des Essarts, có mặt tại dinh Đức Giáo chủ lúc tám giờ.
La Hudnie
Đại úy cận vệ.
- Mẹ kiếp! - Athos nói - Một cuộc hẹn đáng gờm khác hẳn cuộc hẹn kia.
- Xong cuộc hẹn kia, tôi sẽ đến cuộc hẹn này - D' Artagnan nói - Một cuộc lúc bảy giờ. Một cuộc lúc tám giờ. Vẫn đủ thì giờ để đến cả hai.
- Hừm! Tôi thì tôi không đi đâu - Aramis nói - Một kỵ sĩ hào hoa không thể để lỡ hẹn với một người đàn bà. Nhưng một nhà quý tộc thận trọng có thể cáo lỗi để khỏi đến gặp Đức ông, nhất là khi lại có lý do nào đấy để tin là không phải đến để được ban khen.
- Tôi tán thành ý kiến của Aramis - Porthos nói.
D' Artagnan trả lời:
- Thưa các vị, tôi đã nhận được lời mời tương tự của Đức ông do ông De Cavoa chuyển đến, tôi đã phớt lờ và hôm sau tôi gặp ngay một đại bất hạnh! Nàng Constance biến mất. Muốn ra sao thì ra, tôi cũng cứ đến.
- Đã nhất định như thế - Athos nói - thì cứ đi.
- Nhưng còn ngục Bastille? - Athos nói.
- Thế ư? Thế thì các anh sẽ lôi tôi ra.
- Chắc chắn rồi - Aramis và Porthos cùng trả lời thẳng băng như thể không có gì đơn giản hơn thế - Chắc chắn là chúng mình phải lôi cậu ra rồi. Nhưng, trong khi chờ đợi, vì ngày kia chúng ta phải đi rồi, tốt nhất cậu đừng có đùa với ngục Bastille đó.
- Ta làm thế này tốt hơn - Athos nói - Không rời khỏi cậu ấy tối nay. Mỗi người đợi cậu ấy ở một cửa lâu đài kèm thêm ba lính ngự lâm đằng sau nữa. Nếu ta thấy một chiếc xe nào đi ra mà cửa xe đóng hoặc đáng ngờ, là ta nhẩy bổ lên. Mà cũng đã lâu rồi ta không kiếm cớ sinh sự với bọn cận vệ của Giáo chủ, ông De Treville lại tưởng chúng ta chết cả rồi.
- Dứt khoát Athos sinh ra là để làm đại tướng rồi - Aramis nói - Các vị thấy kế hoạch ấy thế nào?
- Tuyệt vời! - Tất cả đều đồng thanh hô lên.
- Vậy thì! - Porthos nói - Tôi chạy về dinh trại, báo cho các bạn tôi chuẩn bị sẵn sàng vào lúc tám giờ cho cuộc hẹn sẽ diễn ra ở quảng trường Lâu đài Giáo chủ, còn các anh, bảo bọn người hầu gióng yên cương đi.
- Nhưng tôi, tôi không có ngựa - D' Artagnan nói - Tôi sẽ mượn một con ở chỗ ông De Treville vậy.
- Không cần thiết - Aramis nói - Cậu lấy một con ở chỗ tôi.
- Vậy anh có những bao nhiêu đấy - D' Artagnan hỏi.
- Ba con - Aramis mỉm cười trả lời.
- Bạn thân mến, Athos nói - thế thì cậu chắc chắn là nhà thơ cao giá nhất nước Pháp và xứ Nava rồi. Nghe đây, Aramis thân mến, cậu không biết làm gì với những ba con ngựa, có phải không? Thế thì tôi không hiểu sao cậu lại đi mua những ba con.
- Không, con thứ ba mới được dắt đến cho tôi do một gia nhân không mặc quần áo hầu cũng không muốn nói mình là người của ai, mà chỉ khẳng định là tuân lệnh của ông chủ…
- Ông chủ hay bà chủ - D' Artagnan ngắt lời.
- Chuyện đó không quan trọng - Aramis đỏ mặt lên - Và khẳng định với tôi, tôi muốn nói, tuân lệnh của bà chủ buộc con ngựa đó vào chuồng ngựa của tôi, không được nói nó từ đâu đến.
- Chỉ đối với những nhà thơ, mới có được những chuyện đó! - Athos nghiêm trang nói.
- Thôi được, trường trường hợp ấy, D' Artagnan nói - Anh sẽ cưỡi con nào, con anh mua hay con người ta tặng?
- Tất nhiên con người ta tặng rồi. Cậu hiểu chứ, tôi không thể làm cái chuyện vô sỉ ấy…
- Với người trao tặng xa lạ - D' Artagnan nói tiếp.
- Hay người đàn bà trao tặng bí ẩn - Athos nói.
- Vậy con anh đã mua trở nên không cần thiết?
- Gần như thế.
- Và tự anh chọn lấy?
- Một cách cẩn thận nhất. Cậu biết đấy, sự an toàn của một kỵ sĩ hầu như luôn phụ thuộc vào con ngựa của mình.
- Vậy thì, anh hãy để lại cho tôi với giá anh mua?
- Tôi đang định tặng cậu, D' Artagnan thân mến ạ, chuyện vặt, bao giờ cậu trả tôi thì trả.
- Anh mua giá bao nhiêu?
- Tám trăm quan.
- Vậy đây là bốn mươi đồng pitxtôn đôi bạn thân mến - D' Artagnan vừa nói vừa lấy tiền trong túi ra - Tôi biết tiền này là tiền trả cho thơ của anh.
- Cậu giàu gớm nhỉ? - Aramis nói.
- Giàu, đại phú ấy chứ!
- Và D' Artagnan lắc số pitxtôn còn lại xủng xoảng trong túi.
- Sai đem bộ yên của cậu đến dinh trại Ngự lâm quân, rồi đưa ngay ngựa của cậu về đây.
- Tốt lắm. Nhưng sắp năm giờ rồi. Ta mau lên thôi.
Mười lăm phút sau, Porthos hiện ra ở đầu phố Fréjus trên con ngựa nòi Tây Ban Nha cực đẹp. Mousqueton theo sau trên con ngựa vùng Ôvécnhơ, nhỏ nhưng rất đẹp, Porthos rạng rõ mềm vui và kiêu hãnh.
Đồng thời Aramis cũng hiện ra ở đầu phố đằng kia, trên một con thiên lý mã Anh quốc tuyệt đẹp. Bazin theo sau trên con ngựa đốm dắt theo một con ngựa Mếchklembua Đức vạm vỡ, chính là con của D' Artagnan.
Hai chàng ngự lâm gặp nhau ở cửa nhà Athos và D' Artagnan qua cửa sổ đang nhìn họ.
- Quỷ thật! - Aramis nói - Porthos thân mến, cậu có con ngựa thật lộng lẫy.
Porthos trả lời:
- Ử nó chính là con ngựa người ta phải gửi cho mình ngay lúc đầu. Lão chồng giở trò đểu thay nó bằng con khác, nhưng lão ta đã bị trừng phạt và mình đã hoàn toàn toại nguyện.
Planchet và Grimaud cũng lần lượt xuất hiện, tay dắt ngựa của chủ, D' Artagnan và Athos đi xuống, nhảy lên yên, đến gần các đồng đội, rồi cả bốn cùng lên đường. Athos trên lưng ngựa nhờ nhẫn của vợ, Aramis trên con ngựa người tình trao, Porthos, ngựa lấy của bà biện lý, và D' Artagnan trên con ngựa có được nhờ vận may của người tình coi là tốt nhất.
Những người hầu đi theo.
Như Porthos đã nghĩ, cuộc diễu hành người ngựa có hiệu quả tốt. Và nếu bà Coquenard gặp Porthos đường bệ trên con tuấn mã Tây Ban Nha, có nhẽ bà ta sẽ không tiếc việc bà ta đã làm rỉ máu chiếc két sắt của chồng mình.
Đến gần điện Louvre, bốn người bạn gặp ông De Treville, từ cửa ô Saint Jean Germain trở về. Ông ngăn họ lại để chúc mừng việc sắm sửa quân trang của họ. Một lát thôi, đã có hàng trăm kẻ vô công rồi nghề xúm lại quanh họ.
D' Artagnan nhân dịp này nói với ông De Treville về bức thư có dấu niêm phong đỏ lớn và có gia huy tước công. Tất nhiên về bức thư kia, chàng không hé một lời.
Ông De Treville tán thành quyết định của chàng và bảo đảm với chàng, nếu ngày mai không thấy chàng trở về ông sẽ có cách, tìm chàng dù bất kỳ chàng ở đâu.
Đúng lúc đó, đồng hồ nhà thờ Samaritain điểm sáu giờ, bốn người bạn vin cớ có cuộc hẹn, cáo lui ông De Treville.
Phi ngựa một lúc họ đã ở trên con đường Sayô. Trời bắt đầu tà, xe cộ đi qua đi lại, D' Artagnan giữ khoảng cách với các bạn vài bước, phóng mắt nhìn sâu vào trong các cỗ xe, chẳng thấy một khuôn mặt quen thuộc nào cả.
Cuối cùng, sau mười lăm phút chờ đợi, và hoàng hôn đã buông xuống hoàn toàn, một chiếc xe hiện ra từ đường Sevre phi nước đại đến. Một dự cảm báo trước cho D' Artagnan rằng chiếc xe đó có người đã hẹn chàng. Chàng trai trẻ hết sức ngạc nhiên khi cảm thấy tim mình đập mạnh đến thế. Hầu như ngay tức thì, đầu một người đàn bà thò ra khỏi cửa xe, hai ngón tay đưa lên miệng như thể dặn dò hãy lặng im hoặc như để gửi một cái hôn, D' Artagnan khẽ kêu lên một tiếng vui mừng, người đàn bà đó, hay đúng hơn là sự hiện diện đó, bởi chiếc xe vút qua quá nhanh như một ảo ảnh, đó là bà Bonacieux.
D' Artagnan nhớ lại lời dặn dò đó: "Nếu ông quan tâm đến mạng sống của ông và của những người yêu ông, ông hãy lặng im như thể ông không trông thấy cái gì hết".
Chàng dừng lại, run lên không phải vì mình mà là vì người đàn bà rõ ràng dám xả thân trong hiểm họa lớn lao để trao cho chàng cuộc hẹn hò này.
Chiếc xe tiếp tục đường đi của nó với hết tốc lực về phía Paris và biến mất.
D' Artagnan vẫn đứng đó, ngớ ra, và không biết nghĩ thế nào nữa. Nếu đó đúng là bà Bonacieux và nếu nàng trở về Paris thật, tại sao lại là cuộc hẹn hò trốn tránh, tại sao lại chỉ là một sự trao đổi đơn thuần trong ánh mắt, tại sao chỉ chiếc hôn gió mà thôi? Mặt khác, nếu không phải là nàng, mà có thể thế lắm chứ, vì trời không còn sáng mấy làm cho rất dễ nhìn nhầm, nếu không phải là nàng, chẳng phải đây là sự bắt đầu một thủ đoạn dựng lên chống lại chàng bằng cái mồi là người đàn bà mà người ta biết chàng yêu hay sao?
Ba người bạn lại gần chàng. Cả ba hoàn toàn trông thấy đầu người đàn bà hiện ra ở cửa xe, nhưng không ai trong họ, trừ Athos, quen biết bà Bonacieux. Ý kiến của Athos, thì đúng là nàng nhưng chàng ít quan tâm hơn D' Artagnan đến bộ mặt xinh đẹp đó mà còn tin là đã nhìn thấy một cái đầu thứ hai, đầu đàn ông ở tít mãi trong xe.
- Nếu là như vậy - D' Artagnan nói - chắc là chúng chuyển nàng từ nhà tù này sang nhà tù khác. Nhưng chúng định làm gì con người đáng thương ấy, và làm thế nào để tôi gặp lại được nàng đây?
- Cậu bạn này - Athos nghiêm trang nói - Hãy nhớ chỉ có người chết mới không gặp được ở trên đời thôi. Cậu cũng biết ít nhiều về chuyện đó như tôi, có phải không? Mà nếu người tình của cậu không chết, nếu nàng chính là người mà chúng ta vừa nhìn thấy thì ngày một ngày hai cậu sẽ tìm lại được nàng. Và có lẽ Chúa ơi - chàng nói tiếp với cái giọng chán đời riêng có ở chàng - có lẽ còn gặp sớm hơn là cậu muốn cũng nên.
Đồng hồ điểm bẩy giờ rưỡi, chiếc xe đến chậm hai mươi phút. Các bạn nhắc D' Artagnan, chàng còn có một cuộc thăm viếng nữa, đồng thời lưu ý chàng vẫn còn thì giờ để hủy bỏ.
Nhưng D' Artagnan vứa bướng bỉnh vừa tò mò. Chàng nghĩ nhất định mình sẽ đến Lâu đài Giáo chủ và chàng sẽ biết được Đức ông muốn nói gì với mình. Vậy nên không gì có thể làm chàng thay đổi được quyết định của mình.
Đến phố Thánh Ônôrrê và quảng trường Lâu đài Giáo chủ, cả mười hai người lính ngự lâm được mời đến đang dạo quanh chờ đồng bạn. Chỉ tới đây, họ mới giải thích cho những người này vấn đề là chuyện gì.
D' Artagnan được biết đến rất nhiều trong đơn vị ngự lâm được trọng vọng của nhà Vua, và họ đều biết sẽ có ngày chàng đứng vào hàng ngũ đó. Họ đã coi chàng như một đồng đội trước rồi. Từ những tiền lệ ấy, ai nấy đều nhiệt tình nhận nhiệm vụ mình được mời làm, hơn nữa, rất có thể, được dịp trả đũa Giáo chủ và bọn người của ông ta một vố, và đối với những việc chinh chiến như thế, các nhà quý tộc uy tín ấy bao giờ cũng sẵn sàng.
Athos chia họ làm ba nhóm, chàng chỉ huy một nhóm, nhóm thứ hai giao cho Aramis và nhóm thứ ba cho Porthos rồi mỗi nhóm phục kích ở trước một lối ra.
D' Artagnan về phần mình hiên ngang đi vào qua cổng chính.
Cho dù cảm thấy được yểm trợ mạnh mẽ, chàng không phải không lo lắng khi leo từng bước lên cầu thang lớn. Việc chàng đối xử với Milady ít nhiều giống như một sự phản bội, và chàng ngờ có những mối quan hệ chính trị giữa người đàn bà đó với Giáo chủ. Thêm nữa, De Wardes, người mà chàng suýt giết chết lại là một trong số người trung thành với Đức ông, và D' Artagnan biết nếu như Đức ông tàn bạo với kẻ thù, thì với bạn bè, ông lại rất gắn bó.
D' Artagnan lắc đầu tự nhủ: "Nếu De Wardes đã kể hết mọi việc của bọn ta với Giáo chủ, mà chắc là như thế, và nếu Giáo chủ nhận ra, có thể như thế lắm, ta phải coi mình gần như một kẻ đã bị tuyên án. Nhưng tại sao ông ta lại chờ đến tận hôm nay? Hoàn toàn đơn giản thôi, Milady chắc đã khiếu nại chống ta, làm bộ vô cùng đau khổ khiến càng thêm dễ thương. Và thế là cái tội cuối cùng này chắc sẽ làm tràn bình nước.
May thay, chàng nghĩ thêm, những bạn tốt của ta đều ở dưới kia. Họ sẽ không để chúng mang ta đi mà không bảo vệ ta. Tuy nhiên đại đội ngự lâm quân của ông De Treville không thể tự mình gây chiến với Giáo chủ, kẻ bố trí lực lượng của toàn nước Pháp, và đứng trước ông ta, Hoàng hậu thì bất lực, và nhà Vua cũng không đủ quyết tâm. D' Artagnan, này anh bạn, cậu can trường, cậu có những phẩm tính ưu việt, nhưng đàn bà sẽ làm cậu nguy khốn!"
Chàng đi đến kết luận đáng buồn ấy, khi bước vào tiền sảnh.
Chàng trao bức thư của mình cho nha môn, người này dẫn chàng vào phòng đợi, rồi vào sâu mãi phía trong.
Trong phòng đợi, có năm hoặc sáu vệ binh của Giáo chủ, và đều nhận ra D' Artagnan và biết chính là chàng đã làm bị thương De Jussac, nhìn chàng bằng một nụ cười đặc biệt.
Nụ cười đó có vẻ là một điềm gở. Có điều, chàng Gascogne không phải dễ bị dọa nạt, hoặc đúng hơn nhờ lòng kiêu hãnh lớn bẩm sịnh của dân xứ ấy, chàng không dễ để nhận ra những gì đang diễn ra trong tâm hồn mình, khi mà cái điều đang diễn ra ấy giống như một sự sợ hãi. Chàng hiên ngang đứng trụ, tay chống nạnh, thái độ không thiếu vẻ đường bệ.
Viên nha môn quay lại và ra hiệu cho D' Artagnan đi theo hắn. Chàng thấy hình như khi nhìn chàng đi khỏi, bọn cận vệ xì xào gì với nhau.
Chàng đi theo một hành lang, xuyên qua một phòng khách vào một thư viện và thấy trước mặt là một người ngồi trước một bàn giấy và đang viết.
Viên nha môn dẫn chàng vào rồi rút lui không nói một câu.
D' Artagnan vẫn đứng và quan sát người kia.
Lúc đầu, D' Artagnan cứ tưởng mình có việc với một nhân viên thẩm phán nào đó đang nghiên cứu hồ sơ của mình, nhưng chàng thấy người ngồi bàn giấy viết hoặc đúng hơn là đang chữa những câu dài ngắn khác nhau, vừa ngắt nhịp các từ theo các ngón tay. Chàng thấy mình đang đứng trước mặt một nhà thơ.
Một lát sau, nhà thơ gấp lại bản thảo trong một bìa ngoài có đề "Miaram, bi kịch năm hồi" và ngẩng đầu lên.
D'Artagnan nhận ra là Giáo chủ.
Alexandre Dumas
Ba người lính ngự lâm
Dịch giả: Nguyễn Bản
Lúc bốn giờ, bốn người bạn lại tụ tập ở nhà Athos. Những băn khoăn lo lắng của họ về việc mua sắm quân trang đã hoàn toàn biến mất. Trên khuôn mặt mỗi người chỉ còn lại những nét ưu tư thầm kín riêng tư nữa mà thôi, vì đằng sau mọi hạnh phục hiện thời lại ẩn giấu một nỗi lo sẽ tới.
Bất thình lình Planchet bước vào mang theo hai bức thư gửi cho D' Artagnan.
Một bức là một thư ngắn gấp rất lịch sự theo chiều dài với dấu xi màu xanh in một con bồ câu ngậm một nhánh cỏ xanh.
Bức kia là một tờ giấy vuông rất to và chói lòa những huy hiệu khủng khiếp của Đức ông Giáo chủ Quận công.
Vừa nhìn thấy bức thư nhỏ trái tim D' Artagnan đã nhảy lên bởi chàng đã nhận ra nét chữ, và cho dù mới chỉ được nhìn nét chữ ấy có một lần, nó vẫn còn được ghi nhớ tận đáy lòng đấy.
Chàng cầm lấy bức thư nhỏ, bóc ngay ra đọc:
"Thứ tư tới, ông hãy đi dạo từ sáu đến bảy giờ tối, trên đưòng Sayô, và chú ý nhìn vào những xe ngựa bốn bánh đi qua nhưng nếu ông quan tâm đến tính mạng của mình và đến tính mạng của những con người yêu ông, thì đừng nói một câu, đừng làm một hành động gì để có thể làm người ta tin rằng ông đã nhận ra người đang dám hứng chịu mọi điều để được nhìn thấy ông một lát".
Không ký tên.
Một cái bẫy đấy - Athos nói - Đừng đi, D' Artagnan.
- Thế nhưng hình như tôi nhận ra nét chữ.
- Có thể là giả mạo thôi - Athos nói tiếp - Vào lúc sáu bảy giờ, lúc đó đường Sayô vắng ngắt, chả khác gì cậu đi dạo ở rừng Bôngđy.
- Nhưng nếu đi tất cả chúng ta? - D' Artagnan nói - Mẹ kiếp!
- Chả lẽ chúng ăn tươi nuốt sống được cả bốn chúng ta, lại còn bốn người hầu, rồi ngựa, rồi vũ khí nữa? - Mà cũng sẽ là dịp để cho biết quân trang của ta chứ - Porthos nói.
- Nhưng nếu đúng là một người đàn bà viết - Athos nói - và người đàn bà ấy lại không muốn bị nhìn thấy, thử nghĩ xem như vậy có phải là làm hại người ta không, D' Artagnan, cái đó không xứng với tư cách một nhà quý tộc.
- Thì chúng ta sẽ đứng ở phía sau, một mình D' Artagnan tiến lên trước.
- Nhưng nhỡ một phát súng ngắn sẽ bắn ra từ một eỗ xe phi nước đại phóng qua.
- Ồ, - D' Artagnan nói - Bắn trúng thế nào được tôi, và chúng ta sẽ đuổi kịp chiếc xe, sẽ giết sạch những đứa trong xe. Như thế lại càng bớt đi kẻ thù.
- Cậu ấy nói đúng đấy - Porthos nói - Đánh nhau thôi! Ta thử vũ khí một thể.
- Ờ thì vui vẻ một chút vậy? - Aramis nhẹ nhàng và uể oải nói.
- Tùy các cậu thôi - Athos nói.
- Thưa các vị - D' Artagnan nói - Bây giờ là bốn giờ rưỡi. Chúng ta còn kịp vào lúc sáu giờ đã ở trên đường Sayô.
- Mà, nếu chúng ta ra đấy muộn quá, họ sẽ không gặp chúng ta, thế thì tiếc lắm. Vậy chuẩn bị đi là vừa.
- Nhưng còn bức thư thứ hai - Athos nói - cậu quên rồi à, tôi thấy hình như dấu xi cũng tỏ ra đáng bóc ra xem rồi. Còn như tôi, D' Artagnan thân mến ạ, tôi tuyên bố với cậu là mình quan tâm đến nó hơn là mẩu giấy lăng nhăng cậu vừa luồn nhẹ vào ngực cậu đấy.
D' Artagnan đỏ mặt nói:
- Thôi được. Để xem Đức ông muốn gì ở tôi nào.
Rồi bóc thư đọc:
"Ông D' Artagnan, vệ binh của nhà Vua, thuộc đại đội ông des Essarts, có mặt tại dinh Đức Giáo chủ lúc tám giờ.
La Hudnie
Đại úy cận vệ.
- Mẹ kiếp! - Athos nói - Một cuộc hẹn đáng gờm khác hẳn cuộc hẹn kia.
- Xong cuộc hẹn kia, tôi sẽ đến cuộc hẹn này - D' Artagnan nói - Một cuộc lúc bảy giờ. Một cuộc lúc tám giờ. Vẫn đủ thì giờ để đến cả hai.
- Hừm! Tôi thì tôi không đi đâu - Aramis nói - Một kỵ sĩ hào hoa không thể để lỡ hẹn với một người đàn bà. Nhưng một nhà quý tộc thận trọng có thể cáo lỗi để khỏi đến gặp Đức ông, nhất là khi lại có lý do nào đấy để tin là không phải đến để được ban khen.
- Tôi tán thành ý kiến của Aramis - Porthos nói.
D' Artagnan trả lời:
- Thưa các vị, tôi đã nhận được lời mời tương tự của Đức ông do ông De Cavoa chuyển đến, tôi đã phớt lờ và hôm sau tôi gặp ngay một đại bất hạnh! Nàng Constance biến mất. Muốn ra sao thì ra, tôi cũng cứ đến.
- Đã nhất định như thế - Athos nói - thì cứ đi.
- Nhưng còn ngục Bastille? - Athos nói.
- Thế ư? Thế thì các anh sẽ lôi tôi ra.
- Chắc chắn rồi - Aramis và Porthos cùng trả lời thẳng băng như thể không có gì đơn giản hơn thế - Chắc chắn là chúng mình phải lôi cậu ra rồi. Nhưng, trong khi chờ đợi, vì ngày kia chúng ta phải đi rồi, tốt nhất cậu đừng có đùa với ngục Bastille đó.
- Ta làm thế này tốt hơn - Athos nói - Không rời khỏi cậu ấy tối nay. Mỗi người đợi cậu ấy ở một cửa lâu đài kèm thêm ba lính ngự lâm đằng sau nữa. Nếu ta thấy một chiếc xe nào đi ra mà cửa xe đóng hoặc đáng ngờ, là ta nhẩy bổ lên. Mà cũng đã lâu rồi ta không kiếm cớ sinh sự với bọn cận vệ của Giáo chủ, ông De Treville lại tưởng chúng ta chết cả rồi.
- Dứt khoát Athos sinh ra là để làm đại tướng rồi - Aramis nói - Các vị thấy kế hoạch ấy thế nào?
- Tuyệt vời! - Tất cả đều đồng thanh hô lên.
- Vậy thì! - Porthos nói - Tôi chạy về dinh trại, báo cho các bạn tôi chuẩn bị sẵn sàng vào lúc tám giờ cho cuộc hẹn sẽ diễn ra ở quảng trường Lâu đài Giáo chủ, còn các anh, bảo bọn người hầu gióng yên cương đi.
- Nhưng tôi, tôi không có ngựa - D' Artagnan nói - Tôi sẽ mượn một con ở chỗ ông De Treville vậy.
- Không cần thiết - Aramis nói - Cậu lấy một con ở chỗ tôi.
- Vậy anh có những bao nhiêu đấy - D' Artagnan hỏi.
- Ba con - Aramis mỉm cười trả lời.
- Bạn thân mến, Athos nói - thế thì cậu chắc chắn là nhà thơ cao giá nhất nước Pháp và xứ Nava rồi. Nghe đây, Aramis thân mến, cậu không biết làm gì với những ba con ngựa, có phải không? Thế thì tôi không hiểu sao cậu lại đi mua những ba con.
- Không, con thứ ba mới được dắt đến cho tôi do một gia nhân không mặc quần áo hầu cũng không muốn nói mình là người của ai, mà chỉ khẳng định là tuân lệnh của ông chủ…
- Ông chủ hay bà chủ - D' Artagnan ngắt lời.
- Chuyện đó không quan trọng - Aramis đỏ mặt lên - Và khẳng định với tôi, tôi muốn nói, tuân lệnh của bà chủ buộc con ngựa đó vào chuồng ngựa của tôi, không được nói nó từ đâu đến.
- Chỉ đối với những nhà thơ, mới có được những chuyện đó! - Athos nghiêm trang nói.
- Thôi được, trường trường hợp ấy, D' Artagnan nói - Anh sẽ cưỡi con nào, con anh mua hay con người ta tặng?
- Tất nhiên con người ta tặng rồi. Cậu hiểu chứ, tôi không thể làm cái chuyện vô sỉ ấy…
- Với người trao tặng xa lạ - D' Artagnan nói tiếp.
- Hay người đàn bà trao tặng bí ẩn - Athos nói.
- Vậy con anh đã mua trở nên không cần thiết?
- Gần như thế.
- Và tự anh chọn lấy?
- Một cách cẩn thận nhất. Cậu biết đấy, sự an toàn của một kỵ sĩ hầu như luôn phụ thuộc vào con ngựa của mình.
- Vậy thì, anh hãy để lại cho tôi với giá anh mua?
- Tôi đang định tặng cậu, D' Artagnan thân mến ạ, chuyện vặt, bao giờ cậu trả tôi thì trả.
- Anh mua giá bao nhiêu?
- Tám trăm quan.
- Vậy đây là bốn mươi đồng pitxtôn đôi bạn thân mến - D' Artagnan vừa nói vừa lấy tiền trong túi ra - Tôi biết tiền này là tiền trả cho thơ của anh.
- Cậu giàu gớm nhỉ? - Aramis nói.
- Giàu, đại phú ấy chứ!
- Và D' Artagnan lắc số pitxtôn còn lại xủng xoảng trong túi.
- Sai đem bộ yên của cậu đến dinh trại Ngự lâm quân, rồi đưa ngay ngựa của cậu về đây.
- Tốt lắm. Nhưng sắp năm giờ rồi. Ta mau lên thôi.
Mười lăm phút sau, Porthos hiện ra ở đầu phố Fréjus trên con ngựa nòi Tây Ban Nha cực đẹp. Mousqueton theo sau trên con ngựa vùng Ôvécnhơ, nhỏ nhưng rất đẹp, Porthos rạng rõ mềm vui và kiêu hãnh.
Đồng thời Aramis cũng hiện ra ở đầu phố đằng kia, trên một con thiên lý mã Anh quốc tuyệt đẹp. Bazin theo sau trên con ngựa đốm dắt theo một con ngựa Mếchklembua Đức vạm vỡ, chính là con của D' Artagnan.
Hai chàng ngự lâm gặp nhau ở cửa nhà Athos và D' Artagnan qua cửa sổ đang nhìn họ.
- Quỷ thật! - Aramis nói - Porthos thân mến, cậu có con ngựa thật lộng lẫy.
Porthos trả lời:
- Ử nó chính là con ngựa người ta phải gửi cho mình ngay lúc đầu. Lão chồng giở trò đểu thay nó bằng con khác, nhưng lão ta đã bị trừng phạt và mình đã hoàn toàn toại nguyện.
Planchet và Grimaud cũng lần lượt xuất hiện, tay dắt ngựa của chủ, D' Artagnan và Athos đi xuống, nhảy lên yên, đến gần các đồng đội, rồi cả bốn cùng lên đường. Athos trên lưng ngựa nhờ nhẫn của vợ, Aramis trên con ngựa người tình trao, Porthos, ngựa lấy của bà biện lý, và D' Artagnan trên con ngựa có được nhờ vận may của người tình coi là tốt nhất.
Những người hầu đi theo.
Như Porthos đã nghĩ, cuộc diễu hành người ngựa có hiệu quả tốt. Và nếu bà Coquenard gặp Porthos đường bệ trên con tuấn mã Tây Ban Nha, có nhẽ bà ta sẽ không tiếc việc bà ta đã làm rỉ máu chiếc két sắt của chồng mình.
Đến gần điện Louvre, bốn người bạn gặp ông De Treville, từ cửa ô Saint Jean Germain trở về. Ông ngăn họ lại để chúc mừng việc sắm sửa quân trang của họ. Một lát thôi, đã có hàng trăm kẻ vô công rồi nghề xúm lại quanh họ.
D' Artagnan nhân dịp này nói với ông De Treville về bức thư có dấu niêm phong đỏ lớn và có gia huy tước công. Tất nhiên về bức thư kia, chàng không hé một lời.
Ông De Treville tán thành quyết định của chàng và bảo đảm với chàng, nếu ngày mai không thấy chàng trở về ông sẽ có cách, tìm chàng dù bất kỳ chàng ở đâu.
Đúng lúc đó, đồng hồ nhà thờ Samaritain điểm sáu giờ, bốn người bạn vin cớ có cuộc hẹn, cáo lui ông De Treville.
Phi ngựa một lúc họ đã ở trên con đường Sayô. Trời bắt đầu tà, xe cộ đi qua đi lại, D' Artagnan giữ khoảng cách với các bạn vài bước, phóng mắt nhìn sâu vào trong các cỗ xe, chẳng thấy một khuôn mặt quen thuộc nào cả.
Cuối cùng, sau mười lăm phút chờ đợi, và hoàng hôn đã buông xuống hoàn toàn, một chiếc xe hiện ra từ đường Sevre phi nước đại đến. Một dự cảm báo trước cho D' Artagnan rằng chiếc xe đó có người đã hẹn chàng. Chàng trai trẻ hết sức ngạc nhiên khi cảm thấy tim mình đập mạnh đến thế. Hầu như ngay tức thì, đầu một người đàn bà thò ra khỏi cửa xe, hai ngón tay đưa lên miệng như thể dặn dò hãy lặng im hoặc như để gửi một cái hôn, D' Artagnan khẽ kêu lên một tiếng vui mừng, người đàn bà đó, hay đúng hơn là sự hiện diện đó, bởi chiếc xe vút qua quá nhanh như một ảo ảnh, đó là bà Bonacieux.
D' Artagnan nhớ lại lời dặn dò đó: "Nếu ông quan tâm đến mạng sống của ông và của những người yêu ông, ông hãy lặng im như thể ông không trông thấy cái gì hết".
Chàng dừng lại, run lên không phải vì mình mà là vì người đàn bà rõ ràng dám xả thân trong hiểm họa lớn lao để trao cho chàng cuộc hẹn hò này.
Chiếc xe tiếp tục đường đi của nó với hết tốc lực về phía Paris và biến mất.
D' Artagnan vẫn đứng đó, ngớ ra, và không biết nghĩ thế nào nữa. Nếu đó đúng là bà Bonacieux và nếu nàng trở về Paris thật, tại sao lại là cuộc hẹn hò trốn tránh, tại sao lại chỉ là một sự trao đổi đơn thuần trong ánh mắt, tại sao chỉ chiếc hôn gió mà thôi? Mặt khác, nếu không phải là nàng, mà có thể thế lắm chứ, vì trời không còn sáng mấy làm cho rất dễ nhìn nhầm, nếu không phải là nàng, chẳng phải đây là sự bắt đầu một thủ đoạn dựng lên chống lại chàng bằng cái mồi là người đàn bà mà người ta biết chàng yêu hay sao?
Ba người bạn lại gần chàng. Cả ba hoàn toàn trông thấy đầu người đàn bà hiện ra ở cửa xe, nhưng không ai trong họ, trừ Athos, quen biết bà Bonacieux. Ý kiến của Athos, thì đúng là nàng nhưng chàng ít quan tâm hơn D' Artagnan đến bộ mặt xinh đẹp đó mà còn tin là đã nhìn thấy một cái đầu thứ hai, đầu đàn ông ở tít mãi trong xe.
- Nếu là như vậy - D' Artagnan nói - chắc là chúng chuyển nàng từ nhà tù này sang nhà tù khác. Nhưng chúng định làm gì con người đáng thương ấy, và làm thế nào để tôi gặp lại được nàng đây?
- Cậu bạn này - Athos nghiêm trang nói - Hãy nhớ chỉ có người chết mới không gặp được ở trên đời thôi. Cậu cũng biết ít nhiều về chuyện đó như tôi, có phải không? Mà nếu người tình của cậu không chết, nếu nàng chính là người mà chúng ta vừa nhìn thấy thì ngày một ngày hai cậu sẽ tìm lại được nàng. Và có lẽ Chúa ơi - chàng nói tiếp với cái giọng chán đời riêng có ở chàng - có lẽ còn gặp sớm hơn là cậu muốn cũng nên.
Đồng hồ điểm bẩy giờ rưỡi, chiếc xe đến chậm hai mươi phút. Các bạn nhắc D' Artagnan, chàng còn có một cuộc thăm viếng nữa, đồng thời lưu ý chàng vẫn còn thì giờ để hủy bỏ.
Nhưng D' Artagnan vứa bướng bỉnh vừa tò mò. Chàng nghĩ nhất định mình sẽ đến Lâu đài Giáo chủ và chàng sẽ biết được Đức ông muốn nói gì với mình. Vậy nên không gì có thể làm chàng thay đổi được quyết định của mình.
Đến phố Thánh Ônôrrê và quảng trường Lâu đài Giáo chủ, cả mười hai người lính ngự lâm được mời đến đang dạo quanh chờ đồng bạn. Chỉ tới đây, họ mới giải thích cho những người này vấn đề là chuyện gì.
D' Artagnan được biết đến rất nhiều trong đơn vị ngự lâm được trọng vọng của nhà Vua, và họ đều biết sẽ có ngày chàng đứng vào hàng ngũ đó. Họ đã coi chàng như một đồng đội trước rồi. Từ những tiền lệ ấy, ai nấy đều nhiệt tình nhận nhiệm vụ mình được mời làm, hơn nữa, rất có thể, được dịp trả đũa Giáo chủ và bọn người của ông ta một vố, và đối với những việc chinh chiến như thế, các nhà quý tộc uy tín ấy bao giờ cũng sẵn sàng.
Athos chia họ làm ba nhóm, chàng chỉ huy một nhóm, nhóm thứ hai giao cho Aramis và nhóm thứ ba cho Porthos rồi mỗi nhóm phục kích ở trước một lối ra.
D' Artagnan về phần mình hiên ngang đi vào qua cổng chính.
Cho dù cảm thấy được yểm trợ mạnh mẽ, chàng không phải không lo lắng khi leo từng bước lên cầu thang lớn. Việc chàng đối xử với Milady ít nhiều giống như một sự phản bội, và chàng ngờ có những mối quan hệ chính trị giữa người đàn bà đó với Giáo chủ. Thêm nữa, De Wardes, người mà chàng suýt giết chết lại là một trong số người trung thành với Đức ông, và D' Artagnan biết nếu như Đức ông tàn bạo với kẻ thù, thì với bạn bè, ông lại rất gắn bó.
D' Artagnan lắc đầu tự nhủ: "Nếu De Wardes đã kể hết mọi việc của bọn ta với Giáo chủ, mà chắc là như thế, và nếu Giáo chủ nhận ra, có thể như thế lắm, ta phải coi mình gần như một kẻ đã bị tuyên án. Nhưng tại sao ông ta lại chờ đến tận hôm nay? Hoàn toàn đơn giản thôi, Milady chắc đã khiếu nại chống ta, làm bộ vô cùng đau khổ khiến càng thêm dễ thương. Và thế là cái tội cuối cùng này chắc sẽ làm tràn bình nước.
May thay, chàng nghĩ thêm, những bạn tốt của ta đều ở dưới kia. Họ sẽ không để chúng mang ta đi mà không bảo vệ ta. Tuy nhiên đại đội ngự lâm quân của ông De Treville không thể tự mình gây chiến với Giáo chủ, kẻ bố trí lực lượng của toàn nước Pháp, và đứng trước ông ta, Hoàng hậu thì bất lực, và nhà Vua cũng không đủ quyết tâm. D' Artagnan, này anh bạn, cậu can trường, cậu có những phẩm tính ưu việt, nhưng đàn bà sẽ làm cậu nguy khốn!"
Chàng đi đến kết luận đáng buồn ấy, khi bước vào tiền sảnh.
Chàng trao bức thư của mình cho nha môn, người này dẫn chàng vào phòng đợi, rồi vào sâu mãi phía trong.
Trong phòng đợi, có năm hoặc sáu vệ binh của Giáo chủ, và đều nhận ra D' Artagnan và biết chính là chàng đã làm bị thương De Jussac, nhìn chàng bằng một nụ cười đặc biệt.
Nụ cười đó có vẻ là một điềm gở. Có điều, chàng Gascogne không phải dễ bị dọa nạt, hoặc đúng hơn nhờ lòng kiêu hãnh lớn bẩm sịnh của dân xứ ấy, chàng không dễ để nhận ra những gì đang diễn ra trong tâm hồn mình, khi mà cái điều đang diễn ra ấy giống như một sự sợ hãi. Chàng hiên ngang đứng trụ, tay chống nạnh, thái độ không thiếu vẻ đường bệ.
Viên nha môn quay lại và ra hiệu cho D' Artagnan đi theo hắn. Chàng thấy hình như khi nhìn chàng đi khỏi, bọn cận vệ xì xào gì với nhau.
Chàng đi theo một hành lang, xuyên qua một phòng khách vào một thư viện và thấy trước mặt là một người ngồi trước một bàn giấy và đang viết.
Viên nha môn dẫn chàng vào rồi rút lui không nói một câu.
D' Artagnan vẫn đứng và quan sát người kia.
Lúc đầu, D' Artagnan cứ tưởng mình có việc với một nhân viên thẩm phán nào đó đang nghiên cứu hồ sơ của mình, nhưng chàng thấy người ngồi bàn giấy viết hoặc đúng hơn là đang chữa những câu dài ngắn khác nhau, vừa ngắt nhịp các từ theo các ngón tay. Chàng thấy mình đang đứng trước mặt một nhà thơ.
Một lát sau, nhà thơ gấp lại bản thảo trong một bìa ngoài có đề "Miaram, bi kịch năm hồi" và ngẩng đầu lên.
D'Artagnan nhận ra là Giáo chủ.
Alexandre Dumas
Ba người lính ngự lâm
Dịch giả: Nguyễn Bản
Danh sách chương